Thực trạng hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 51)

Thực tế ở Việt Nam cho thấy Ban kiểm soát đã chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư. Do đó, rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ sự lép vế của Ban kiểm soát là rất lớn.

Trong thời gian qua, có rất nhiều việc làm sai trái của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông nhưng không hề có tiếng nói cảnh báo nào từ Ban kiểm soát cho đến khi sự việc bị phát hiện. Với tư cách là chủ sở hữu công ty và là người bầu ra Ban kiểm soát, chắc chắn cổ đông có lý do để bất bình về vai trò và chức năng của Ban kiểm soát. Trong vụ Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà, ông Phạm

http://svnckh.com.vn 52

Như Hóa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, sử dụng gần 18 tỉ đồng chơi chứng khoán bắt đầu từ tháng 8/2007, nhưng mãi đến tháng 4/2008 các cổ đông, kể cả cổ đông nhà nước (chiếm 51%) mới hay biết. Mà hay biết cũng không do kết quả của sự minh bạch hay công phát hiện của hệ thống kiểm soát mà là do đại hội cổ đông thường niên bất ngờ bị hoãn, các cổ đông bàn tán xôn xao nên nội vụ mới vỡ lở36. Vai trò của hệ thống kiểm soát ở đây nói chung và của ban kiểm soát nói riêng hầu như vắng bóng. Có thể có mấy khả năng xảy ra với ban kiểm soát của công ty: một là, ban kiểm soát có phát hiện và đã cảnh báo, đề xuất biện pháp ngăn chặn hành vi sai trái của ông chủ tịch; hai là, biết mà để mặc; và ba là hoàn toàn không hay biết. Khả năng thứ nhất khó xảy ra vì nếu xảy ra vụ việc đã được ngăn chặn. Như vậy, chỉ còn lại hai khả năng cuối và với khả năng nào đi chăng nữa ban kiểm soát cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc không làm tròn nhiệm vụ giám sát, cảnh báo của mình.

Hiện tượng trên không chỉ xảy ở Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà. Tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội (Seaprodex Hà Nội) vào ngày 19/4 mới đây, các cổ đông cũng rất bất ngờ khi nhận được báo cáo tài chính cho biết ban lãnh đạo công ty đã tự ý đưa trên 16 tỉ đồng để “đầu tư tài chính ngắn hạn”, mua cổ phần của một ngân hàng cổ phần hóa. Theo tính toán, với thời giá trên thị trường OTC hiện nay, khoản đầu tư này có thể gây lỗ tới 10 tỉ đồng. Các cổ đông - “ông chủ” của Seaprodex Hà Nội đã rất bức xúc khi một chủ trương kinh doanh như thế đã không được báo cáo công khai, giải trình rõ ràng. Trong vụ việc này, vai trò của ban kiểm soát cũng chẳng thấy đâu mặc dù nhìn vào điều lệ công ty họ có một vị trí rất quan trọng37.

Lập ra Ban kiểm soát để bảo vệ lợi ích cho mình nhưng đôi khi chính cổ đông lại không hiểu đúng vai trò của họ. Đại hội đồng cổ đông chỉ họp một, hai lần trong một năm và mỗi phiên họp thường diễn ra trong một ngày. Do đó, có trường hợp, do thời gian quá gấp rút, Đại hội đồng cổ đông chỉ kịp bầu ra Ban kiểm soát, và trao quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát. Được trao quyền này, lẽ dĩ nhiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ giới hạn quyền của Ban kiểm soát tới mức có thể

36 Theo ATPVietnam, Mía đường La Ngà kiện nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị dùng 17,7 tỉ chơi chứng khoán.

