Nhóm giải pháp đối với hệ thống ngân hàng NHTM:

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 95 - 99)

M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp

3.2.1.2.Nhóm giải pháp đối với hệ thống ngân hàng NHTM:

Hoạt động với tư cách là người đi vay và người cho vay, NHTM đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút các lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư rồi phân bổ cho các dự án đi vay từ phía các tổ chức, cá nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp. Mặc dù đã có thị trường chứng khoán , song đa số các doanh ngiệp Việt Nam đều tìm đến các NHTM khi có vướng mắc về vốn. Điều này càng làm tăng thêm ý nghĩa của sự tồn tại hệ thống NHTM bởi NHTM chi phối hầu như toàn bộ lượng vốn vận động của nền kinh tế nên mọi sự sai sót tác động tiêu cực đến NHTM sẽ rất dễ gây tổn thương cho hệ thống tiền tệ nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động ngoại thương nói chung. Có rất nhiều giải pháp để nâng cao hoạt động của NHTM, song trong khuôn khổ của bài viết, người viết sẽ đề cập đến một số giải pháp xuất phát từ những bất cập trong thực tế và đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái cũng như ngoại thương Việt Nam.

*Xóa bỏ dần tình trạng nợ xấu trong hệ thống các NHTM: Nợ xấu luôn là vấn đề nan giải của các NHTM, đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Ngay tại thời điểm này, nợ xấu đang ăn mòn dần khả năng cho vay của NHTM. Tình trạng vốn cho vay không quay vòng lại ngân hàng sau một thời gian quy định như lúc này nếu kéo dài sẽ khiến các ngân hàng buộc phải thu hẹp phạm vi cho vay, hiệu quả kinh doanh giảm dần, lợi nhuận dự tính chuyển thành chi phí dự tính và kết quả là nếu không được sự trợ giúp từ phía NHNN, các NHTM này sẽ phá sản, thị trường tiền tệ bị tê liệt, hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ bị đông cứng.

Tuy nhiên thực tế thật trớ chêu khi 90% khoản nợ xấu của hệ thống NHTM hiện nay có sự góp mặt của các “con nợ” là các doanh nghiệp nhà nước, nợ trung và dài hạn chiếm đến 30% trong đó nhiều nhất là nợ xấu trong đầu tư xây dựng cơ bản

(28). Sở dĩ xuất hiện tình trạng như vậy là do đa số các doanh nghiệp nhà nước vay vốn với lượng lớn nhưng làm ăn không hiệu quả. Thái độ “cả nể” và phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đeo bám hoạt động của các NHTM hay chính xác hơn là những nhân viên hoạt động trong hệ thống ngân hàng này. Họ cho rằng nếu các doanh nghiệp nhà nước không trả nợ được cho họ thì bản thân nhà nước sẽ đứng ra bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm mà Nhật Bản đã từng vấp phải trong cuộc khủng hoảng 97-98. Các NHTM tại Nhật Bản theo chủ trương khuyến khích đầu tư của nhà nước đã ra sức cho các doanh nghiệp vay, thậm chí NHNN Nhật Bản còn ủng hộ cho quan điểm này bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 0%, hậu quả là nợ xấu liên tiếp xuất hiện. Khi các NHTM Nhật Bản tìm đến giải pháp hạn chế cho vay, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tình trạng tăng giá đồng Yên, xuất khẩu sụt giảm, nhập siêu leo thang đã vượt ngoài tầm kiểm soát của quốc gia này. Cộng thêm với nạn đầu cơ ồ ạt trên thị trường chứng khoán, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, hệ thống ngân hàng gần như đổ vỡ hoàn toàn và phải mất 5 năm các NHTM của Nhật Bản mới vượt qua sóng gió. Với bài học từ Nhật Bản, các NHTM nên giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách kiên quyết không cho các dự án không khả thi, những dự án không có thế chấp hoặc thế chấp ở mức thấp vay; công bằng hơn khi xem xét các dự án đi vay thuộc khu vực tư nhân. Tránh tình trạng móc ngoặc tự ý cho vay bừa bãi của các nhân viên bằng cách tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động các nhân viên và có chế độ thưởng, phạt nghiêm khắc. Làm được điều này chính là đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho tỷ giá phát huy vai trò thúc đẩy ngoại thương của mình.

*Chủ động tìm kiếm thị trường vay và cho vay, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh: Do NHTM là một tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nếu coi NHTM như một doanh nghiệp kinh doanh thì NHTM cũng cần phải quảng bá cho dịch vụ của nó. Điều đó đồng nghĩa với việc để tồn tại, các NHTM phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, lối hoạt động xưa cũ ngồi chờ khách hàng sẽ bị thay thế bởi các chiến lược thu hút tiền gửi, tạo tiền vay. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn toàn bộ hệ thống ngân hàng, kiểm soát được những vận động của

