Giai đoạn 1993-1996: Giai đoạn nâng giá đồng Việt Nam

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 69 - 75)

M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp

2.2.2.3.Giai đoạn 1993-1996: Giai đoạn nâng giá đồng Việt Nam

Thành tích xuất siêu năm 1992 kéo dài không được bao lâu. Ngay trong năm 1992, trong khi 6 tháng đầu năm xuất siêu do tỷ giá diễn biến có lợi cho xuất khẩu thì 6 tháng cuối năm, nhập siêu liên tục diễn ra. Quan điểm nâng giá nội tệ không dựa trên chỉ số giá cả dưới vỏ bọc “không phá giá tiền ta” trở lại với lối nghĩ xưa cũ thời bao cấp. Trong khi báo chí ra sức cảnh báo việc tăng giá nội tệ sẽ hủy hoại xuất khẩu thì tỷ giá lại tiếp tục bị điều chỉnh theo hướng lên giá và ngày càng lệch xa khỏi trục tỷ giá thực. Thậm chí những người nhào nặn ra mức tỷ giá nội tệ cao giả tạo này lại vô cùng hoan hỉ, cho rằng với việc tăng giá đồng Việt Nam như vậy sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng vững chắc hơn. Tháng 3 năm 1994, một đoàn lãnh đạo cao cấp của ta sang thăm Thái Lan với mục đích học tập kinh nghiệm điều hành quản lý kinh tế. Được nước bạn cung cấp cho bí quyết điều hành tỷ giá, một vị lãnh đạo đã tuyên bố xanh rờn “Thái Lan phát triển đến ngày nay là nhờ họ đã cố định tỷ giá nội tệ ở mức cao 25 bạt/đôla suốt 10 năm liền...”. Thật nực cười khi chỉ 3 năm sau đó, chính mức tỷ giá cao giả tạo này đã khiến Thái Lan phải bán hết lượng dự trữ ngoại hối 36 tỷ đô la và lâm vào tình cảnh khủng hoảng kinh tế toàn diện.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính của việc chỉ đạo lên giá nội tệ lại được đổ cho lạm phát đang trong tình trạng cao, do đó cần nâng tỷ giá hối đoái để tăng cường sức mua, triệt tiêu lạm phát. Rồi người ta hoan hỉ khi mức lạm phát giảm từ 17,5% năm 1992 xuống còn 5,2% năm 1993. Thế nhưng khi lạm phát tăng đột biến từ 5,2% năm 1993 lên 14,4% năm 1994 thì tác động “hữu ích” của nâng giá tiền tệ lại không được đề cập tới. Thực ra động lực kéo tụt lạm phát thời kỳ này không phải là nâng giá tiền tệ mà do độ trễ trong xuất siêu 1992. Chính việc sự kiện phá giá giai đoạn 89-91 đã thúc đẩy xuất khẩu, một lượng ngoại tệ lớn đổ vào trong nước nâng

sức mua thực tế của đồng Việt Nam cao hơn, từ đó lạm phát giảm xuống. Quan điểm chỉ đạo nâng giá nội tệ trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, khi chiến lược hướng về xuất khẩu vừa được thực thi thực sự là một rào cản đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn này.

Trở lại với vấn đề điều hành tỷ giá, sau khi mức giảm giá nội tệ âm suốt 11 tháng cuối năm 1992, tháng 3/1993 nhằm phục vụ quan điểm lên giá đồng tiền, Nhà nước đã chỉ đạo đặt giá USD của Nhà nước cao hơn giá thị trường, USD liên tục được bán ra. Từ tháng 8/1993 đến 3/1994, Nhà nước đã bán ra 5,049 triệu đô la(22), đồng Việt Nam do đó lên giá tương đối so với đô la. Có một bài báo đã phấn khởi rằng tiền ta đã lên giá so với USD, đồng tiền mạnh nhất thế giới!

