Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 66)

3.2.1.1 Về cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông

Thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông gồm có đại hội thường niên và đại hội bất thường. Đại hội thường niên họp mỗi năm một lần nhưng không được quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp, lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thời gian và địa điểm họp, gửi thông báo mời họp tới từng cổ đông có quyền dự họp. Công ty cổ phần luôn có một vấn đề nổi trội là sự tranh giành quyền lực giữa các thành viên công ty, chỉ một sự không rõ ràng có thể dẫn đến tranh chấp, kiện tụng. Luật doanh nghiệp lại quy định vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông nói riêng và các vấn đề khác nói chung lại không rõ ràng, đôi khi giữa Luật và các văn bản dưới luật lại có sự mâu thuẫn. Vì vậy, luật cần quy định rõ ràng hơn :

Có thể lấy ví dụ như về điều kiện tiến hành cuộc họp Đại hội đổng cổ đông, công nhận cuộc họp Đại hội đổng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, thay cho tỷ lệ tối thiểu 65% tuy nhiên, nhiều công ty vẫn cho rằng phải đạt tỷ lệ 65% mới hợp pháp vì dựa theo cách hiểu tại một số công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.Rõ ràng, tồn tại một sự không nhất quán trong Luật và các văn bản dưới luật, do đó cần có sự xem xét điều chỉnh cho thống nhất, không gây sự không rõ nghĩa hay không rõ ràng cho các công ty.

http://svnckh.com.vn 67

Thứ hai, nhiều công ty Việt Nam chỉ cho cổ đông đăng ký dự họp và chỉ tính số lượng phiếu biểu quyết theo danh sách cổ đông tại thời điểm khai mạc cuộc họp. Điều này đã tước bỏ quyền lợi chính đáng của cổ đông. Về điều này thì luật Công ty của Pháp còn cho phép các cổ đông được biểu quyết qua thư, làm tăng vai trò và quyền lợi chính đáng của cổ đông hơn.

Thứ ba, về việc thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông, luật Công ty của Pháp quy định phải thông báo ít nhất trước 15 ngày, còn Luật Doanh nghiệp là chậm nhất là 7 ngày trước khi bắt đầu tiến hành họp. Việc luật quy định như vậy khiến cho các cổ đông có ít thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thông tin, nội dung buổi họp để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Hơn nữa các công ty ở Việt Nam thường xuyên chậm trễ trong việc gửi thông báo mời họp. Vì thế, nên quy định thời hạn thông báo họp sớm hơn nhằm tạo điều kiện cho các cổ đông có thời gian để nghiên cứu các thông tin cần thiết nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc họp.

3.2.1.2 Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ

Thứ nhất, về điều kiện tiến hành họp, luật Công ty của Pháp chỉ yêu cầu đối với Đại hội đồng thường niên lần thứ nhất là 25% cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai bất kể số cổ phần và số đại biểu tối thiểu như thế nào thì cuộc họp vẫn sẽ được tiến hành; đối với Đại hội đồng bất thường thì lần họp thứ nhất yêu cầu 50% cổ phần có quyền biểu quyết và lần thứ hai là 25%. Luật Doanh nghiệp chỉ quy định chung đối với cả Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường là 65% cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai là 51% và lần thứ ba vẫn được tiến hành bất kể số cổ phần và số đại biểu. Có thể thấy Luật công ty ở Pháp đã bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Bởi trên thực tế, nếu những người nắm giữ nhiều cổ phần trong công ty, khi họ có sai phạm thì Luật Công ty ở Pháp sẽ cho phép những cổ đông nhỏ có thể nói lên tiếng nói nhằm bảo vệ lợi ích của mình vì chỉ cần 25% cổ phần với Đại hội đồng cổ đông thường niên và 50% với Đại hội đồng bất thường. Cũng như thế, Luật Doanh nghiệp yêu cầu 65% cổ phần, điều này rất khó để các cổ đông nhỏ có thể tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông vì họ không nắm giữ số cổ phần lớn.

Thứ hai, về cơ cấu vốn cho phép một số cổ đông nắm giữ cổ phần, nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch, Luật Doanh nghiệp nên quy định tỉ lệ tối thiểu cổ phiếu phổ thông do một công ty cổ phần phát hành. Về cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, Luật doanh nghiệp nên quy định mọi cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký

http://svnckh.com.vn 68

kinh doanh. Việc bảo lưu quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông nhà nước (tổ chức do chính phủ uỷ quyền ) như hiện nay là không cần thiết, thiếu minh bạch và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cổ đông.

