Đánh giá về vấn đề công bố thông tin tại Việt Nam và vận dụng kinh

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 62)

kinh nghiêm của Pháp cho Việt Nam.

Đánh giá chung về vấn đề công bố thông tin tại các công ty cổ phần tại Việt Nam là chậm trễ, không rõ ràng và không minh bạch. Các công ty Việt Nam hoặc không muốn hoặc không sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ các thông tin khi có yêu cầu. Điều này rất nguy hiểm, với nội bộ công ty, các cổ đông, nhân viên không năm được tình hình tài chính, hoạt động quản lý của công ty, điều đó cũng có nghĩa họ không nắm được lỗ lãi số tiền của họ và số tiền đó đang được dùng ở đâu, cho việc gì. Cũng như vậy, với bên ngoài, thông tin của công ty không minh bạch, điều này ảnh hưởng xấu đên tâm lý an tâm của nhà đầu tư, và tất nhiên, không an tâm các nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng khi đầu tư vào công ty

Luật công ty của Pháp quy định rất cụ thể về vấn đề này, điều đó giúp cho hoạt động của công ty dễ dàng hơn. Thông tin đầy đủ sẽ giúp cho công ty có được hình ảnh tốt với chính nhân viên của mình và với bên ngoài.

Theo luật của Pháp quy định cụ thể việc công khai thông tin cho nhiều đối tượng đó là công bố thông tin cho cổ đông, cho nhân viên trong công ty và cho các phương tiện thông tin đại chúng. Nên chăng, chúng ta cũng cần tham khảo cách làm này của Pháp bằng việc quy định rõ ràng việc công khai thông tin cho nhiều đối

41Behdad Nowroozi, Đánh giá tình hình quản trị công ty tại Việt Nam. ULR:

http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:0_MdHQtRe4J:www.worldbank.org/ifa/rosc_cg_vietnam_vn m.pdf+sai+tr%C3, truy cập ngày 24/-3/2010 lúc 21:15PM

http://svnckh.com.vn 63

tượng khác nhau, ví dụ như ngoài cổ đông còn cung cấp thông tin cho các công nhân viên, cơ quan quản lý…

Hơn nữa, tại Pháp liên quan đến việc cho phép doanh nghiệp huy đông vốn từ công chúng là Cơ quan Quản lý các thị trường tài chính Pháp (Autorité des marchés financiers – AMF – một tổ chức tài chính độc lập được thành lập vào tháng 8/2003) sẽ giám sát tất cả thông tin quảng cáo của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động chào bán trong thời hạn ba tháng kể từ ngày công bố bản cáo bạch. Theo ông Bruno Gizard, Phó tổng thư ký của AMF, tại Pháp cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương tiện thông tin đại chúng chỉ để truyền tải những thông tin tốt cho mình (tương tự như Việt Nam) vì thế AMF có trách nhiệm phải giám sát thông tin của doanh nghiệp, để đảm bảo nhà đầu tư được nhận thông tin đầy đủ và cân bằng trước khi doanh nghiệp được phép phát hành chứng khoán để huy động vốn42.

Để đảm bảo tính chuẩn mực của cáo bạch, AMF quy định bản cáo bạch của doanh nghiệp phải có 3 đối tượng cùng liên đới chịu trách nhiệm gồm: người công bố thông tin (thông thường là người lãnh đạo doanh nghiệp), kiểm toán viên độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư. Ngoài ra, AMF cũng phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện ra những sai sót cơ bản trong bản cáo bạch của doanh nghiệp mà đáng ra phải phát hiện được. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chún, doanh nghiệp Pháp cũng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ hàng quý, 6 tháng và một năm. Những báo cáo này phải được gửi đồng thời đến cơ quan quản lý và nhà đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Từ những kinh nghiệm minh bạch hóa thông tin tại Pháp đã trình bày ở trên, chúng ta có thể tham khảo để cải thiện tốt hơn chất lượng thông tin công bố dựa trên những giải pháp chung là hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường công tác giám sát và tăng cường ý thức công bố thông tin của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, sự công khai, minh bạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp nói chung, trong quản trị doanh nghiệp nói riêng, không còn là vấn đề nội bộ của

42Học cách minh bạch thông tin của người Pháp. ULR: http://www.vinacorp.vn/news/hoc-cach-minh-bach- thong-tin-cua-nguoi-phap/ct-290907, truy cập ngày 25/04/2010 lúc 22:10 PM

http://svnckh.com.vn 64

doanh nghiệp mà đã thực sự trở thành nhu cầu, đòi hỏi bức xúc của toàn xã hội; là điều kiện tiên quyết và mang tính quyết định tới việc phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp vào thị trường trong nước, khu vực và thế giới; là cơ chế hữu hiệu để doanh nghiệp tự cải tổ, chỉnh đốn về tổ chức và hoạt động để tăng cường sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy, hoạt động quản trị doanh nghiệp cần được công khai, minh bạch hoá. Những người có trách nhiệm trong quản trị doanh nghiệp, cần tiến hành mọi hoạt động cần thiết để bảo đảm công khai các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những thông tin có liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông trong doanh nghiệp.

CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN

LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 3.1. Định hƣớng hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phần.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 là văn bản pháp lý quan trọng quy định một cách cụ thể và chi tiết hoạt động quản lý và điều hành các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam trong đó có công ty cổ phần. Để phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với hệ thống các doanh nghiệp trên các mặt như: định hướng phát triển, xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách quản lý trong nội bộ công ty, hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán, đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiểu số… Luật Doanh nghiệp năm 2005 nói chung, các quy định pháp lý (của Luật) điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần nói riêng đã góp phần tạo ra sự

ại hình doanh nghiệp đang không ngừng phát triển này trong thực tiễn. Tuy nhiên, các kết quả phân tích và đánh giá trong chương II đã chỉ ra rằng: cùng với sự phát triển một cách sinh động và năng động của các công ty cổ phần đã khiến cho một số quy định pháp lý về quản lý và điều hành loại công ty này còn có một số điểm bất cập, cần được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các quy định và toàn bộ văn bản pháp lý quan trọng này. Nội dung và quá trình hoàn thiện các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần ở nước ta trong thời gian tới

http://svnckh.com.vn 65

công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2005, do đó việc hoàn thiện các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần cần được tiến hành đồng bộ với các loại hình doanh nghiệp khác, hay nói cách khác cần sửa đổi, bổ sung (tức hoàn thiện) Luật doanh nghiệp một cách đồng bộ và tổng thể sau 5 năm thực hiện.

Thứ hai, Luật doanh nghiệp là một văn bản pháp lý bao trùm đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp. Do đó, sau khi văn bản luật này được Quốc hội thông qua, Chính phủ cần ban hành các nghị định hướng dẫn tiêu chí tổ chức quản lý, hoạt động củ ại hình doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Thứ ba, Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu và rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy hệ thống luật pháp Việt Nam nói chung, Luật doanh nghiệp 2005 riêng cần có sự nghiên cứu, tham khảo và kế thừa những quy định pháp lý tiến bộ, tích cực của hệ thống luật pháp các nước phát triển, tiêu biểu như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản…

Thứ tư, các quy định pháp lý điều chỉnh một loại hình doanh nghiệp là tập hợp hệ thống các văn bản pháp lý từ các bộ luật được Quốc hội thông qua đến các văn bản dưới luật do Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan ban hành và cuối cùng là các quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần do Ban điều hành xây dựng và được Đại hội cổ đông thông qua. Vì vậy, tùy theo tính đại diện và phổ biến của các hiện tượng kinh tế phát sinh trong thực tiễn trong quá trình vận hành hoạt động loại hình doanh nghiệp này để có hướng đề xuất hoàn thiện các quy định pháp lý ở cấp độ phù hợp.

Thứ năm, để các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phần có hiệu lực và hiệu quả thực thi cao trong thực tiễn, những người soạn thảo và xây dựng các quy định pháp lý này cần tham khảo và tiếp thu ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau, đại diện cho những quyền và lợi ích hợp pháp khác nhau của các nhóm đối tượng như các cổ đông, các nhà quản lý, đại diện người lao động trong công ty, các nhà tư vấn pháp luật, các hiệp hội, các nhà nghiên cứu…

Thứ sáu, hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phần không chỉ dựa trên cơ sở luật gốc là Luật doanh nghiệp mà cần có sự tham chiếu các bộ luật có liên quan khác của Việt Nam như Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật đầu tư,

http://svnckh.com.vn 66

Luật lao động, Luật Thương mại… và các quy định của các định chế pháp lý quốc tế như: Tổ chức thương mại thế giới, Tổ chức lao động thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế…

Đảng và Nhà nước đã và đang tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển không hạn chế về quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm, đồng thời hoàn thiện hệ thống quản lý để doanh nghiệp có thể vận hành một cách tốt nhất, tránh được các tranh chấp nội bộ trong công ty.

3.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý và nhằm thực hiện đúng luật về quản lý và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam.

