M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp
2.1. Đánh giá sơ bộ hoạt động ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập:
Thực sự chuyển mình những năm 90 của thế kỉ trước, ngoại thương Việt Nam đã đem lại cho quốc gia nhiều lợi ích. Với lợi thế là quốc gia đi sau, chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam được xây dựng dựa trên những kết tinh của chiến lược các nước công nghiệp mới, các quốc gia thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, của Nhật Bản…Xét về cơ cấu xuất khẩu, bao gồm những mặt hàng nguyên liệu thô, nông nghiệp cổ truyền và một số mặt hàng sơ chế thì ngoại thương Việt Nam được xem là đang ở giai đoạn đầu thời kỳ Hàn Quốc, Đài Loan trải qua cách đây 40-45 năm; song nếu xét về các biện pháp được áp dụng, các chế độ bảo hộ và hỗ trợ tài chính cho sản xuất trong nước thì Việt Nam đang có đặc trưng của thời kỳ thay thế nhập khẩu sơ cấp, còn nếu xem xét đến các chính sách cốt lõi được Nhà nước công bố cũng như xu thế hoạt động chế xuất tăng nhanh dựa nhiều vào các ngành sử dụng nhiều lao động chuyên môn thấp thì ngoại thương Việt Nam lại được xếp vào giai đoạn đầu của công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu sơ cấp. Và rất nhiều chuyên gia nước ngoài đã cho rằng, thực chất, Việt Nam đang ở giai đoạn thay thế nhập khẩu sơ cấp, quan niệm này xem ra có vẻ phù hợp với cơ cấu xuất nhập khẩu của thị trường Việt Nam.
Cùng chiến lược thay thế nhập khẩu, hướng về xuất khẩu, ngoại thương Việt Nam bắt đầu bước vào hội nhập thế giới. Việc trở thành thành viên các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC…, tham gia khu mậu dịch tự do AFTA sắp tới sẽ là ACFTA, kí hiệp thành công Hiệp định thương mại Việt-Mỹ hay việc bắt tay hoạt động thương mại với gần 200 nước trên thế giới đã đem lại những thành tích đáng kể cho ngoại thương quốc gia nhỏ bé này. Năm 1989, tấn dầu đầu tiên được xuất khẩu đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp phát triển ngoại thương Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm, các sản phẩm xuất khẩu như thủy sản, da giầy, dệt may...cho đến nay đã tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lương thực không đủ ăn, quanh năm phải nhập hàng
lương thực vì mục đích tiêu dùng thì nay Việt Nam đã vươn lên nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia công cuộc tái thiết Irắc thông qua việc viện trợ không hoàn lại số gạo trị giá năm trăm nghìn đôla. Đây quả là một kết quả đáng khích lệ đối với ngoại thương nói riêng và cả Việt Nam nói chung.