Thị trường xuấtnhập khẩu:

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 53 - 57)

M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp

2.1.3. Thị trường xuấtnhập khẩu:

Thị trường và mở rộng thị trường luôn là vấn đề quan tâm của cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Trong xu thế hội nhập ngày nay khi cạnh tranh trở nên gay gắt hơn thì vấn đề thị trường lại đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Sau công cuộc đổi mới 86, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ, cơ cấu thị trường Việt Nam có những thay đổi rõ rệt. Nếu năm 1990, xuất khẩu sang Liên xô chiếm đến 38,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả Việt Nam (tương đương 1 tỷ rúp) thì sang năm 1991 chỉ còn chiếm 10,3%. Trước thực tế thị trường Nga và các nước Đông Âu không còn trở nên hấp dẫn, ngoại thương Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu, tiến tới hoàn thiện chủ trương làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Xét riêng thị trường xuất khẩu, quán triệt chủ trương “tích cực và chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường quốc tế”, ngoài các thị trường truyền thống, chủ chốt như Mỹ, Nhật, ASEAN (đạt mức xuất khẩu 2,4 tỷ USD năm 2002), EU (đạt 3,1 tỷ USD năm 2002) với sức mua lớn, Việt Nam còn tích cực tìm kiếm các thị trường ở Châu Phi, Mỹ la tinh như Nam Phi, Zimbabwe, Namibia, Brazil… Về cơ cấu các thị trường xuất khẩu phân theo châu lục, xuất khẩu sang Châu Á vẫn là chủ yếu với mức tỷ trọng bình quân 65% (cao nhất thời kỳ 1991-1995 đạt 73,4%). Tuy nhiên xu thế xuât khẩu sang Châu Á giảm dần, xuống 70,9% năm 1996; 63,8% năm 1997; 60,3% năm 2000 và khoảng 50% năm 2002 (40). Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Châu Á giảm dần đi đôi với tăng dần trong xuất khẩu trên các thị trường khác như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương. Xu thế chuyển hướng thị trường từ Châu Á sang Châu Âu, Mỹ phản ánh biến chuyển tích cực và hiệu quả trong công tác xúc tiến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và của Việt Nam nói chung (xem 1.2 phụ lục 1)

Tuy nhiên, xét một cách cụ thể hơn, ba năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực bắt đầu có những thay đổi đáng ngại. Thị trường xuất khẩu gạo sang Châu Âu và Bắc Mỹ đang có xu hướng giảm sút do các thị trường này đang giảm dần lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là nguy cơ thể hiện việc gạo Việt Nam đang mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh khác, đặc biệt là Thái Lan, Trung Quốc.(xem 1.4 phụ lục 1). Mặt hàng thủy sản vẫn tỏ ra ưu thế vượt trội với việc lượng xuất khẩu tăng liên tiếp vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU đến mức một số chuyên gia kinh tế đã tỏ ra hoài nghi rằng liệu con số xuất khẩu sang các thị trường đó là có thực, liệu một số doanh nghiệp có thực hiện việc “xuất khẩu không hàng” để chiếm đoạt tiền từ ngân sách thông qua hoàn thuế ? Chưa hết, xuất khẩu linh kiện máy tính, niềm hy vọng của xuất khẩu Việt Nam lại phần lớn xuất khẩu theo kiểu ăn theo, thầu lại hợp đồng của các công ty mẹ chủ yếu từ các thị trường Thái Lan, Philipin, Nhật Bản. Đa số các lần chào hàng trên thị trường mới như châu Âu, Trung Mỹ, Trung Đông, châu Phi đều không dẫn đến hợp đồng cho những năm sau, điều này cho thấy sản phẩm của ta thực sự chưa được các thị trường này chấp nhận.

Đối với thị trường nhập khẩu, ngược lại với thị trường xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á lại tăng dần qua các năm và chiếm vai trò chủ đạo trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Từ 37% năm 1990 lên đến 77,6% năm 1995 rồi 80,4 % năm 1999 và 82,21% năm 2002 (40). Các thiết bị, máy móc chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường có nền công nghệ trung gian như Thái Lan, Xinhgapo, Đài Loan, Hàn Quốc…thể hiện mô hình “đàn sếu bay” được áp dụng trung thành đối với nhập khẩu Việt Nam. Cùng với sự tăng mạnh từ thị trường Châu Á, tỷ trọng thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là thị trường Châu Âu lại có xu hướng giảm dần, mức giảm trung bình giai đoạn 1991-2002 khoảng 5%/năm. (xem 1.3 phụ lục 1) Nguyên nhân chủ đạo trong sự tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Châu Á, giảm dần thị trường Châu Âu chính là do đầu tư nước ngoài từ các quốc gia Châu Á tăng mạnh mẽ. Đa số các doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Á sử dụng công nghệ nhập khẩu từ nước họ. Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị riêng đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đã lên đến gần 30% tồng giá trị nhập khẩu, cao nhất là năm 1999 với 33,4%. Mặt khác, cũng có thể thấy rằng nước nào hỗ trợ ODA cho Việt Nam càng nhiều thì máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu…của nước họ càng được xuất nhiều sang Việt Nam. Ví như giai đoạn 1998-2001, Đài Loan, Singapore vừa là các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam (lần lượt ở mức 4,32 tỷ USD; 5,3 tỷ USD) lại vừa là các thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất (6,78 tỷ USD; 9,42 tỷ USD).