Tóm lại, khi chúng ta có những cơ chế đảm bảo quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ là chúng ta bước đầu thực hiện quyền của họ. Bởi quyền dự họp Đại hội cổ đông là nền tảng để cổ đông nhỏ thực hiện các quyền khác của mình. Nhưng thực tế, quyền dự họp đang trở thành vấn đề nóng bỏng do các công ty cổ phần đang vi phạm. Thiết nghĩ, chúng ta cần chấn chỉnh lại việc thực thi Luật Doanh nghiệp, sau đó phải có định hướng cho các cổ đông nhỏ biết liên kết, tự bảo vệ quyền của mình. Cuối cùng, quyền đó phải được bảo đảm từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật. Như thế, môi trường kinh doanh của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

3.2.1.3 Về vai trò, chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát

Thứ nhất, về thủ tục đề xuất các kiến nghị của Ban kiểm soát đến đại hội đồng cổ đông. Theo Luật Doanh nghiệp, Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông43. Theo điều lệ mẫu công ty cổ phần áp dụng cho công ty niêm yết44, mọi kiến nghị của Ban kiểm soát đều chỉ được ban hành, đệ trình lên đại hội đồng cổ đông sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị. Như vậy, quy định mềm dẻo của Luật Doanh nghiệp đã bị “ văn bản dưới luật ” biến tấu, dẫn đến tình trạng không đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Các quy định mâu thuẫn với luật cần được bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp.

Thứ hai, khoản 1 điều 123 Luật quy định Ban kiểm soát giám sát Hội đồng

quản trị, Ban giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trước việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nhưng nếu trong luật có quy định Ban kiểm soát hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thì thực tế ở Việt Nam Ban kiểm soát chưa phát huy được vai trò cũng như trách nhiệm của mình. Vì thế, Luật nên quy định rõ trách nhiệm cụ thể đối với Ban kiểm soát thì việc này mới được thực thi.

43 Khoản 9 điều 123, Luậtdoanh nghiệp năm 2005.

44 Ban hành kèm theo Quyết định của Bộ tài chính số 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/3/2007 về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán.

http://svnckh.com.vn 69

Thứ ba, trong quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng, nội dung

công bố thông tin về báo cáo tài chính năm cũng chỉ bao gồm các tài liệu trên. Như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không phải là tài liệu bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định. Như đã nêu ở trên, báo cáo của Ban kiểm soát là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp từ góc độ mà các bản báo cáo tài chính không đề cập đến. Thông tin trong báo cáo của Ban kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Do đó, cần phải xem xét việc yêu cầu công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của Ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính.

Nếu toàn bộ quyền lực trong công ty cổ phần đều tập trung vào Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, thì không ai dám khẳng định rằng họ không lạm quyền và khi đó cổ đông sẽ không được bảo vệ. Ban kiểm soát là một cơ chế phù hợp để cổ đông tự bảo vệ mình. Muốn như thế, hoạt động của Ban kiểm soát cần được điều chỉnh bởi một khung pháp lý rõ ràng hơn, đồng thời chính cổ đông phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của Ban kiểm soát một cách thông minh và phù hợp. Ngoài ra, khi được cổ đông tin tưởng và trao quyền, Ban kiểm soát phải có đủ khả năng và dũng khí thực thi nhiệm vụ, các báo cáo của Ban kiểm soát phải thể hiện được tính độc lập và chính xác. Chỉ có như vậy quyền lợi của cổ đông mới được bảo vệ và xã hội mới tránh được những thiệt hại từ sự sụp đổ của các công ty cổ phần.

3.2.1.4 Về sự minh bạch trong công bố thông tin

Thứ nhất, quá trình phát triển quản lý và điều hành công ty cổ phần là một quá trình lâu dài trong mối liên hệ giữa người ủy thác và việc quản lý tài sản cũng như các bên liên quan, và lý do cho mối liên hệ này chính là do sự bất đối xứng trong công bố thông tin. Giữ cải thiện tính minh bạch và công bố thông tin đã luôn luôn được yêu cầu trong suốt sự phát triển của quản lý và điều hành công ty, vì thế đây sẽ là một chủ đề vĩnh cửu và luôn nhận được sự chú ý.

Công bố thông tin là điểm chính cho quản lý và điều hành công ty hiện nay. Quản lý và điều hành luôn phải đi kèm với sự kiểm tra và cân bằng giữa các bên liên quan, tập trung vào lợi ích của cổ đông, hay nói một cách khác, nó là một tập hợp toàn bộ các cơ chế

http://svnckh.com.vn 70

bố trí các quyền của công ty, phân công trách nhiệm và hạn chế để bảo vệ các quyền lợi của các cổ đông và các bên liên quan theo quy định của pháp luật . Công bố thông tin của công ty cần chính xác, kịp thời và công khai cho các cổ đông và các bên liên quan nhằm mục đích nâng cao sự tham gia của họ và bảo vệ lợi ích của họ.dựa trên những thông tin được tiết lộ đúng sự thật.

