Nâng giá tiền tệ:

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 40 - 44)

M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp

1.3.3.2.Nâng giá tiền tệ:

Không giống như phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ vận hành theo cơ chế hoàn toàn ngược lại. Với khái niệm là nâng cao sức mua của đồng tiền so với giá trị thực của nó, việc nâng giá tiền tệ nhìn chung khiến tỷ giá danh nghĩa tách rời rất xa tỷ giá thực, bóp méo cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái và thường mang lại tác động xấu đến ngoại thương của một quốc gia. Nâng giá tiền tệ khiến nhập khẩu trở nên rẻ bất ngờ trong khi xuất khẩu giảm sút. Nâng giá tiền tệ còn làm cho chi phí đầu vào tăng nhanh hơn doanh thu đầu ra, làm tăng giá thành sản phẩm, thu hẹp lãi cận biên, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc. Trong lịch sử phát triển ngoại thương đến nay, chưa một quốc gia nào lại sử dụng công cụ “nâng giá tiền tệ” để thúc đẩy hoạt động ngoại thương, đa số đều tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế và thay thế dần nhập khẩu. Chính vì vậy tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động ngoại thương mới chỉ dừng lại ở những kết luận có tính chất định tính và hiếm khi tìm thấy được một mô hình kinh tế lượng nghiên cứu sâu sắc về tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động xuất nhập khẩu.

“Nâng giá tiền tệ” thường bị xem là phương pháp bất đắc dĩ trong điều hành tỷ giá hối đoái. Các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định chỉ nâng giá tiền tệ khi cán cân thương mại xuất siêu một lượng lớn hoặc bị đặt dưới sức ép nâng giá đồng nội tệ bởi các quốc gia khác. Người viết tán thành với ý kiến của các chuyên gia nước ngoài trong công tác cố vấn hoạch định, quản lý tỷ giá tại Việt Nam năm 1999 rằng “bất cứ một nước nào muốn trở thành một nước xuất khẩu đều phải thận trọng để tránh một tỷ giá bị nâng cao và nếu Chính phủ mắc sai lầm khi tác động vào tỷ giá hối đoái thì thà phạm sai lầm giảm giá, chứ tuyệt đối không được tăng giá đồng tiền trong nước”(42).

Mặc dù nâng giá tiền tệ tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương song mức độ tác động thường có một độ trễ nhất định. Do đường cầu nhập khẩu được bắt nguồn từ đường cung-cầu hàng hóa của mỗi nước trong khi đường cầu hàng hóa của một nước thường không co giãn trong ngắn hạn nên cầu nhập khẩu trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn cầu nhập khẩu trong dài hạn. Vì vậy sau khi đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm nội địa do chưa điều chỉnh được toàn bộ ý thức về hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn hàng hóa sản xuất

trong nước; bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu cần phải có một thời gian nhất định trong việc tìm kiếm được nguồn hàng cung cấp ngoại quốc. Kết quả là phải sau một thời gian nhất định, xuất khẩu mới giảm, nhập khẩu mới tăng, đây cũng là kết luận của hiệu ứng tuyến J được đề cập một cách sâu sắc từ cuối những năm 80 thế kỉ trước.

Hình 5: Tuyến J trong trường hợp nâng giá nội tệ.

0

Nguồn: (40)

Hình 5 cho thấy sự vận động của cán cân thương mại trong đó có xuất khẩu, nhập khẩu khi đồng nội tệ bị nâng giá. Giai đoạn ngắn hạn, cán cân thương mại vẫn thặng dư do giá trị xuất khẩu giảm ít hơn so với giá trị nhập khẩu, số người biết đến và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu do lợi thế về giá đang trong diện hẹp; giai đoạn dài hạn, xuất-nhập khẩu trở nên co giãn hơn, tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanh hơn so với tốc độ giảm giá, số người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu tăng lên trên diện rộng dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt.

Nâng giá tiền tệ nói tóm lại thường mang lại hậu quả xấu cho hoạt động ngoại thương, gây thâm hụt cán cân thương mại và thường là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu cơ. Vì thế, trong các danh mục các giải pháp thúc đẩy ngoại thương của đa số các quốc gia trên thế giới thường không có giải pháp về “nâng giá tiền tệ”.

Thặng dư (+) Thâm hụt (-) Ngắn hạn Dài hạn Thời gian Cán cân thương mại

Chương 2: Ngoại thương Việt Nam dưới tác động của tỷ giá hối đoái

Đã gần hai thập kỉ trôi qua kể từ khi ngoại thương Việt Nam bước vào một chặng đường mới, chặng đường đổi mới và cũng là chặng đường của sự hợp tác phát triển, của xu thế tự do hóa thương mại với nhiều hi vọng tươi sáng về tương lai. Ngoại thương được cởi trói, các hoạt động ngoại thương trở nên tự do hơn, khái niệm “độc quyền ngoại thương” dường như đã bị lãng quên từ lâu lắm.

Thế nhưng, lúc gặt hái được những thành công bước đầu cũng chính là lúc ngoại thương Việt Nam phải đối mặt với thử thách mới. Khó khăn về tìm kiếm thị trường, về những hàng rào bảo hộ vô hình liên tiếp được lập ra từ phía các nước phát triển. Bắt đầu là vấn đề dư lượng kháng sinh trong tôm khiến rất nhiều lô hàng từ Việt Nam xuất sang EU bị trả về rồi đến vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa do hiệp hội cá nheo Mỹ cố tình lập nên hay hàng loạt những vụ tranh chấp lẻ tẻ về khăn mặt bông, bật lửa ga, oxit kẽm…liên tiếp đặt ngoại thương Việt Nam trước những sức ép mới. Trong cuộc chiến thương mại đầy cam go này, chân lí sẽ thuộc về kẻ mạnh. Bởi thế, xuất khẩu của Việt Nam nói riêng cũng như ngoại thương nói chung luôn phải chịu cảnh ấm ức, thiệt thòi. Nhưng may sao vẫn còn có một loại vũ khí mà chúng ta có thể sử dụng để bảo vệ chính mình mà không bị các quốc gia khác nhòm ngó gây sự đó chính là tỷ giá hối đoái. Công cụ tỷ giá nếu sử dụng tốt sẽ đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thông qua cạnh tranh giá cả, lấy số lượng bù chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương. Đây cũng là thứ vũ khí mà Trung Quốc cũng đã sử dụng; sau khi hạ giá đồng nhân dân tệ từ 5,2 CNY/ 1đôla xuống còn 8,2 CNY/đôla, hàng hóa của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Mỹ, thị trường Tây Âu… đưa thặng dư thương mại của Trung Quốc lên hàng chục tỷ đô la. Điều đáng tiếc là ngay lúc này, cái vũ khí ấy của chúng ta lại đang bị xơ cứng. Trong hơn 3 năm trở lại đây, tỷ giá hối đoái của Việt Nam so với các đồng tiền chủ chốt đặc biệt là đô la lại giảm rất thấp. Có ý kiến cho rằng do cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam thiên về xuất hàng thô, nông sản, nhập máy móc, nguyên vật liệu… nên công cụ tỷ giá có sử dụng cũng chẳng ích gì. Song bằng việc phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam dưới đây, chúng

ta sẽ hiểu hơn được phần nào về những gì mà tỷ giá đã làm cho ngoại thương của chúng ta, nhưng trước hết, hãy bắt đầu với đôi nét về ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 40 - 44)