bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản trong mọi trường hợp không được thấp hơn 75% tổng số phiếu biểu quyết, vì vậy các cổ đông nhỏ rất ít khả năng chi phối (dù có liên kết), thêm nữa việc thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản sẽ gây nhiều khó khăn cho việc liên kết của các cổ đông, bởi lẽ các cổ đông thường ở mỗi nơi khác nhau, họ khó có thể gặp nhau để lập nhóm liên kết.
2.2. Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số.
2.2.1. Quy định của pháp luật về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số đông thiểu số
http://svnckh.com.vn 39
2.2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam
Cổ đông là những người góp vốn vào công ty. Muốn trở thành cổ đông công ty cổ phần, cá nhân hoặc tổ chức hoặc góp vốn thành lập công ty hoặc mua cổ phần từ cổ đông khác. Cổ đông có nhiều loại, tùy từng tiêu chí mà chúng ta có các loại cổ đông khác nhau. Dựa vào khối lượng vốn góp, chúng ta có cổ đông thiểu số và cổ đông lớn. Việc xác định cổ đông thiểu số hay cổ đông lớn không có ý nghĩa khi góp vốn, mà chỉ có ý nghĩa khi các cổ đông thực hiện quyền, nghĩa vụ.
Luật Doanh nghiệp 2005 xác định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 10% tổng số cổ phần trở lên sẽ có thêm một số quyền khác so với cổ đông phổ thông. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp cũng quy định mức cổ đông sở hữu 5% tổng số vốn điều lệ có thể tham gia Hội đồng quản trị và mức này cũng là cơ sở để cổ đông phải đăng ký, báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó.
Luật Chứng khoán 2007 quy định: Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. Theo quy định của luật này, cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty.
Như vậy, ở đây có sự chênh nhau giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. Nhưng xét về mặt thời gian ban hành luật và tính hợp lý, chúng ta thấy tỷ lệ sở hữu 5% tổng số cổ phần là mốc hợp lý để xác định cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn. Luật Doanh nghiệp định tỷ lệ cổ phần sở hữu 10% (1/10 vốn điều lệ) là khá lớn, ngay cả tỷ lệ cổ phần sở hữu 5% (1/20 vốn điều lệ) theo Luật Chứng khoán cũng không phải nhỏ trong công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty đại chúng. Bởi chúng ta thấy, các công ty cổ phần hiện nay vốn điều lệ rất lớn. Ví dụ: tỷ lệ sở hữu 0,1% cổ phần trong công ty PVFC Land đã là 500 triệu đồng và tỷ lệ 5% sẽ phải rất lớn; tỷ lệ 5% của công ty cổ phần nhựa Bình Minh là hơn 7 tỷ đồng…
Do vậy, trong phạm vi đề tài này cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu tỷ lệ vốn góp dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần mà cổ đông là thành viên.
Luật Doanh nghiệp quy định quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và một số đặc thù của những cổ đông hoặc nhóm cổ đông phổ thông có tỷ lệ vốn góp trên 10%. Luật không quy định cổ đông phổ thông nắm giữ bao nhiêu phần trăm tổng số cổ phần mà tất cả các cổ đông không thuộc các cổ đông ưu đãi là cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết. Do
http://svnckh.com.vn 40
vậy, cổ đông phổ thông sẽ bao gồm cả cổ đông nhỏ và cổ đông lớn. Các quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông là như nhau, bất kể họ là cổ đông thiểu số hay lớn.
Cổ đông phổ thông có quyền tham gia và được cung cấp đầy đủ thông tin về các quyết định liên quan đến những thay đổi căn bản của công ty. Những thay đổi căn bản bao gồm: sửa đổi quy định, điều lệ công ty hay các văn bản tương đương điều chỉnh hoạt động của công ty; cho phép phát hành thêm cổ phiếu; các giao dịch bất thường, bao gồm bán các tài sản có giá trị lớn của công ty. Luật Doanh nghiệp quy định các vấn đề này thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo cách thức đó, cổ đông không chỉ được biết mà còn được tham gia quyết định những thay đổi được coi là căn bản của công ty.