Đồ thị 2: Diễn biến tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực (USD/VND) giai đoạn 1993-1999 0 5000 10000 15000 20000 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Năm Đ ồ ng

Tỷ giá danh nghĩa Tỷ giá thực

Nguồn: Vụ ngoại hối, NHNN

Trong suốt thời kỳ 93-96, tỷ giá danh nghĩa (USD/VND) liên tục bị ép ở mức cao tương đối so với tỷ giá thực. Trong khi tỷ giá thực giảm đáng kể thì tỷ giá danh nghĩa hầu như không đổi. Có thể thấy rõ điều này trong biểu đồ 5, khoảng cách giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa ngày càng doãng rộng ra, năm có độ doãng cao nhất chính là 1996, đây cũng là năm tổng kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến do nhập siêu đạt mức kỷ lục. Xét trên góc độ tài chính-tiền tệ, cách điều hành tỷ giá trong giai đoạn đầu thập niên 90 còn mang nặng tính chủ quan, việc ấn định tỷ giá còn quá đơn giản, xa rời thực tế bởi ngân hàng trung ương đã coi việc giảm tỷ giá danh

nghĩa là phá giá đồng tiền mà không tính đến tương quan chỉ số giá tiêu dùng cũng như mức lạm phát giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Đơn cử năm 1994, tỷ lệ lạm phát nội tệ 14,4% và USD 3% tức USD tăng giá 11,4% so với VND song ngân hàng trung ương chỉ chỉ đạo cho giá tăng có 1,8%. Việc giảm 1,8% được giải thích là đã phá giá nhẹ tiền ta, một ảo ảnh trông tỷ giá danh nghĩa thành tỷ giá thực tiếp tục tồn tại, bóp méo cơ chế điều hành tỷ giá vốn dựa trên qui luật thị trường và tiếp tục tác động xấu đến hoạt động thương mại.

Những năm 90, có ý kiến cho rẳng tỷ giá không hề ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất-nhập khẩu nói riêng cũng như ngoại thương nói chung, rằng hoạt động này chịu sự chi phối hoàn toàn của các chiến lược phát triển ngoại thương, cách quản lý hạn ngạch, cách áp đặt thuế suất và nhất là chất lượng sản phẩm. Song thực tế cho thấy trong khi Bộ Thương Mại cùng các cơ quan chức năng đang ra sức củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư mới dây chuyền-công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu thì mức tăng kim ngạch xuất khẩu lại sụt giảm. Năm 1994, nếu mức tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 36% ở mức giảm giá danh nghĩa nội tệ 2,96% thì sang năm 1995, mức tăng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 34% bởi tỷ giá giảm rất thấp: 0,14%. Việc tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với sự kiện Mỹ bãi bỏ cấm vận thương mại năm 1995 xem ra cũng không phải là liều thuốc hiệu quả tuyệt đối như người ta mong đợi khi nhập siêu liên tục gia tăng. Cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng, từ 1 tỷ năm 1994, rồi trên 2 tỷ năm 1995 và gần 4 tỷ năm 1996. Chỉ trong một thời gian ngắn việc mức thâm hụt thương mại đạt đến con số hàng tỷ đô la quả là một điều đáng buồn đối với ngoại thương Việt Nam.

Ấy thế nhưng người ta đã đem Hàn Quốc ra để biện hộ cho tác động tiêu cực của chính sách nâng giá nội tệ lên hoạt động ngoại thương thời kỳ này. Với lý luận rằng Hàn Quốc thời kỳ bắt đầu mở cửa cũng nhập siêu liên tục, tổng mức nhập siêu tăng lên qua các năm nên từ đó kết luận ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ lên ngoại thương không phải hoàn toàn tiêu cực. Thế nhưng thực tế cho thấy tình hình nhập siêu của Hàn Quốc hoàn toàn khác với nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 93-96. Nếu Hàn Quốc nhập siêu với tốc độ ngày càng giảm (từ 29% năm 1979 xuống

14,2% năm 1980 và 13,7% năm 1981) thì Việt Nam lại nhập siêu với tốc độ ngày càng tăng (bảng 5). Hơn nữa nếu nhập siêu của Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh giá đồng Won giảm mạnh (mất giá khoảng 170,8% năm 1984) thì nhập siêu của Việt Nam lại đi kèm với mức tăng giá nội tệ (lạm phát 3 năm 93, 94, 95 cộng lại là 32% song tỷ giá ngoại tệ USD tại Việt Nam chỉ tăng 2%). Điều đó có nghĩa là trong khi Hàn Quốc định giá theo đúng mức độ mất giá của đồng Won thì ta lại giữ cho giá đồng Việt Nam cao hơn 30% giá trị thực. Việc nhập siêu tại Việt Nam do đó có thể kết luận không phải do cầu nhập khẩu tăng lên mà do mức giá rẻ tương đối đã khiến hàng ngoại ồ ạt xâm lấn thị trường Việt Nam. Và xu thế mở cửa nền kinh tế nhưng coi nhẹ vai trò của tỷ giá đã vô tình biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ béo bở của bạn hàng nước ngoài.

