Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 109 - 114)

M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp

3.2.2.2. Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu:

Từ khi hoạt động ngoại thương phát triển, cuộc sống của người sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là những người nông dân trở nên khấm khá hơn. Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thô sơ chế nên việc sản xuất thường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài đặc biệt là điều kiện về môi trường, thời tiết. Số phận người nông dân do đó trở nên bấp bênh hơn. Để bảo vệ chính mình và cũng để bảo vệ nguồn lợi xuất khẩu, nông dân cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

* Tham gia tích cực các lớp huấn luyện nuôi trồng sản phẩm xuất khẩu: Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nông dân tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu theo kiểu trào lưu, hầu hết đều chưa qua bất kỳ một lớp đào tạo nào mà chỉ học hỏi kinh nghiệm theo kiểu truyền miệng. Vì thế mà hiệu quả sản xuất không cao, việc áp dụng một số giống mới vào sản xuất do không được áp dụng đúng kỹ thuật đã gây tổn thất không nhỏ. Tháng 10/2003, hàng loạt nông dân áp dụng giống lúa cao sản do viện nông nghiệp tiến hành nghiên cứu đã lâm vào tình cảnh bi thảm khi toàn bộ số lúa họ trồng đều lép hạt. Số là giống lúa này chỉ thích hợp trồng vào mùa xuân, song do chưa được phổ biến kỹ, họ đã tiến hành trồng vào thời điểm hè-thu. Ấy là chưa kể đã có rất nhiều gia đình nhổ lúa, trồng tôm sú và đã gặp cảnh tôm chết hàng loạt vì chưa có kiến thức thực sự về phòng và chữa bệnh cho tôm. Bởi thế, các hộ gia đình cần tích cực tham gia các lớp huấn luyện nuôi trồng, ở đó họ sẽ vừa được học hỏi những kiến thức đúng đắn về nuôi trồng, lại vừa được giải đáp mọi thắc mắc giúp cho việc sản xuất có hiệu quả hơn.

* Tham gia bảo hiểm cây trồng, vật nuôi: Thực tế cho thấy việc tham gia bảo hiểm sẽ giảm bớt những thiệt hại do những rủi ro không lường trước gây ra cho cây trồng, vật nuôi, giúp người dân có được một lượng vốn duy trì sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ví như đối với công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam, trong vụ tôm 2002, công ty đã bán bảo hiểm tôm sú cho 15 khách hàng với tổng hợp đồng 30 triệu. Trong thời gian bảo hiểm có 6 khách hàng

bị rủi ro và công ty đã trả bảo hiểm 400 triệu đồng. Song vấn đề bảo hiểm cây trồng, vật nuôi hiện nay vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với những người dân. Họ không tin tưởng lắm vào các loại hình bảo hiểm và chỉ tiến hành bảo hiểm đối với những vật nuôi, cây trồng gặp nhiều rủi ro. Vì thế mà đã có rất nhiều người nông dân mất trắng đành phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa đi làm mướn. Để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như quyền lợi sản phẩm xuất khẩu, thiết nghĩ ngay tại thời điểm hiện nay, người nông dân nên xem xét vấn đề mua bảo hiểm một cách nghiêm túc.

* Phối hợp thành lập hiệp hội nông dân sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu: Hoạt động sản xuất của nông dân Việt Nam chủ yếu vẫn còn phân tán, có tính chất manh mún, nhỏ lẻ, vì thế những người dân rất khó có thể tự bảo vệ mình trước những biến động về giá cũng như trước những thủ đoạn của một số tiểu thương. Việc thành lập hiệp hội sẽ giúp những người nông dân có thêm tiếng nói, họ nhất thiết sẽ phải đoàn kết với nhau để có thể chống lại sự cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu cũng như đòi hỏi những quyền lợi họ đáng lẽ được hưởng. Ở các quốc gia phát triển, hình thức này đã được thực hiện từ lâu và các hiệp hội này đã hoạt động rất tích cực trong việc chống lại sự xâm lấn của hàng nhập khẩu. Điển hình là Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép làm tăng giá bán cá tra, cá basa của ta trên thị trường họ. Các hiệp hội của Việt Nam ra đời sẽ liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó có thể giúp giảm phí trung gian, tăng lợi nhuận và doanh thu cho các hộ gia đình. Với lợi nhuận tăng lên như vậy, chắc chắn những hộ nông dân sẽ trung thành hơn trong việc thực hiện các cam kết với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài một số giải pháp đối với những người dân sản xuất đầu vào xuất khẩu nói trên, lực lượng lao động trong bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nỗ lực hết mình để có thể đưa hoạt động ngoại thương Việt Nam đạt được mục tiêu làm đòn bẩy, đưa đất nước trở thành quốc gia bán công nghiệp vào năm 2010. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy chỉ đạt được khi lực lượng lao động của chúng ta luôn tự nâng cao trình độ, không ngừng học hỏi và đặc biệt là tạo được cho mình tác phong lao động công nghiệp, có tính kỷ luật cao. Người ta hẳn vẫn chưa quên sự

