M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp
2.1.1. Qui mô, tốc độ tăng trưởng ngoại thương:
Ngoại thương Việt Nam trong suốt thời kì 1991-2003 không ngừng mở rộng qui mô, nếu đầu năm 1991, tổng số doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động ngoại thương mới dừng lại ở 1.875 thì đến năm 1999, con số này đã lên đến 8.117 rồi 12.146 doanh nghiệp năm 2002(47). Các doanh nghiệp ngoại thương đã có những thay đổi đáng kể về chất, từ vai trò trung gian đã chuyển sang xuất nhập khẩu trực tiếp. Đối với một số mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, mây tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm gỗ…việc sản xuất sản phẩm đã dần đi từ khâu nguyên liệu chế biến đến qui trình sản xuất sản phẩm rồi tới khai thác thị trường và tổ chức xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phân bố khắp các tỉnh thành trong nước nhưng tập trung chủ yếu vẫn là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; tính đến nay đã có khoảng 100 khu công nghiệp và khu chế xuất, tạo điều kiện ưu đãi về xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh việc quản lý hành chính từ phía Chính phủ với sự góp mặt của Bộ Thương Mại, các hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành như gạo, cà phê, hạt điều… cũng được thành lập và phần nào đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện qui mô hoạt động xuất nhập khẩu cả về lượng lẫn về chất. Qui mô xuất nhập khẩu được mở rộng kéo theo sự phát triển nhanh chóng trong qui mô thị trường cũng như qui mô mặt hàng xuất nhập khẩu. Quan hệ ngoại giao với chiến lược chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”, tăng cường hợp tác dựa trên mục tiêu “hai bên cùng có lợi” đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong hoạt động ngoại thương Việt Nam.
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ giai đoạn 1991-2003 Năm Tổng kim ngạch Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Nhập siêu Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) tỷ lệ nhập siêu/ XK(% ) 1991 4425,2 85,8 2087,1 86,8 2338,1 85 251,0 12,0 1992 5121,4 115,7 2580,7 123,6 2540,7 108,7 -40,0 1993 6909,2 134,9 2985,2 115,7 3924,0 154,5 938,8 31,4 1994 9880,1 143,0 4054,3 135,8 5825,8 148,5 1771,5 43,7 1995 13604,3 137,7 5448,9 134,4 8155,4 140,0 2706,5 49,7 1996 18399,5 135,3 7255,9 133,2 11143,6 136,6 3887,7 53,6 1997 20777,3 112,9 9185,0 126,6 11592,3 104 2407,3 26,2 1998 20859,9 100,4 9360,3 101,9 11499,6 99,2 2139,3 22,9 1999 23283,5 111,6 11541,4 123,3 11742,1 102,1 200,7 1,7 2000 30119,2 129,4 14482,7 125,5 15636,5 133,2 1153,8 8,0 2001 31189,0 103,6 15027,0 3,8 16162,0 103,4 1135 7,6 2002 36438,8 116,8 16705,8 11,1 19733,0 122,1 3027,2 18,1 (ước)8/200 3 41920,0 115,0 19108,0 14,3 22812,0 115,6 3704,0 19,4
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Thương Mại
Các số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân đạt 19,5%. Giai đoạn năm 1991-1995, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 28%/năm, cao nhất là năm 1996, đạt kỷ lục 33%. Tuy nhiên nếu xét về doanh thu xuất khẩu thì giai đoạn 2001-2003 lại là giai đoạn có doanh thu cao nhất. Từ gần 16 tỷ năm 2002, doanh thu xuất khẩu dự kiến sẽ đạt được 19,2 tỷ năm 2003, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp 5 tỷ.Việc tăng mạnh trong tổng kim ngạch do sự tăng lên đã đạt được ở cả hai lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu (Đồ thị 1).
