Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 76)

3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô

Nhìn chung, nếu so sánh với các chuẩn mực, nguyên tắc quản lý và điều hành của các công ty cổ phần trên thế giới nói chung và Pháp nói riêng thì hầu hết các chuẩn mực, các nguyên tắc ấy không được tuân thủ hoặc căn bản chỉ tuân thủ được một phần. Do đó, cần có sự can thiệp trực tiếp của Nhà Nước mà trước hết là sự quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn để tránh sai sót đáng tiếc và cả sự lợi dụng những lỗ hổng của luật để mang lại lợi ích cho một số người. Các văn bản luật và dưới luật cũng không được quy định mẫu thuẫn nhau vì nếu không sẽ rất khó để các công ty đưa vào áp dụng. Cần phải tăng cường sự tham gia, đánh giá và phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ, khu vực tư nhân, viện nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần

Tiếp theo, cần tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ pháp luật cao, thường xuyên

cử người trong ban lãnh đạo tham gia các lớp tập huấn, rút kinh nghiệm về pháp luật để nâng cao trình độ quản lý. Có thể tiến hành đào tạo bằng cách tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tọa đàm, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia pháp lý, đại diện các doanh nghiệp, cơ quan lãnh đạo để trực tiếp trao đổi, tháo gỡ vướng mắc giúp các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có thể nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc tổ chức hội thảo, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành công ty, đặc biệt đối với loại hình công ty cổ phần; trao đổi kinh nghiệm, phát hiện kịp thời những bất cập trong hệ thống luật pháp nói chung, luật doanh nghiệp nói riêng để khiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn thiện sửa đổi.

Hơn thế nữa, cũng cần tuyên truyền, phổ biến tinh thần của Luật Doanh nghiệp một cách sâu rộng và hiệu quả trong đội ngũ cán bộ, giúp họ nhận thức đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong một điều tra mới đây của Công ty truyền thông Việt Gate về Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, 73% số cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế được hỏi

http://svnckh.com.vn 77

cho rằng cần tiếp tục tuyên truyền về hai luật này. Tuy nhiên, có vẻ như lý do của quan điểm này là việc nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ và làm theo đúng các quy định của các luật này. Những căn cứ nêu ra phần lớn là: doanh nghiệp chưa quan tâm, chưa chủ động vận dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động của mình…

Cuối cùng, một kiến nghị mà nhóm nghiên cứu đề xuất chính là áp dụng mô hình công ty cổ phần giản đơn vào Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, công ty cổ phần giản đơn rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tiễn cũng đã chứng minh điều đó. Sau khi mô hình công ty cổ phần giản đơn ra đời ở Pháp, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty cổ phần giản đơn. Nếu như vào năm 2000, ở Pháp, có tới 40% các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần thì hiện nay, con số này chỉ còn là 10%, số còn lại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần giản đơn45. Mô hình này hoàn toàn phù hợp với một đất nước mà đến 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số doanh nghiệp như ở Việt Nam ta.

Pháp luật cho phép các thành viên công ty có quyền tự do thỏa thuận trong điều lệ công ty về hầu hết các vấn đề thành lập, quản lý, tổ chức hoạt động của công ty. Đây là một trong những điểm mới có tính chất đột phá trong pháp luật về công ty của Pháp. Đây cũng chính là ưu điểm mà các nhà đầu tư rất hưởng ứng. Khả năng chuyển đổi công ty cổ phần giản đơn sang loại hình công ty khác rất dễ dàng, khiến cho công ty có thể linh hoạt thay đổi trong môi trường kinh doanh biến động. Một công ty cổ phần giản đơn nhiều thành viên sau một thời gian hoạt động, nếu số lượng thành viên giảm xuống chỉ còn một người thì có thể chuyển thành công ty cổ phần giản đơn một thành viên ; nếu công việc kinh doanh thuận lợi và muốn phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng thì sẽ chuyển thành công ty cổ phần truyền thống một cách rất dễ dàng.

3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô

Hoạt động quản trị doanh nghiệp giữ vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng của hoạt động phòng ngừa tranh chấp phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, chất lượng của hoạt động quản trị doanh nghiệp lại lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như: Cơ chế quản lý trong doanh nghiệp có hợp lý hay không, trình độ về mọi mặt của những người

45Société par actions simplifié. ULR:

http://fr.wikipedia.org/wiki/Soci%C3%A9t%C3%A9_par_actions_simplifi%C3%A9e, truy cập ngày 16/05/2010 lúc 22:15 PM.

http://svnckh.com.vn 78

có thẩm quyền trong quản trị doanh nghiệp… Do đó, để có thể nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị doanh nghiệp, cần quan tâm đúng mức tới mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động này, trong đó việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành, có vai trò đặc biệt quan trọng.