Bảng 5: Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá giai đoạn 1993-1999

Năm

Tỷ giá chính

thức (USD/VND) Xuất khẩu Nhập khẩu

Cán cân thương mại Hệ số co giãn Mức tỷ giá %Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Thâm hụt (triệu USD) % Tăng, giảm Xuất khẩu x) Nhập khẩu n) 1993 10640 100 2985,2 100 3924 100 938,8 100 1994 10955 102,9 4054,3 135,8 5825,8 148,5 1771,5 143,7 1,32 -1,44 1995 10970 100,1 5448,9 134,4 8155,4 140 2706,5 149,7 1,34 -1,40 1996 11100 101,2 7255,9 133,2 11143,6 136,6 3887,7 153,6 1,32 -1,35 1997 11175 100,7 9185 126,6 11592,3 104 2407,3 126,2 1,26 -1,03 1998 12985 116,2 9360 101,9 11499,6 99,2 2139,6 122.9 0,88 -0,85 1999 14004 107.848 11541.4 123.306 11742.1 102.109 200.7 101,7 1,14 -0,94

Nguồn: Tính toán theo số liệu WB, Tổng Cục thống kê, Vụ ngoại hối-Ngân hàng nhà nước.

Xét một cách cụ thể hơn, với các số liệu tính toán từ bảng 5 trên đây, việc tỷ giá luẩn quẩn quanh biên độ giao động +/- 0,5% giai đoạn 93-96 đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Nhập siêu tăng gần gấp đôi trong năm 93, 94. Đặc biệt năm 1996, khi tỷ giá danh nghĩa bị ấn định so với tỷ giá thực ở mức cao nhất 28% thì nhập siêu cũng đạt mức kỷ lục: 3,8 tỷ đô la. Trung bình giai đoạn 94-96, cứ 1 đồng tăng giá nội tệ kéo theo hàng nhập khẩu rẻ đi 1,4 đồng trong khi xuất khẩu sụt giảm 1,3 đồng(51). Điều này cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái lên

ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh tỷ giá hối đoái nội tệ bị định cao hơn so với giá trị thực của nó vận động rất đúng theo xu thế lí luận chung. Tỷ giá tăng đã kéo lùi tốc độ tăng xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ nhập siêu và thực sự gây tổn hại đến sản xuất trong nước.

Đối với cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, việc tỷ giá lên cao dường như ưu ái cho các mặt hàng nhập khẩu hơn. Tỷ giá danh nghĩa được định cao hơn tỷ giá thực bao nhiêu thì giá hàng nhập khẩu cũng được rẻ đi bấy nhiêu. Giá đô la hạ xuống 12,5% từ khoảng 12.000 tháng 1/1993 xuống 10500 cuối năm khiến hàng nhập theo giá đô la cũng được rẻ đi 12,5% . Và thế là hàng ngoại nhập giá rẻ trời cho tràn vào với đủ mẫu mã, chủng loại, danh mục hàng nhập khẩu cứ thế dài ra. Trước tình trạng hàng trong nước cạnh tranh không nổi, năm 1994, nhà nước buộc phải cấm nhập khẩu 17 mặt hàng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Ví như giá đường trong nước năm 1993 nếu qui đổi ra USD là 544 USD/tấn trong khi giá đường nhập khẩu chỉ có 400USD/tấn thì tất yếu phải cấm nhập khẩu đường bởi nếu không giá 544USD không thể địch nổi với giá 400USD. Thời điểm này, hàng hóa nhập khẩu lợi thế bao nhiêu thì hàng hóa xuất khẩu lại bất lợi bấy nhiêu. Trong 3 năm 1993-1995, nếu lấy năm 1992 làm mốc thì đồng Việt Nam đã lên giá 24% và giá hàng xuất khẩu đã bị đẩy đắt lên 24% trên các thị trường ngoại quốc. Nếu một đô la xuất khẩu gạo trả theo tỷ giá thực năm 1995 là 13.992 (hay chỉ 12.000 theo cách xóa dần tình trạng lên giá đồng nội tệ) thì nông dân sản xuất hàng xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không bị lỗ đến hơn 1000 đồng/đôla. Giá tơ tằm xuất khẩu quy theo USD giai đoạn 93-96 tăng từ 18 USD lên 26 USD/kg làm sao có thể địch nổi giá tơ 21 USD/kg của Trung Quốc (22).