Một cách khái quát, thị trường nhập khẩu Việt Nam đã ít nhiều có được định hướng chuyên sâu, từng bước vận động phù hợp với chính sách mặt hàng và chiến lược thay thế nhập khẩu của ta. Tuy nhiên, việc nhập khẩu không đơn giản chỉ phụ thuộc vào cầu trong nược mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác đặc biệt là đầu tư nước ngoài nên thị trường nhập khẩu trước mắt vẫn tiếp tục đi theo chiều hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á, giảm tỷ trọng từ Châu Âu và các châu lục khác.

Cuộc chiến hội nhập thực sự đem lại cho ngoại thương Việt Nam nhiều trăn trở, trăn trở trong tìm kiếm thị trường, trong hoạch định chiến lược phát triển cũng như trong vấn đề thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu. Có người cho rằng xu thế khu

vực hóa kinh tế với sự tham gia khu mậu dịch tự do AFTA hoặc sắp tới năm 2004 sẽ tham gia khu mậu dịch Trung Quốc-ASEAN (ACFTA) là một lợi thế mỹ mãn cho ngoại thương Việt Nam trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hàng hóa của Việt Nam sẽ được giảm thuế, việc giảm thuế sẽ dẫn đến tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường này từ đó sẽ góp phần cải thiện ngoại thương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ý tưởng này chỉ đúng được phần nào. Trước hết phải hiểu rằng nếu Việt Nam được lợi thế cạnh tranh về thuế thì các quốc gia khác trong nội bộ khối cũng sẽ được lợi thế đó. Trong khi hàng hóa các nước ASEAN, đặc biệt là ASEAN6 có tính cạnh tranh cao, giá rẻ, chất lượng tốt thì hàng hóa Việt Nam lại liên tục bị trả về phần vì lỗi, phần vì không phù hợp với mẫu mã hàng hóa đưa ra.

Mặt khác, do cùng một điều kiện khí hậu, cùng chiến lược phát triển và cùng cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, chính các quốc gia ASEAN lại là những đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của Việt Nam. Thái Lan vội vã tìm cho mình con đường riêng thông qua đàm phán kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Ấn Độ, Úc, Tây Ban Nha. Cămpuchia âm thầm bắt tay với Mỹ; Malayxia thì ra sức phấn đấu kí kết Hiệp định tự do hóa thương mại với khu vực Bắc Âu…Trong khi đó, công tác tự do hóa thương mại của Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc thâm nhập thị trường chứ chưa đi đến kí kết hiệp định thương mại song phương, trừ Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Hiện chúng ta đang trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, một chặng đường đầy khó khăn với sự phản đối của không ít các quốc gia, thời gian gia nhập dự tính sẽ còn 2 năm, trong khoảng thời gian đó, Việt Nam cần tích cực chủ động hơn trong công tác xúc tiến thương mại của mình để có thể cạnh tranh và cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.

Xét một cách vi mô hơn, sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, chính vì thế mà chúng ta đã bỏ qua không biết bao nhiêu cơ hội xuất khẩu hàng hóa với khối lượng lớn. Xét riêng bánh đậu xanh Rồng Vàng, một loại hàng xuất khẩu được ưa chuộng trên các thị trường Tiệp, Đức năm 2001 đã bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu trong hợp đồng 300.000 hộp do khả năng sản xuất còn giới hạn. Việc

dự báo cầu xuất khẩu trên thị trường thế giới còn chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng thiếu hàng để xuất. Theo Bộ Thương Mại thì cuối năm 2003 cầu về gạo sẽ gia tăng đột biến song gạo đã được xuất gần hết trong vòng 6 tháng đầu năm nên việc tìm nguồn hàng tăng cường thêm lượng gạo xuất khẩu sẽ gặp khó khăn.

Hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra còn mang tính chất đối phó; có những trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”, gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động ngoại thương. Trong đa số trường hợp quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng không được bảo vệ hoặc không thể bảo vệ do việc tìm hiểu luật các quốc gia đối tác chưa được nhà nước quan tâm phổ biến cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương. Bên cạnh đó, chiến lược thị trường tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ, đặc biệt là chiến lược thị trường xuất khẩu. Một thực tế là nếu hàng hóa của ta tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ, tất yếu sẽ gây sự chú ý và những kết cục bất lợi cho ta. Bài học phá giá cá tra, cá basa chưa kịp lắng xuống thì tôm

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w