3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý 3.2.1.1 Về cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông 3.2.1.1 Về cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông

Thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông gồm có đại hội thường niên và đại hội bất thường. Đại hội thường niên họp mỗi năm một lần nhưng không được quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp, lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thời gian và địa điểm họp, gửi thông báo mời họp tới từng cổ đông có quyền dự họp. Công ty cổ phần luôn có một vấn đề nổi trội là sự tranh giành quyền lực giữa các thành viên công ty, chỉ một sự không rõ ràng có thể dẫn đến tranh chấp, kiện tụng. Luật doanh nghiệp lại quy định vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông nói riêng và các vấn đề khác nói chung lại không rõ ràng, đôi khi giữa Luật và các văn bản dưới luật lại có sự mâu thuẫn. Vì vậy, luật cần quy định rõ ràng hơn :

Có thể lấy ví dụ như về điều kiện tiến hành cuộc họp Đại hội đổng cổ đông, công nhận cuộc họp Đại hội đổng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, thay cho tỷ lệ tối thiểu 65% tuy nhiên, nhiều công ty vẫn cho rằng phải đạt tỷ lệ 65% mới hợp pháp vì dựa theo cách hiểu tại một số công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.Rõ ràng, tồn tại một sự không nhất quán trong Luật và các văn bản dưới luật, do đó cần có sự xem xét điều chỉnh cho thống nhất, không gây sự không rõ nghĩa hay không rõ ràng cho các công ty.

http://svnckh.com.vn 67

Thứ hai, nhiều công ty Việt Nam chỉ cho cổ đông đăng ký dự họp và chỉ tính số lượng phiếu biểu quyết theo danh sách cổ đông tại thời điểm khai mạc cuộc họp. Điều này đã tước bỏ quyền lợi chính đáng của cổ đông. Về điều này thì luật Công ty của Pháp còn cho phép các cổ đông được biểu quyết qua thư, làm tăng vai trò và quyền lợi chính đáng của cổ đông hơn.

Thứ ba, về việc thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông, luật Công ty của Pháp quy định phải thông báo ít nhất trước 15 ngày, còn Luật Doanh nghiệp là chậm nhất là 7 ngày trước khi bắt đầu tiến hành họp. Việc luật quy định như vậy khiến cho các cổ đông có ít thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thông tin, nội dung buổi họp để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Hơn nữa các công ty ở Việt Nam thường xuyên chậm trễ trong việc gửi thông báo mời họp. Vì thế, nên quy định thời hạn thông báo họp sớm hơn nhằm tạo điều kiện cho các cổ đông có thời gian để nghiên cứu các thông tin cần thiết nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc họp.

3.2.1.2 Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ

Thứ nhất, về điều kiện tiến hành họp, luật Công ty của Pháp chỉ yêu cầu đối với Đại hội đồng thường niên lần thứ nhất là 25% cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai bất kể số cổ phần và số đại biểu tối thiểu như thế nào thì cuộc họp vẫn sẽ được tiến hành; đối với Đại hội đồng bất thường thì lần họp thứ nhất yêu cầu 50% cổ phần có quyền biểu quyết và lần thứ hai là 25%. Luật Doanh nghiệp chỉ quy định chung đối với cả Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường là 65% cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai là 51% và lần thứ ba vẫn được tiến hành bất kể số cổ phần và số đại biểu. Có thể thấy Luật công ty ở Pháp đã bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Bởi trên thực tế, nếu những người nắm giữ nhiều cổ phần trong công ty, khi họ có sai phạm thì Luật Công ty ở Pháp sẽ cho phép những cổ đông nhỏ có thể nói lên tiếng nói nhằm bảo vệ lợi ích của mình vì chỉ cần 25% cổ phần với Đại hội đồng cổ đông thường niên và 50% với Đại hội đồng bất thường. Cũng như thế, Luật Doanh nghiệp yêu cầu 65% cổ phần, điều này rất khó để các cổ đông nhỏ có thể tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông vì họ không nắm giữ số cổ phần lớn.

Thứ hai, về cơ cấu vốn cho phép một số cổ đông nắm giữ cổ phần, nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch, Luật Doanh nghiệp nên quy định tỉ lệ tối thiểu cổ phiếu phổ thông do một công ty cổ phần phát hành. Về cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, Luật doanh nghiệp nên quy định mọi cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký

http://svnckh.com.vn 68

kinh doanh. Việc bảo lưu quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông nhà nước (tổ chức do chính phủ uỷ quyền ) như hiện nay là không cần thiết, thiếu minh bạch và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cổ đông.

Tóm lại, khi chúng ta có những cơ chế đảm bảo quyền dự họp Đại hội cổ đông của

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)