ULR:

http://tintuc.xalo.vn/00962786922/mia_duong_la_nga_kien_nguyen_chu_tich_hdqt_dung_17_7_ty_choi_ chung_khoan.html

37 “Khi hệ thống kiểm soát chỉ là hình thức”. ULR:

http://svnckh.com.vn 53

nhằm mở rộng quyền của mình. Trong một nghiên cứu mới đây của mình, TS. Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), cho rằng việc xem nhẹ vai trò giám sát đang làm cho nguy cơ lạm dụng quyền lực trong các doanh nghiệp trở nên rất cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ lớn sở hữu nhà nước38. Một trong những đặc điểm của các công ty cổ phần Việt Nam là quyền lực rất lớn tập trung vào tay các thành viên hội đồng quản trị. Họ vừa là cổ đông sở hữu lớn, lại được giao quyền quản lý, thậm chí chủ tịch hội đồng quản trị kiêm luôn giám đốc điều hành, người đại diện theo pháp luật.“Quyền lực cực lớn nhưng thường thiếu một cơ chế giám sát tương ứng”, ông Cung nhận xét. Thậm chí, theo quy định, vẫn cho phép tồn tại các công ty nhà nước không có hội đồng quản trị, không có ban kiểm soát. Hệ quả là, theo ông Cung, quyền lực trong các doanh nghiệp nói trên đang bị lạm dụng dưới nhiều hình thức để phục vụ cho lợi ích riêng của một số người. Một số hành vi lạm dụng quyền lực điển hình hiện nay tại các công ty cổ phần như: kiến nghị phát hành cổ phần ưu đãi cho thành viên hội đồng quản trị, tức thành viên hội đồng quản trị tự mình kiến nghị, rồi bỏ phiếu ưu đãi cho mình (đây thực chất là hành vi tước đoạt tài sản của công ty, của cổ đông thiểu số và cổ đông nhà nước); giao dịch nội gián và giao dịch với các bên có liên quan mà không công khai, minh bạch; lấy và sử dụng thông tin, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi… Hàng loạt vụ bê bối xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nước như vụ Lã Thị Kim Oanh, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Công ty Điện lực Tp.HCM… chính là hệ lụy của sự thiếu vắng một cơ chế kiểm soát quyền lực thực chất, hiệu quả.

Theo luật định, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Nghĩa là thành viên Ban kiểm soát sẽ chỉ là một người lao động bình thường, một nhân viên cấp thấp trong công ty. Trong vai trò kiểm soát viên, họ cần độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, còn trong vai trò người lao động, họ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Một câu hỏi đơn giản là trong hoàn cảnh này, Ban kiểm soát có thể độc lập kiểm soát hoạt động của công ty được không? Chắc chắn là không. Chính mâu thuẫn giữa hai vai trò này khiến cho thành viên Ban kiểm soát cùng lúc chịu nhiều áp lực và thông thường, họ sẽ chọn

38 “Khi hệ thống kiểm soát chỉ là hình thức”.

http://svnckh.com.vn 54

lựa vai trò người lao động vì dẫu sao, hàng tháng họ vẫn phải nhận tiền lương của công ty.

Vai trò của Ban kiểm soát chưa được các văn bản luật đề cao. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, văn bản do Ban kiểm soát ban hành về việc kiểm tra, giám sát chỉ có ý nghĩa cảnh báo. Ngay cả khi phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát chỉ có quyền yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Ban kiểm soát không có quyền sa thải người lao động nếu họ sai phạm.

Báo cáo của Ban kiểm soát thường được trình cho Đại hội cổ đông vào mỗi kỳ họp. Thời gian giữa các kỳ họp lại quá xa và như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không còn tính thời sự. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành về chế độ kế toán, các báo cáo hàng năm của công ty cổ phần phải nộp cho cơ quan thuế chỉ gồm bản cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính.