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 1991 1993 1995 1997 1999 2001 (ước)2003 Năm G iá t r ị (tr i ệ u U S D )
Kim ngạch XK Kim ngach NK Tổng kim ngạch
Nguồn: Tổng cục thống kê, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương Mại)
So với năm 2001, xuất khẩu năm 2002 tăng 11,1% và theo số liệu ước tính của Bộ Thương Mại tốc độ tăng xuất khẩu cuối năm 2003 có thể sẽ là 14,3% với kim ngạch xuất khẩu có thể đạt tới khoảng 19,1 tỷ USD chiếm khoảng 50% GDP. Nguyên nhân chủ yếu của tăng kim ngạch xuất khẩu là do giá một số mặt hàng chủ lực tăng cao như giá gia công hàng dệt may xuất khẩu tăng khoảng 10-20%, giá dầu vẫn giữ ở mức cao 31 USD/thùng…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân đã được bình đẳng hơn khi tham gia xuất khẩu, chế độ quản lý ngoại hối được nới lỏng với tỷ lệ kết hối giảm xuống còn 0% khiến các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kí kết hợp đồng cũng như thu mua hoặc nhập khẩu hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương Mại) sau những “bất hạnh” với con cá basa cũng đã tích cực hơn trong công tác tìm kiếm thị trường, nội trong tháng 10/2003 đã có ít nhất ba cuộc hội thảo về thâm nhập thị trường đó là các thị trường Brazil, Nam Phi, Mêhicô.
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực xuất khẩu mang lại, mấy năm gần đây (từ 2000 đến 2003), ngoại thương Việt Nam lại đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng trong kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn
nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu khiến cán cân thương mại luôn trong tình trạng thâm hụt, nhập siêu triền miên (trừ năm 1992 xuất siêu). Năm 1993 nhập siêu 938,8 triệu đô la, ba năm sau, năm 1996, nhập siêu đã lên đến con số 3,9 tỷ đô la, đến nay năm 2003, dự tính mức nhập siêu cuối tháng 12/2003 sẽ lên đến con số 5 tỷ vượt ngưỡng an toàn là 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Xét một cách khách quan, nhập siêu không phải là xấu, trong chừng mực nào đó, nhập siêu thể hiện nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, nhập siêu do đó sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng đối với ngoại thương Việt Nam, nhập siêu dường như thể hiện hiệu ứng ngược lại, nhập siêu càng tăng, mức tăng kim ngạch xuất khẩu càng chậm lại. Năm 2002, xuất khẩu tăng 110% thì nhập siêu tăng 116,8%.
Việc tốc độ tăng nhập khẩu luôn lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu gây ra tình trạng nhập siêu một phần do các mặt hàng xuất khẩu của ta đa số cần nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu trong khi giá nguyên vật liệu lại liên tục tăng ví như giá nhập khẩu năm 2003 tăng trung bình 15% so với cùng kì năm 2002, trong đó: xăng dầu tăng 22,9%, giá phân bón tăng 18,2%, giá phôi thép tăng 34,6%... phần khác là do các yếu tố về thị trường, cơ cấu sản phẩm…(sẽ được tình bày ngay ở phần dưới đây). Nhập siêu nếu đúng như dự tính thì mức 5 tỷ năm 2003 thì sẽ là mức cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay và điều này thực sự gây tâm lí lo lắng cho các nhà quản lý hoạt động ngoại thương.
Mặt khác, mức nhập siêu dự tính gần 5 tỷ USD này được xem là dấu hiệu của hiện tượng nhập khẩu tràn lan, nhiều máy móc thiết bị được nhập khẩu về với giá đắt hơn nhiều lần so với giá chuẩn của thế giới, một số hàng hóa Việt Nam có thể sản xuất được vẫn được nhập khẩu. Nếu như giai đoạn 1999-2001, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dựa trên tăng trưởng chủ đạo của cả xuất khẩu và nhập khẩu (mức xuất khẩu xấp xỉ bằng nhập khẩu do chiến lược thay thế nhập khẩu hướng về xuất khẩu tỏ ra có hiệu quả) thì nay, sự tăng lên không ngừng của tổng giá trị xuất nhập khẩu lại chủ yếu dựa vào sự “bứt phá ngoạn mục” của nhập khẩu. Mặc dù nhập khẩu tăng cũng có biểu hiện tích cực đó là nhu cầu tiêu dùng của người dân được đáp ứng, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước song do cơ cấu xuất
nhập khẩu chưa hợp lý nên đối với ngoại thương Việt Nam, sự tăng mạnh mẽ trong kim ngạch xuất nhập khẩu thời điểm này là dấu hiệu đáng lo hơn đáng mừng.