tỷ giá, các NHTM nên thực hiện đa dạng hóa thị trường kinh doanh, có nghĩa là không chỉ tiến hành quan hệ vay và cho vay với những người cư trú mà việc vay và cho vay này còn được mở rộng, xúc tiến đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú tại Việt Nam. Nếu giải pháp này được thực thi thì tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các NHTM sẽ được đa dạng hóa, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số đồng tiền chủ chốt. Mặt khác, các tài khoản tiền gửi ngoại quốc có thể sẽ là cứu cánh cho NHTM trong nước khi gặp khó khăn về vốn hoặc chịu sức ép rút vốn hàng loạt từ những người cư trú.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh cũng được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao khả năng cạng tranh của các NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tham gia vay vốn hoặc kinh doanh, chuyển đổi ngoại tệ. Hơn nửa năm trở lại đây, cạnh tranh giữa các NHTM đặc biệt là các NHTM cổ phần diễn ra rất gay gắt, lãi suất nhận tiền gửi liên tiếp tăng lên trong khi đó lại suất cho vay lại liên tiếp được giảm xuống để thu hút các khoản cho vay. Việc làm này đã khiến lợi nhuận kinh doanh các NHTM sụt giảm do chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay bị thu hẹp, gây nguy cơ phá sản một số ngân hàng. Song nếu các NHTM tiến hành đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, có dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, biếu-tặng quà nhân dịp lễ tết... thì chắc chắn số khách hàng tìm đến sẽ càng đông, cuộc chạy đua về lãi suất khi ấy sẽ không còn là bài toán không lời giải.

*Tăng cường triển khai an ninh tài khoản tiền gửi và bảo vệ toàn bộ hệ thống mạng của NHTM: Các NHTM Việt Nam hiện nay dường như quá chú trọng vào việc làm thế nào để có thật nhiều lợi nhuận, tăng được số lượng các tài khoản tiền gửi mà quên đi mất công việc giữ an toàn cho các tài khoản tiền gửi ấy. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại luôn tâm niệm tiền chính là sinh mệnh. Để kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có tiền, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày kia tiền trong tài khoản ngân hàng các doanh nghiệp này đột nhiên biến mất ? Hậu quả thật khó có thể lường trước song chắc chắn hệ thống tiền tệ sẽ bị tổn thương, tỷ giá sẽ biến động bất ổn, kéo theo sự tê liệt toàn bộ hoạt động ngoại thương.

Năm 2003 là năm chứng kiến sự kiện hàng loạt NHTM tiến hành áp dụng phương thức thanh toán điện tử song vấn đề an ninh ngân hàng vẫn bị coi nhẹ. Và thế là nạn nhân đầu tiên của những vụ tấn công trên mạng xuất hiện: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Tin tặc đã sử dụng công cụ giải mã mật khẩu để đột nhập vào hệ thống danh sách khách hàng, lấy thông tin về một số cá nhân có tài khoản tại ngân hàng và sau đó là hành động tung tin thất thiệt được lập tức triển khai đến các khách hàng này. Sóng gió nổi lên, sự đồn thổi đã khiến rất nhiều người dân đến ACB rút tiền, ACB đã phải cầu cứu đến sự trợ giúp của NHNN để giải quyết tình huống khó khăn này. Một cách khách quan, tên hacker tấn công vào hệ thống mạng ACB vẫn còn rất nhân đạo. Ở một số nước, tin tặc tấn công còn làm đảo lộn toàn bộ tài khoản tiền gửi và tiền vay, các giữ liệu quan trọng bị đánh cắp thậm chí còn bị xóa sạch. Trong tình cảnh các NHTM VN hiện nay chỉ mới tìm đến công cụ bảo mật bằng các loại khóa mật khẩu hay mật khẩu gồm 8 ký tự thì việc bị tấn công tất yếu xảy ra. Tin tặc sẽ sử dụng công cụ lấy cắp mật khẩu cũng như bẻ khóa mật khẩu tải miễn phí từ các trang web như

http://www.fc.net./phrack/under/misc.html hoặc http://globalkos.org/files.html sau đó giải mã mật khẩu và đột nhập (9). Vì vậy các NHTM nên sử dụng hệ thống phát hiện đột nhập IDS (Instruction detection system) và thay thế mật khẩu 8 ký tự giản đơn bằng mã vân tay hoặc mã từ.

Nếu việc triển khai an ninh mạng trong hệ thống NHTM được thực hiện như trên thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn, phấn khích hơn khi tham gia hoạt động ngoại thương.

*Đảm bảo tính công bằng trong việc hỗ trợ tín dụng xuất- nhập khẩu đối với các doanh nghiệp ngoại quốc doanh: Hiện nay, các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu ngoại quốc doanh vẫn đang trong tình cảnh bị phân biệt đối xử. Hầu hết các khoản vay để mở rộng hoạt động sản xuất thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp này đều được huy động từ bạn bè, người thân, bởi các khoản cho vay từ phía NHTM rất khó tiếp cận, đa số các NHTM đều có đôi chút phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Vì thế nên đôi khi các doanh nghiệp ngoại quốc doanh phải trả cho các chủ nợ phi chính thức khoản lãi suất cao hơn lãi suất ngân

hàng từ 3 đến 6 lần. Điều này vừa tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa gây thiệt hại lớn cho toàn bộ nền kinh tế.

* Tất cả các giải pháp trên sẽ không thể thực hiện được nếu không có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiêm, có trình độ cao. Do đó NHTM một mặt phải

thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên mặt khác lại phải có những chế độ đãi ngộ hợp lý để mọi hoạt động của nhân viên sẽ không thể gây tổn hại đến lợi ích của bản thân NHTM nói riêng cũng như lợi ích của hoạt động thương mại quốc tế nói chung.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 95 - 99)