kiện đau lòng khi một giám đốc Đài Loan đánh ba công nhân Việt Nam hồi năm 1998. Đành rằng hành vi này là không thể chấp nhận được song khách quan nhìn nhận, tính kỷ luật của các công nhân Việt Nam còn chưa cao, tính “tự do” vẫn hiện hữu. Ấy là chưa kể đến việc ở một số doanh nghiệp, hễ có bất bình là công nhân lại kéo nhau biểu tình mà không hề thương lượng trước với giám đốc. Điều này đã khiến năm 2002, trên báo Lao động ngày 13/8, Chính phủ đã phải tuyên bố cấm biểu tình ở các doanh nghiệp dệt may, thủy sản.

Lộ trình hội nhập ngày một đến gần, hơn bao giờ hết, để ngoại thương Việt Nam phát triển, để chính sách tỷ giá phát huy vai trò đòn bẩy của nó, các giải pháp trên rất cần được thực sự xem xét.

Kết luận

Ngoại thương Việt Nam đã bước đi trên chặng đường đổi mới được gần 20 năm. Từ đó đến nay, thế giới thực sự đã đổi khác. Các quốc gia ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn bởi sự vận động của những luồng hàng hóa, dịch vụ không thể nào kìm hãm nổi. Cùng với sự di chuyển các luồng hàng hóa dưới tốc độ chóng mặt, tỷ giá hối đoái các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như USD, JPY, EUR cũng liên tục biến động, phản ánh chính xác tương quan sức mua giữa các nước trên thế giới. Là một quốc gia đang bước những bước đầu tiên trong quá trình hội nhập, đã đến lúc Việt Nam chúng ta phải có những nhìn nhận đúng đắn hơn về công cụ tỷ giá, đặc biệt là tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay sẽ chủ yếu được gây dựng nhờ việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại..., rằng với cơ cấu xuất-nhập khẩu ở thời điểm hiện tại thì tỷ giá hối đoái sẽ không có tác động mấy đến hoạt động ngoại thương Việt Nam..Xin thưa nếu sản phẩm của chúng ta có cải tiến đến đâu, mẫu mã có phong phú đến cỡ nào, khi vận động dưới một chế độ tỷ giá bị áp đặt cao hơn nhiều lần so với giá trị thực của nó như tại thời điểm này thì cánh cửa hội nhập chắc chắn sẽ dần khép lại. Ấy là chưa kể đến việc hàng hóa của Việt Nam vốn kém tính cạnh tranh trên trường quốc tế, chất lượng thấp, giá thành cao... Các doanh nghiệp nhà nước với thói quen làm ăn kiểu cũ dù được đầu tư khá nhiều song đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu không được là bao. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó mấy năm trở lại đây, đầu tư nước ngoài lại không ngừng suy giảm.

Lúc Việt Nam bước chân lên thương trường quốc tế cũng chính là lúc hàng hóa Việt Nam liên tiếp gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Đằng sau những thái độ cởi mở, giảm dần mức thuế quan hay cho hưởng đãi ngộ tối huệ quốc là những rào cản vô hình do các quốc gia trên thế giới ngấm ngầm tạo ra nhằm bảo vệ sản xuất nước họ. Chiêu bài mà các nước phát triển thường sử dụng để ngăn cản sự xâm lấn của hàng hóa các nước đang phát triển trên thị trường nước họ chính là

bán phá giá hàng hóa. Điều này cho thấy việc cạnh tranh dựa trên giảm giá thành sản xuất tiến đến giảm giá bán hàng xuất khẩu không còn là biện pháp tối ưu. Bài học đau lòng về vụ kiện cá tra, cá basa còn đó và tôm của chúng ta cũng rất có thể sẽ lâm vào tình cảnh tương tự, khi ấy liệu các nhà hoạch định của chúng ta có còn quay lưng với tỷ giá ? Thiết nghĩ đây chính là thời điểm thích hợp nhất để tỷ giá hối đoái được trả về vận động theo đúng xu thế tự nhiên của nó.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w