2.1.2.Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu:
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu như đã đề cập ở trên chính là yếu tố cơ cấu trong hoạt động ngoại thương. Xét một cách tổng thể thì cơ cấu ngoại thương Việt Nam trong suốt thập kỉ 90 thế kỉ trước đến nay đã có một số biến chuyển nhất định, song sự thay đổi đó còn chậm và chưa phù hợp với xu thế hội nhập ngày nay. Ông Haward Mc. Kneal (Mỹ), nhân viên được cử sang làm việc tại WB (Việt Nam) khi được hỏi đã nhận định “cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam còn chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam còn kém. Tốc độ hội nhập về ngoại thương được đánh giá ở mức trung bình và cần thiết phải có một bước đột phá về cơ cấu mới có thể cải thiện được tình hình ngoại thương Việt Nam…”. Việc nghiên cứu cơ cấu ngoại thương dưới đây sẽ thông qua đánh giá về cơ cấu cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
*Cơ cấu xuất khẩu:
Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam chia làm 3 nhóm xuất khẩu chính: nhóm I: công nghiệp nặng-khoáng sản (than, quặng, dầu thô…) nhóm II: công nghiệp nhẹ-tiểu thủ công nghiệp (mây tre đan, giày dép…), nhóm III: nông lâm thủy sản (lạc, gạo, tôm, cao su…). Nhìn chung, nhóm xuất khẩu công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp có tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm thể hiện việc chuyển dịch tích cực trong cơ cấu xuất khẩu. Mặc dầu vậy, nhóm xuất khẩu nông lâm thủy sản tuy có giảm giai đoạn 1995-1999, song bước sang giai đoạn 2000-2002 lại có xu hướng tăng lên. Cùng với việc tỷ trọng xuất khẩu nhóm mặt hàng công nghiệp nặng, khoáng sản không có sự gia tăng đột biến cho thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn chuyển dịch chậm. Bên cạnh đó, trong khi nông lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/4 GDP nhưng lại chiếm tới gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thì công nghiệp chế biến đóng góp tới gần 20% GDP lại chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 199 5 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nhóm I (%) 25,3 27,6 24,1 24,0 24,6 25,0 34,91 29,00 Nhóm II(%) 28,4 30,1 35,8 35,6 36,5 35,5 35,72 41,00 Nhóm III(%) 46,3 42,3 40,1 39,4 38,9 39,5 29,37 30,00
Nguồn: Tính toán theo số liệu Bộ Thương Mại
Biểu đồ 1:Cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 1995-2002.
Đơn vị: % 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1995 1997 1999 2001 n ă m Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nguồn: TCTK
Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là thô, sơ chế ví như gạo, cà phê, cao su, than đá, dầu thô…mà một nền xuất khẩu dựa vào nguyên liệu thô sẽ chẳng bao giờ tạo ra được sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động ngoại thương. Theo con số tính toán đưa ra từ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tháng 10/2003, cơ cấu xuất khẩu của ta còn bất hợp lý, trung bình cứ 7 USD kim ngạch xuất khẩu mới có 1 USD là hàng gia công, trong khi đó tại Trung Quốc năm 1994, xuất khẩu nguyên liệu thô chỉ chiếm 16,3%. Mọi nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vẫn chỉ dừng ở việc xuất khẩu những gì sẵn có, thiếu một chiến lược chủ động xuất khẩu phát triển những ngành, những lĩnh vực sản xuất, những nhóm hàng phục vụ xuất khẩu dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu thực sự của thị trường và lợi thế so sánh của Việt Nam. Các mục tiêu đặt ra còn xa vời, thường chạy theo thành tích hơn căn cứ vào thực lực nền kinh tế. Đơn cử là chiến lược xuất khẩu từ nay đến
năm 2005 đặt ra 500 triệu đô la cho xuất khẩu phần mềm, một công việc không tưởng khi đến nay phần mềm của chúng ta mới chỉ xuất khẩu được gần 100 triệu.