2.3.3. Đánh giá về hoạt động của Ban kiểm soát và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam

Ở Việt Nam, có thể thấy rằng hoạt động của Ban kiểm soát vẫn còn mang tính hình thức và kém hiệu quả. Điều này có thể lý giải bởi sự quy định không rõ ràng như nói ở trên và sự cố tình vi phạm của các công ty Việt Nam. Về hình thức, Ban kiểm soát thực hiện vai trò giám soát và kiểm soát nội bộ; trực tiếp giám sát Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành. Ban kiểm soát có vai trò và địa vị ngang hàng với Hội đồng quản trị, cùng chịu trách nhiệm trước cổ đông trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã bổ sung nhiều quy định với nội dung tương đối chi tiết và rõ ràng về địa vị pháp lý, cơ cấu, quyền và nhiệm vụ, cách thức hoạt động của Ban kiểm soát. Mục đích của sự thay đổi đó là nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Ban kiểm soát trong kiểm soát nội bộ công ty. Tuy vậy, thực tế cho đến nay có thể nói, kiểm soát nội bộ trong các công ty nói chung và công ty cổ phầnnói riêng vẫn còn hình thức và kém hiệu lực. Trước hết, thành viên Ban kiểm soát vẫn thường do chính các thành viên Hội đồng quản trị

http://svnckh.com.vn 55

chỉ định. Như trên đã nói, thành viên Hội đồng quản trị thường cũng chính là các cổ đông lớn, và họ tự bầu cho mình làm thành viên Hội đồng quản trị và đồng thời, có ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn và bầu thành viên Ban kiểm soát. Kiểu quản lý theo thuận tiện nói trên có lẽ cũng ảnh hưởng đến cách lựa chọn và bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát. Cho đến nay, thành viên Ban kiểm soát đều là người lao động trong công ty. Như vậy, họ chỉ là kiểm soát viên kiêm nhiệm, và nhiệm vụ chính của họ có lẽ không phải là thực hiện giám sát quản lý nội bộ công ty, mà là thực hiện các công việc với vai trò là người lao động trong công ty.

Hơn nữa hiệu quả hoạt động chưa cao do làm việc không thường xuyên, đa số thành viên Ban kiểm soát là kiêm nhiệm, có thể bao gồm cả những người không là cổ đông, không làm việc tại doanh nghiệp nên khó nắm bắt, kiểm soát tình hình kinh doanh của công ty.

Trách nhiệm pháp lý của Ban kiểm soát không được xác định rõ ràng: nếu công ty vi phạm pháp luật mà Ban kiểm soát không phát hiện ra thì có phải chịu trách nhiệm gì không? Hiện tại, không có qui định pháp luật nào buộc Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm vì sự thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Với các đặc điểm nói trên, Ban kiểm soát trên thực tế đã không làm được chức năng, nhiệm vụ như luật định; và trở nên hình thức, thường chỉ là người “đóng dấu” cho Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành mỗi khi cần thiết.

So sánh các quy định về Ban kiểm soát trong pháp luật về công ty cổ phần của Pháp và của Việt Nam có thể thấy một số khác biệt như sau:

Về số lượng thành viên Ban kiểm soát, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định từ 3- 5 thành viên trong đó Luật Công ty Pháp quy định nhiều hơn, từ 3 – 12, trừ trường hợp sáp nhập có thể lên tới 24 thành viên. Sự quy định của luật Pháp rõ ràng và cụ thể hơn khiến cho việc áp dụng thuận lợi hơn. Hơn nữa, số thành viên Ban kiểm soát theo luật Pháp cũng nhiều hơn cho thấy vai trò của Ban kiểm soát được đánh giá cao, nhiều thành viên Ban kiểm soát có thể thực hiện các công việc được đảm bảo.

Luật Công ty của Pháp quy định Ban kiểm soát phải là cổ đông và sở hữu cổ phần còn Luật Doanh nghiệp 2005 quy định họ có thể là cổ đông hoặc không. Việc quy định của

http://svnckh.com.vn 56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luật Pháp như vậy khiến cho thành viên Ban kiểm soát có trách nhiệm hơn trong việc giám sát hoạt động của công ty vì công ty có hoạt động tốt hay không đều có thể ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Thiết nghĩ, Việt Nam cũng nên quy định như vậy.

Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát, theo Luật công ty của Pháp, được quy định trong điều lệ công ty, nhưng không được quá 6 năm trong trường hợp bổ nhiệm trong đại hội cổ đông thường niên. Về vấn đề này, Luật doanh nghiệp 2005 quy định nhiệm kỳ từ 3-5 năm. Rõ ràng, cũng như vấn đề số lượng thành viên, luật của Pháp quy định cụ thể hơn và rõ ràng hơn. Luật Pháp cũng quy định cụ thể về vấn đề bầu thêm Ban kiểm soát trong trường hợp thiếu thành viên hay công ty có nhiều trụ sở còn Việt Nam không có quy định về vấn đề này. Điều này nên được thêm vào luật Việt Nam bởi nếu không, các công ty Việt Nam sẽ áp dụng một cách khác nhau và dễ dẫn đến tranh chấp. Luật Việt Nam không quy định về hợp đồng của Ban kiểm soát với công ty, Luật Pháp có quy định về vấn đề này. Đây là một vấn đề quan trọng cần được quy định vì hợp đồng sẽ là một căn cứ quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát.

2.4. Sự minh bạch trong công bố thông tin.

2.4.1. Quy định của pháp luật về công bố thông tin. 2.4.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam

Công ty cổ phần phải công bố thông tin về tình hình hoạt động làm ăn của công ty. Công ty cổ phần khác với các công ty khác ở chỗ số lượng cổ đông (người góp tiền vào công ty) không bị hạn chế. Công ty cổ phần chính là công cụ để huy động những đồng tiền nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong xã hội và giao nó cho người có tài kinh doanh để có thể sử dụng theo cách có hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, mệnh giá của một cổ phầntheo Luật doanh nghiệp có thể do Điều lệ qui định, hiện nay nhiều công ty lấy mệnh giá 100.000 VNĐ hay 1 triệu VNĐ.

Như vậy, số tiền để có thể tham gia vào công ty cổ phần là không lớn. Nói cách khác mọi người có thể tham gia vào công ty cổ phần một cách khá dễ dàng. Xuất phát từ chỗ mỗi cổ phần để tham gia vào công ty giá trị không nhiều, do vậy để tạo nên dòng thác tư bản lớn thì một cách tất yếu bản thân công ty phải có những cách để thu hút càng nhiều người góp vốn càng tốt. Hơn nữa, với việc góp vốn vào công ty, bản thân người đầu tư đã chấp nhận việc giao tiền của mình cho những người chuyên nghiệp quản lí và sử dụng số tiền đó.

http://svnckh.com.vn 57

Công ty cổ phần với cơ chế tách bạch giữa sở hữu và quản lí đã khiến bản thân người đã bỏ tiền vào công ty không biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào? Để tạo nên cơ chế bảo vệ cho người bỏ tiền ra đầu tư cũng như để họ có thể kiểm soát được đồng vốn của mình pháp luật đòi hỏi công ty có nghĩa vụ phải công bố các thông tin về hoạt động của mình. Việc công bố thông tin này nhằm hai mục đích:

Một là để người đã bỏ vốn vào công ty biết quá trình sử dụng vốn như thế nào? Qua đó người bỏ vốn sẽ cân nhắc ra các quyết định tiếp tục để vốn cho công ty sử dụng hay thu hồi vốn về.

Hai là việc công bố thông tin sẽ là cơ sở để cho những người có nhu cầu đầu tư biết mà lựa chọn để ra quyết định đầu tư. Nếu thấy công ty nào làm ăn có lời thì nhà đầu tư lựa chọn.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy đã có cơ sở để công ty thực hiện việc cung cấp thông tin không trung thực. Việc cung cấp thông tin không trung thực có thể theo hai cách: làm cho thông tin "đẹp" hơn hoặc cũng có thể làm thông tin "xấu" đi với những mục

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 51)