Giai đoạn sau đổi mới 1986: 1 Giai đoạn 1986-1989:

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 62 - 64)

M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp

2.2.2.Giai đoạn sau đổi mới 1986: 1 Giai đoạn 1986-1989:

2.2.2.1. Giai đoạn 1986-1989:

Trong vòng ba năm kể từ sau đổi mới 86, mặc dù cơ chế quan liêu bao cấp đã bị xóa bỏ cùng với sự ra đi của chế độ độc quyền ngoại thương song quan điểm chỉ đạo trong quản lý tỷ giá vẫn là cố định tỷ giá, chế độ đa tỷ giá vẫn tồn tại. Giải thích cho vấn đề này có thể do tỷ giá là nhân tố nhạy cảm, việc thay đổi đột ngột tỷ giá có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng, bên cạnh đó việc mở cửa kinh tế

trong khi những kiến thức thực tế về tỷ giá hối đoái vẫn còn khiêm tốn đã vô tình tước đi sự “tự do” của tỷ giá.

Xét trên góc độ thực tế điều hành tỷ giá, tỷ giá kết toán nội bộ vẫn được xem là đứa con ruột của hoạt động ngoại thương Việt Nam và tỷ giá này lại tiếp tục cái công việc xói mòn hoạt động ngoại thương như nó đã từng làm trước đây. Càng ngày, tỷ giá kết toán nội bộ càng lệch xa tỷ giá thị trường, việc không tính đến mức độ trượt giá trong ấn định tỷ giá đã khiến ngân sách phải liên tục bù lỗ hàng xuất khẩu, càng xuất lại càng lỗ. Tính chung thời kì 1986-1989, trên thị trường, 1Rúp mua được trên dưới 1500VND hàng xuất khẩu, 1 USD được khoảng 3000VND thì tỷ giá kết toán nội bộ trong thanh toán quan hệ xuất-nhập cố định ở mức lần lượt là 150 VND/Rúp và 225 VND/USD. Điều này có nghĩa là 1 Rúp hàng xuất khẩu, Nhà nước phải bù lỗ 1350VND và 1 USD phải bù 2775 VND. Năm 1987, cả nước xuất khẩu được 650 triệu Rúp/đô la trong đó khu vực đồng Rúp là 500 triệu, khu vực đồng đô la là 150 triệu thì ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ hơn 900 tỷ(50). Việc các ngành, các địa phương càng cố gắng xuất khẩu nhiều để thực hiện nghĩa vụ với các nước bạn đồng nghĩa với việc Nhà nước càng phải bù lỗ xuất khẩu. Khi Ngân sách Nhà nước không đủ bù lỗ thì nợ giữa các doanh nghiệp, các ngành tham gia hoạt động ngoại thương tăng lên do vấn đề chậm trễ trong thanh toán; vốn phục vụ kinh doanh, thu mua nông sản thiếu hụt kéo theo sự giảm sút trong sản xuất hàng xuất khẩu.

Đối với hoạt động nhập khẩu, thực chất Nhà nước vẫn đứng ra phân phối cho các ngành kinh tế quốc dân vật tư, nguyên vật liệu với mức giá thấp theo tỷ giá kết toán nội bộ kể trên và vẫn áp dụng chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương. Việc áp dụng tỷ giá nhập khẩu đối với một số loại mặt hàng, nhóm hàng trong khi không bao quát được tổng thể mặt bằng giá cả hàng hóa đã khiến xảy ra tình trạng 1 xe xúc than Bella loại 20 tấn của Liên Xô giá 500 đồng bằng giá một xe môtô cũ. Bên cạnh đó, tình cảnh bù lỗ nhập khẩu diễn ra tương tự như đối với xuất khẩu. Năm 1988, giá trung bình 1kg bông nhập khẩu trên thị trường các nước là 4500 đồng trong khi giá nhập khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở mức 3000đồng/kg, sở dĩ có mức giá rẻ như vậy là do mức giá này được tính từ mức tỷ giá 630 đồng/Rúp. Và mỗi một cân

bông, nhà nước phải bù lỗ khoảng 1500 đồng. Đối với các mặt hàng khác như phân bón, lúa gạo... tình cảnh cũng diễn ra tương tự. Việc bù lỗ liên tục đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như cách áp đặt cứng nhắc tỷ giá đã khiến ngoại thương Việt Nam không phát huy được vai trò của nó trong thúc đẩy phát triển kinh tế, càng đẩy mạnh xuất khẩu, nhập siêu càng nghiêm trọng. Việc tạo ra tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ với mục đích hoang đường là ổn định hoạt động kinh tế đối ngoại đã bóp nghẹt động lực cũng như tính sáng tạo trong sản xuất và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.

Có thể nói, trong thời kỳ 86-89 này, cơ chế tỷ giá kết toán nội bộ đã làm nảy sinh hai khuynh hướng chủ đạo trong việc điều hành và bù lỗ hoạt động xuất nhập khẩu. Một là nếu thực hiện đúng như cam kết giao hàng đối với nước bạn thì lỗ hàng xuất khẩu nảy sinh rất lớn nhưng nếu trì hoãn lại nghĩa vụ giao hàng thì nợ đọng lại tăng lên kéo theo tăng nghĩa vụ xuất khẩu để trả nợ. Hai là do tỷ giá được ấn định thấp nên các tổ chức kinh tế được quyền xuất khẩu có ngoại tệ không bán lại cho ngân hàng như quy định vì sợ mất lãi mà quay sang buôn bán trên thị trường chợ đen. Cả hai khuynh hướng này đều làm rối loạn hoạt động ngoại thương, khiến xuất khẩu trở nên tiêu điều, cán cân thương mại nhập siêu nghiêm trọng, đặt công tác điều hành và quản lý tỷ giá trước sức ép phải được đổi mới.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 62 - 64)