Xét cụ thể về các mặt hàng đầu tầu, tính đến tháng 8 năm 2003, các sản phẩm chủ lực của ta bao gồm những mặt hàng thường xuyên đạt kim ngạch trên 1 tỷ đô la ngoài dầu thô là thủy sản, dệt may, da giầy cũng đã đạt mức tăng trưởng khá trong đó dệt may đạt cao nhất 2,921 tỷ USD, dự kiến đạt 3,11 tháng 12/2003. Danh mục mặt hàng chủ lực đã dài thêm do xuất hiện những mặt hàng có kim ngạch khá như sản phẩm gỗ: 393 triệu USD, dây điện và dây cáp điện 204 triệu USD…Tuy nhiên sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của đa số mặt hàng chủ lực là chưa vững chắc do hàng xuất khẩu Việt Nam còn đang phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều quốc gia đặc biệt là Trung Quốc và các quốc gia trong ASEAN.
Bên cạnh đó, cơ cấu thiên về xuất khẩu nông sản với sự sụt giảm về giá của các mặt hàng rau quả, cà phê, cao su, hạt tiêu, chè…đang đặt ngoại thương Việt Nam trước thách thức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong một vài năm tới. Với độ co giãn cao hay chịu áp lực của “giá cánh kéo”, cơ cấu xuất khẩu Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ gây bất lợi không chỉ cho hoạt động ngoại thương Việt Nam mà còn cho cả nền kinh tế, tác động lên đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng và vô hiệu hóa tỷ giá hối đoái. Bộ Thương Mại cũng như các ngành các cấp có liên quan khác cần nhanh chóng tìm ra những sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới nhằm chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm I, giảm dần tỷ trọng nhóm III.
*Cơ cấu nhập khẩu:
Trái với cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam thiên về nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cũng diễn ra khá chậm, tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng diễn biến thất thường, thể hiện sự bấp bênh, yếu kém trong điều hành, quản lý nhập khẩu nhóm hàng này. Nguyên nhân chủ đạo có thể do lượng hàng nhập lậu, gian lận thương mại khá lớn khiến việc xác định cầu tiêu thụ của người dân không chính xác dẫn đến hiện tượng thường xuyên phải nhập khẩu bổ sung hàng tiêu dùng.(xem 1.1 phụ lục 1)
Biểu đồ 2: Cơ cấu nhập khẩu 1995-2003 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 (ước) Năm T ỷ tr ọ ng ( % )
Máy móc thiết bị Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Thương Mại.
Trong cơ cấu nhập khẩu (biểu đồ 2), việc nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ngày càng tăng, từ 61,6% năm 2001 đến 62,9% năm 2002, ước tính đến cuối năm 2003 tỷ trọng này sẽ lên tới 67,2%. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu càng lớn chứng tỏ cơ cấu sản xuất của ta càng phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu và cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác triển khai sản xuất hàng hóa, nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu.
Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị trong tổng cơ cấu nhập khẩu từ năm 1995 đến nay cũng có thay đổi, song không đáng kể. Việc giảm tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị năm trước lại đi kèm với mức tăng trong năm sau, nguyên nhân chủ yếu vẫn do nhu cầu đầu tư lớn, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu tăng mạnh. Nhập siêu đứng ở mức cao do cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho cả mục đích nghiên cứu lẫn tiêu dùng có độ co giãn thấp nên việc giảm kim ngạch nhập khẩu thông qua giảm lượng nhập khẩu là công việc vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, với chiến lược đi tắt, đón đầu công nghệ, các công nghệ tiên tiến được nhập về trong khi ta chưa chuẩn bị kỹ nguồn nhân lực để có thể đủ trí lực tiếp quản, vận hành dẫn đến hiện tượng máy móc nhập về để đấy, gây tốn kém hàng triệu đô la. Chưa hết, tiếp theo đó, một công nghệ khác với trình độ vừa phải phù
hợp với trình độ sẽ được nhập khẩu tiếp tục phục vụ sản xuất dẫn đến nhập siêu bị đội lên rất cao. Thậm chí có những hàng hóa mà Việt Nam có thể sản xuất đủ tiêu dùng vẫn được nhập khẩu tràn lan, ví như năm 2002 trong khi giá đường trong nước