Do đó, trước tiên, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ quản lý cao cấp cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững luật, điều này đặc biệt nghiêm trọng với các nhà quản lý vì họ là người chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty, sự không am tường luật có thể dẫn đến các sai phạm và tranh chấp giữa các thành viên công ty. Ngoài ra, cần có nhiều cơ hội hơn nữa để những người làm kinh doanh được học hỏi về những mô hình quản lý và điều hành công ty tiên tiến trên thế giới để vừa nâng cao nhận thức và nâng cao trình độ quản lý. Nhà nước có thể tổ chức các khoá học, các lớp đào tạo theo mô hình như trên.

Ngoài việc tham gia các khóa học, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trực tiếp thuê chuyên gia về quản lý và điều hành công ty để tư vấn riêng cho phù hợp với hoàn cảnh riêng của công ty mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực còn mới mẻ này, vì thế những chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp của các tổ chức quốc tế cho công ty sẽ rất hữu ích.

Tiếp theo, đó là vấn đề xây dựng niềm tin giữa các cổ đông trong công ty, các nhà đầu tư với công ty. Thực trạng cho thấy vấn đề xây dựng lòng tin ở các công ty Việt Nam chưa được coi trong. Trong khi đó, các cổ đông và nhà đầu tư nói chung là người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư giúp công ty thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh và chia sẻ rủi ro cũng như cùng phát triển; họ cũng là người tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng, định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty và cuối cùng nhà đầu tư nói riêng còn là yếu tố vô cùng quan trọng giúp công ty quảng bá hình ảnh ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định yếu tố thành bại của công ty. Để làm tốt điều này, việc tạo dựng niềm tin với họ dễ dàng nhất, có thể được giải quyết bằng cách làm tăng sự cân đối cung cầu thông tin như: thông tin không đủ, thông tin không rõ ràng, thông tin tới sai đối tượng mà điều kiện cần của hoạt động này là cam kết của Ban giám đốc doanh nghiệp, chiến lược cổ đông và nhân sự. Kinh doanh tốt cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng quan hệ tốt với nhà đầu tư.

Ngoài ra, cũng cần tăng cường sự tham gia của đội ngũ nhân viên, người lao động trong các công ty cổ phần với vai trò là những người giám sát sự điều hành của hệ thống

http://svnckh.com.vn 79

lãnh đạo công ty thông qua hình thức thiết lập các hộp thư góp ý, thông qua tổ chức công đoàn, thông qua các buổi tiếp người lao động của ban lãnh đạo công ty.

Tóm lại, việc hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phần là vấn đề rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty. Điều đó có ý nghĩ rất lớn đối với các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng tăng hiệu quả hoạt động trên thương trường, tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế hội nhập ở nước ta hiện nay.

http://svnckh.com.vn 80

KẾT LUẬN

Đối với công ty cổ phần khi nói đến quản lý là đề cập đến các trung tâm quyền lực của loại hình công ty này đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những cá nhân điều hành công việc hàng ngày do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gọi là Giám đốc hay Tổng giám đốc. Để có một cái nhìn rộng hơn về vấn đề này nhóm nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu thêm các điểm căn bản về quản lý và điều hành các công ty cổ phần theo Luật Công ty và Bộ luật thương mại của Cộng hòa Pháp bởi vì nhóm nghiên cứu cho rằng tổ chức công ty cổ phần ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Pháp. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận so sánh luật học, đề tài nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra một số điểm khác biệt giữa pháp luật hai nước như: Quy định đối với Ban kiểm soát, sự minh bạch trong công bố các thông tin, cách thức triệu tập đại hội cổ đông, quyền dự họp đại hội cổ đông của những cổ đông nhỏ, từ đó chỉ ra những bất cập trong trong quá trình thực thi Luật Doanh nghiệptại các công ty cổ phần ở Việt Nam mà một trong những lý do chính của những bất cập này là một số quy định pháp lý có liên quan của Việt Nam chưa phù hợp hoặc chưa hoàn chỉnh.

Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp vẫn hay mắc phải sai sót, nhầm lẫn ví dụ như công bố thông tin không minh bạch hay không đảm bảo quyền lợi của cổ đông nhỏ… Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một số vấn đề doanh nghiệp hay mắc phải nhằm đề xuất hoàn thiện Luật doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoạt động hơn trong thị trường cạnh tranh hiện nay.

Đề tài nghiên cứu đã đề xuất hoàn thiện Luật doanh nghiệp 2005 trên bốn khía cạnh:Về cách thức triệu tập đại hội cổ đông; về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ; về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát và về sự minh bạch trong công bố thông tin. Các đề xuất hoàn thiện này xuất phát từ những vướng mắc trong thực tiễn của các công ty cổ phần ở Việt Nam và kết hợp tham khảo Luật công ty và Bộ luật thương mại của Pháp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp thực thi cụ thể khác và những kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ.

Do năng lực nghiên cứu có hạn trước một thực tiễn vô cùng phong phú và phức tạp là các vấn đề pháp lý trong công tác quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam, nên

http://svnckh.com.vn 81

đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, sự góp ý của các nhà khoa học và các bạn sinh viên.

http://svnckh.com.vn 82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt.

1. Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam.

2. Nghị định 139/2007/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành một số điều của LDN.

3. Cao Đình Lành, “Tiếp cận quản trị công ty cổ phầntrên phương diện kết hợp hài hoà lợi ích giữa các bên”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật, Số 2/2008, tr. 35 – 40.

4. Dương Đức Chính, “Những nội dung chủ yếu của pháp luật hiện hành về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật, Số 8/2008, tr. 11 - 13, 20.

5. Ths. Đoàn Trung Kiên, “Những điểm mới cơ bản của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 12/2006, tr. 12-16.

6. Ths. Hoàng Anh Tuấn, “Công ty cổ phần một cổ đông”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng quốc hội, Số14(151) tháng7/2009, tr. 14 – 17.

7. Ths. Lê Đình Vinh, “Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ti theo luật doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1/2004, tr. 54-58.

8. Ths. Lê Vệ Quốc, “Tìm hiểu khái niệm “Hợp đồng công ti” trong pháp luật Cộng hoà Pháp”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học luật Hà Nội, Số 2/2007, tr 66-71.

9. Ths. Lê Vệ Quốc, “Quyền thành lập các công ti trách nhiệm hữu hạn của người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 5/2008, tr. 60-65, 72.

10. Nguyễn Anh, “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề cần quan tâm”, Quản lý nhà nước. Học viện hành chính. Số168 tháng 1/2010, tr. 42 – 46.

11. Nguyễn Khắc Định, “Tìm hiểu pháp luật về kinh tế tư nhân”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1/1996, tr 39-45.

12. Nguyễn Ngọc Bích, 2003, Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nxb. Trẻ.

13. Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, 2009, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức.

http://svnckh.com.vn 83

14. TS. Nguyễn Thị Dung và Nguyễn Như Chính, “Đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty cổ phầntheo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số10/2009, tr. 23 – 31.

15. Nguyễn Văn Phương, “Liệu có can thiệp quá sâu vào việc bán cổ phần, niêm yết cổ phiếu của ngân hàng”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 3/ 2009, tr. 30 – 34.

16. Nguyễn Văn Phương, “Cần hoàn thiện một số quy định của luật doanh nghiệp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 2/2008, tr. 31 – 36.

17. Phạm Duy Nghĩa, 2004, Chuyên khảo luật kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 18. TS. Phạm Thị Giang Nhu, “Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh hoạt động về chào

bán cổ phiếu của công ty cổ phầntại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật, Số7/2009, tr. 24 – 28.

19. Phạm Thu Hương, “Một vài suy nghĩ về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, Thanh Tra. Thanh tra chính phủ, Số8/2009, tr. 16 – 17

20. Thanh Nghị, 08/2008, “Những bất cập cần sửa đổi trong văn bản thi hành luật Doanh nghiệp”, Tạp chí Pháp lý, tr.9.

21. Trần Quang Vũ, “Thay đổi bổ sung một số quy phạm pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiêp Nhà nước”, Tạp chí Pháp Lý, Số 8/1998, tr.8.

22. Trương Vĩnh Xuân, “Quyền dự họp đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội Số 5/2010, tr. 48 - 51, 59

23. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, 2006, Hỏi đáp Luật đầu tư và Luật doanh

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf (Trang 76)