Công bố cũng sẽ là một thách thức đối với công ty, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với các cổ đông và các bên liên quan. Công bố thông tin không chỉ phản ánh quá trình quản lý và điều hành công ty mà còn có đánh giá hiệu quả của sự quản lý này. "Đầy đủ" là yêu cầu cơ bản để công bố thông tin và nó cũng có thể được bổ sung thêm với các yêu cầu về nội dung. Do phát triển kinh tế, thông tin cần thiết cho quản lý và điều hành công ty cần toàn diện. Mặc dù điểm chú ý của yêu cầu thông tin của các bên liên quan có thể được thay đổi thì các yêu cầu về sự chính xác là cơ bản và cần đảm bảo nhất.

Thứ hai, nội dung của thông tin được tiết lộ bao gồm tài chính và thông tin không tài chính. Thông tin tài chính hầu hết liên quan chặt chẽ đến công ty và các bên liên quan, do đó thường xuyên là cần thiết nhất. Thông tin tài chính thường đề cập đến các báo cáo hàng năm, trong khi thông tin phi tài chính có thể tập trung về môi trường kinh doanh, xã hội,…

Thông tin liên quan đến các khía cạnh của Hội đồng quản trị bao gồm: cơ cấu và thủ tục hoạt động, chi tiết của các ban đặc biệt hay cách bầu Ban giám đốc, bao gồm cả phương thức giới thiệu và đề cử, tiền lương và chi phí cho việc quản lý cao nhất, kiểm soát rủi ro, kiểm toán viên, và chi tiết các giao dịch liên quan.

Các khía cạnh của hoạt động công ty như: báo cáo tài chính, báo cáo của các giao dịch quan trọng, mua bán, trọng điểm khách hàng…; trong khía cạnh của xã hội như: môi trường, cộng đồng và nhân viên,…

Công bố thông tin không được giới hạn trong các sự kiện hiện tại, mà còn bao gồm các dự báo và phân tích hoạt động trong tương lai và điều kiện tài chính, báo cáo tài chính và báo cáo về công tác quản lý điều hành,…

Do đó, thông tin tiết được công bố là một biểu tượng quan trọng cho doanh nghiệp để tạo ra một hình ảnh tốt với xã hội và cũng là cơ sở cho các nhà đầu tư tin tưởng trong doanh nghiệp và sẵn sàng đóng bỏ tiền đầu tư.

http://svnckh.com.vn 71

Thứ ba, một điểm mà chúng ta cần tham khảo kinh nghiệp của Pháp đó là

trong hồ sơ huy động vốn của doanh nghiệp Pháp, phải có một bản cáo bạch tóm tắt dưới 2.500 từ để giúp những người ít thời gian vẫn có thể tiếp cận thông tin chính yếu về doanh nghiệp. Tại Pháp, nhiều doanh nghiệp có cáo bạch dài tới 500 trang, nên việc yêu cầu phải có một bản cáo bạch tóm tắt là thủ tục bắt buộc và người thực hiện bản tóm tắt này phải chịu trách nhiệm dân sự nếu tóm tắt có nội dung lừa dối, không chính xác hoặc mâu thuẫn với các phần khác của cáo bạch.

Thứ tư, cũng có thể học tập từ các kinh nghiệm đã nêu ở chương hai của công hòa Pháp. Đó là việc quy định cụ thể từng loại thông tin công bố cho từng đối tượng cụ thể, cần cung cấp đầy đủ thông tin mà đối tượng đó cần. Nếu là thông tin cho các cổ đông thì cần cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của công ty, doanh thu, chi phí, lỗ, lãi, cổ tức, suất sinh lời… Nếu là thông tin cho các nhân viên trong công ty thì là thông tin về lương bổng. Nếu là thông tin cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước là các thông tin về thuế, doanh thu, chi phí sản xuất… Cũng cần quy định rõ thời gian và cách thức cung cấp các thông tin, ví dụ như cung cấp thông tin cho cổ đông vào các cuộc họp đại hội đồng hoặc trên trang web công ty, cung cấp thông tin cho cán bộ nhân viên thông tin lương bổng tại cuộc họp tổng kết cuối năm nhằm tạo ra động lực làm việc và tăng sự gắn bó với công ty, còn đối với các cơ quan quản lý hay các phương tiện truyền thông thì việc cung cấp thông tin là theo nhu cầu của các đối tượng này được các hình thức như báo cáo tóm tắt cho cơ quan quản lý, các bài phỏng vấn, giới thiệu công ty cho các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, còn cần phải có một bộ phận PR và duy trì một cách thường xuyên bộ phận này để có thể cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc cho cách nhà đầu tư một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác nhất.

3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm thực hiện đúng luật. 3.2.2.1 Về cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)