Về khả năng biểu quyết trực tiếp hoặc biểu quyết vắng mặt Luật Doanh nghiệp quy định cổ đông có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông cũng có thể thay đổi việc ủy quyền nếu như có thông báo kịp thời việc thay đổi đến công ty trước khi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra33.
Về việc thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty... thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.
Hiện nay, cổ đông có tỷ lệ vốn góp cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần chiếm số lượng rất lớn, đặc biệt là từ khi xuất hiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Song song với mức phát triển về số lượng của cổ đông nhỏ là sự vi phạm quyền lợi của họ trong công ty cổ phần, trong đó quan trọng là quyền dự họp Đại hội cổ đông.
2.2.1.2. Quy định của pháp luật Pháp
Tất cả các cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu dưới 10% vốn có thể:
- Yêu cầu một cách hợp pháp việc không thừa nhận hay cách chức các kiểm toán viên.
33
http://svnckh.com.vn 41
- Đặt ra cho giám đốc hai lần một năm, những câu hỏi về những nguy cơ có thể gây hại cho doanh nghiệp.
- Yêu cầu chỉ định một chuyên gia có trách nhiệm thực hiện một bản báo cáo về một hay nhiều hoạt động quản lý.
- Các cổ đông cũng có thể được bầu vào Hội đồng quản trị .
Họp Đại hội đồng cổ đông cho phép tất cả các cổ đông của một công ty họp lại để bỏ phiếu thông qua các nghị quyết đã bàn bạc.
Một trong những quyền cơ bản của các cổ đông là tham gia vào hoạt động của công ty bằng cách biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường, trừ những người sở hữu cổ phiếu ưu đãi hay giấy chứng nhận đầu tư là không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Mặt khác, họ cũng có thể, với một vài trường hợp, yêu cầu sự chỉ định của một người ủy quyền hợp pháp chịu trách nhiệm triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
a. Quyền tham dự vào việc quản lý doanh nghiệp
Để có thể thực hiện điều này, họ cần phải tham gia vào Đại hội đồng cổ đông.
Trong trường hợp quyền hưởng lợi (usufruit), quyền bỏ phiếu phụ thuộc vào người hưởng lợi trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và vào quyền sở hữu trên giấy tờ (nu-propriétaire) trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, nhưng những điều lệ thì có thể quy định khác (Điều L.163, Luật Công ty Pháp)
Các đồng cổ đông sở hữu cổ phiếu không chia (actions indivises) hiện diện ở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bởi một trong số họ hay bởi một người ủy quyền duy nhất. Trong trường hợp không thống nhất được người ủy quyền chung, thì người đó sẽ được chỉ định bởi thẩm phán tòa án thương mại.
http://svnckh.com.vn 42
Theo luật số 78-741 ngày 13/7/1978 và số 83-1 ngày 3/1/1983 đã cho các công ty cổ phần có lợi tức phân chia trong hai năm tài chính cuối quyền được phát hành cổ phiếu tên là “cổ phiếu có cổ tức ưu đãi nhưng không có quyền bầu cử”.
Những người sở hữu loại cổ phiếu này không có quyền tham gia vào cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, nhưng ngược lại họ lại có phần cổ tức ưu đãi. Họ cũng được hoàn trả lại tiền trước những cổ đông khác sau khi kết toán nợ của công ty.
b. Quyền đƣợc thông tin, thông báo
Tất cả các cổ đông có quyền, trong vòng 15 ngày trước cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, được cung cấp nhiều tài liệu thông tin từ trụ sở công ty. Các cổ đông sở hữu giấy chứng nhận quyền được bỏ phiếu hay đầu tư cũng có thể yêu cầu được gửi các báo cáo theo điều 135 sắc lệnh ngày 23/3/1967.
