Thứ nhất, về điều kiện tiến hành họp, luật Công ty của Pháp chỉ yêu cầu đối với Đại hội đồng thường niên lần thứ nhất là 25% cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai bất kể số cổ phần và số đại biểu tối thiểu như thế nào thì cuộc họp vẫn sẽ được tiến hành; đối với Đại hội đồng bất thường thì lần họp thứ nhất yêu cầu 50% cổ phần có quyền biểu quyết và lần thứ hai là 25%. Luật Doanh nghiệp chỉ quy định chung đối với cả Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường là 65% cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai là 51% và lần thứ ba vẫn được tiến hành bất kể số cổ phần và số đại biểu. Có thể thấy Luật công ty ở Pháp đã bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Bởi trên thực tế, nếu những người nắm giữ nhiều cổ phần trong công ty, khi họ có sai phạm thì Luật Công ty ở Pháp sẽ cho phép những cổ đông nhỏ có thể nói lên tiếng nói nhằm bảo vệ lợi ích của mình vì chỉ cần 25% cổ phần với Đại hội đồng cổ đông thường niên và 50% với Đại hội đồng bất thường. Cũng như thế, Luật Doanh nghiệp yêu cầu 65% cổ phần, điều này rất khó để các cổ đông nhỏ có thể tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông vì họ không nắm giữ số cổ phần lớn.
Thứ hai, về cơ cấu vốn cho phép một số cổ đông nắm giữ cổ phần, nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch, Luật Doanh nghiệp nên quy định tỉ lệ tối thiểu cổ phiếu phổ thông do một công ty cổ phần phát hành. Về cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, Luật doanh nghiệp nên quy định mọi cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký
http://svnckh.com.vn 68
kinh doanh. Việc bảo lưu quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông nhà nước (tổ chức do chính phủ uỷ quyền ) như hiện nay là không cần thiết, thiếu minh bạch và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cổ đông.
Tóm lại, khi chúng ta có những cơ chế đảm bảo quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ là chúng ta bước đầu thực hiện quyền của họ. Bởi quyền dự họp Đại hội cổ đông là nền tảng để cổ đông nhỏ thực hiện các quyền khác của mình. Nhưng thực tế, quyền dự họp đang trở thành vấn đề nóng bỏng do các công ty cổ phần đang vi phạm. Thiết nghĩ, chúng ta cần chấn chỉnh lại việc thực thi Luật Doanh nghiệp, sau đó phải có định hướng cho các cổ đông nhỏ biết liên kết, tự bảo vệ quyền của mình. Cuối cùng, quyền đó phải được bảo đảm từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật. Như thế, môi trường kinh doanh của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện trong thời gian tới.