Mặt khác, họ cũng có quyền được thông báo một cách thường xuyên về các tài liệu của công ty theo điều 168 trong bộ luật Công ty của Pháp, bao gồm bản báo cáo tài chính của ba năm gần nhất, biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của ba năm tài chính.
c. Quyền biểu quyết
Chỉ có các cổ đông và những người sở hữu giấy chứng nhận quyền được biểu quyết mới có quyền hạn này. Mỗi cổ phiều tương ứng với một quyền biểu quyết. Tuy nhiên, điều lệ công ty có thể dự kiến ba trường hợp hạn chế sau:
- Yêu cầu cho sự tham gia họp Đại hội đồng cổ đông thường niên một số lượng cổ phiếu tối thiểu, mà không cần phải lớn hơn 10 (Đ 165, Luật Công ty Pháp). Nhưng, trong trường hợp này, chỉ có những cổ đông sở hữu ít cổ phiếu mới có thể kết hợp lại để chọn ra người được ủy quyền có 10 cổ phiếu hay là bội số của 10. Sự giới hạn này không bắt buộc với Đại hội đồng cổ đông bất thường.
- Giới hạn số lượng phiếu mà mỗi cổ đông sở hữu trong đại hội mà không có sự phân biệt về loại hình, với điều kiện là sự giới hạn này phải được áp dụng với tất cả các cổ đông không phân biệt loại cổ đông (Đ 177, Luật Công ty Pháp) ngoại trừ các cổ phiếu có cổ tức ưu đãi thì không có quyền bỏ phiếu. Ngược lại, những cổ
http://svnckh.com.vn 43
phiếu thuộc loại được bỏ nhiều phiếu về cơ bản bị cấm; một cổ phiếu chỉ cho phép bỏ một phiếu tương ứng với số vốn ghi trên đó.
- Phát hành cổ phiếu có cổ tức ưu đãi không có quyền bỏ phiếu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
d. Biểu quyết qua thƣ
Việc biểu quyết qua thư được quy định trong điều 25 của luật ngày 3/1/1983. Tất cả các cổ đông có thể biểu quyết qua thư bằng cách điền vào một bản mẫu mà các điều trong đó được xác định trong các điều 131 đến 133 của sắc lệnh. Những quy định khác trong điều lệ không được tính.
* Yêu cầu biểu quyết qua thư
Biểu quyết qua thư không thể gửi đến công ty dưới một dạng nào bất kỳ. Cổ đông phải sử dụng mẫu biểu quyết mà công ty phát hành. Mẫu thư biểu quyết cần phải được yêu cầu đến công ty ít nhất 6 ngày trước ngày họp Đại hội đồng cổ đông bởi thư bảo đảm và giấy báo đã nhận được. Sự yêu cầu này không cần phải gửi kèm theo giấy chứng nhận tư cách của cổ đông.
* Nội dung của mẫu phiếu
Mẫu biểu quyết qua thư phải cho phép biểu quyết cho mỗi một nghị quyết, theo trình tự được giới thiệu trong đại hội; nó cần phải giúp cho cổ đông có thể diễn đạt được, đối với mỗi nghị quyết, một sự bỏ phiếu tán thành hay không tán thành với sự lựa chọn của họ hay ý chí bỏ phiếu trắng. Nó phải cung cấp thông tin cho cổ đông một cách rất rõ ràng rằng tất cả sự bỏ phiếu trắng sẽ được coi như là một phiếu không tán thành cho nghị quyết.
* Gửi và kiểm kê phiếu
Gửi mẫu phiếu biểu quyết dưới dạng thư bình thường.
Việc biểu quyết qua thư được tính ngay khi nó được gửi đến công ty ít nhất 3 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, trừ khi trong điều lệ quy định thời hạn ngắn hơn. Với tất cả những phiếu trắng sẽ được tính là một phiếu không tán thành cho nghị quyết.
http://svnckh.com.vn 44
Khi đại hội yêu cầu bỏ phiếu cho một câu hỏi nêu ra trong cuộc họp, những phiếu biểu quyết qua thư không được tính vào số đại biểu cần thiết và không được tham gia bỏ phiếu.