Ngoài ra, việc đồng Việt Nam tăng giá so với đồng đô la cũng đã phần nào khiến đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác như Nhân dân tệ, Yên Nhật...Điều này cũng khiến công tác mở rộng thị trường trở nên khó khăn. Tuy nhiên do công tác xúc tiến thị trường giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại thị trường nước ngoài bắt đầu được tiến hành rầm rộ nên qui mô thị trường không những không bị thu hẹp mà ngày càng được mở rộng hay nói cách khác, thời kỳ này tỷ giá không ảnh hưởng mấy đến vấn đề thị trường xuất-nhập khẩu.

2.2.2.4. Giai đoạn 1997-1999:

Khủng hoảng 97-98 đã thay đổi toàn bộ quan điểm điều hành tỷ giá của Việt Nam. Sau khi Thái Lan rồi đến lần lượt các quốc gia khác lâm vào tình cảnh khủng hoảng, đồng USD lên giá mạnh so với tất cả các đồng tiền trong khu vực Đông Nam Á, xét thấy việc cố định tỷ giá ở mức cao là không thể được, ngân hàng Trung Ương đã tiến hành điều chỉnh ngay tỷ giá đồng Việt Nam. Trước tiên là việc tăng biên độ tỷ giá giao dịch lên +/-0,5% rồi +/- 10%. Sau đó là hành động giảm giá dần tiền đồng Việt Nam, nâng mức tỷ giá chính thức tiến sát tỷ giá thực tế, với phương châm điều chỉnh linh hoạt tỷ giá, tạo một mức tỷ giá phản ánh chính xác cung-cầu tiền tệ trên thị trường. Bên cạnh đó, để tránh các hoạt động làm biến dạng tỷ giá hối đoái ví như hoạt động đầu cơ hối đoái trên thị trường chợ đen và cũng để giảm bớt nạn đô la hóa vốn rất nhức nhối trong dân chúng, quyết định 173/1998 TTg đã được ban hành ngày 12/9/1998, qui định lượng ngoại tệ kết hối của người cư trú tối thiểu là 80% (năm 1999 tỷ lệ này giảm xuống còn 50%).

Cơ chế điều hành tỷ giá tỏ ra hoạt động có hiệu quả khi chỉ trong vòng 1 năm (1997 so với 1996 ) đồng Việt Nam đã giảm giá 16%, khoảng cách giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa được thu hẹp, tác động tích cực đến ngoại thương Việt Nam (Biểu đồ 5). Rõ nét nhất là kim ngạch nhập khẩu tăng chậm, chỉ dừng ở mức 4%, đưa mức nhập siêu xuống 2,4 tỷ so với 3,8 tỷ năm 1997 so với 1996. Và đặc biệt năm 1999, mức nhập siêu chỉ còn khoảng 200 triệu đô la.

Mặc dầu vậy, khi đặt đồng Việt Nam trong tương quan với giá tiền tệ các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng thì giá đồng Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Trung bình, tỷ lệ mất giá so với đô la của các đồng tiền thuộc khu vực khủng hoảng là 30-40%, cao nhất là đồng Rupiah của Indonesia với độ mất giá đến hơn 80%, ngay cả đồng đô la Singapore cũng bị sụt giá 16% trong khi đó đồng Việt Nam chỉ được giảm giá trung bình 8,25%. Điều này đồng nghĩa với việc VND bị định giá cao hơn bạt Thái Lan... ít nhất 15%. Chính sự tăng giá đồng Việt Nam này đã không tạo điều kiện về giá cho hàng hóa Việt Nam để có thể cạnh tranh được trên thị trường các quốc gia Đông Nam Á. Năm 1998, giá một chiếc áo phông Thái Lan qui ra tiền Việt Nam chỉ có 7000 đồng trong khi giá áo phông Việt Nam xuất

khẩu lại lên đến 40.000 đồng. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao lượng xuất khẩu của Việt Nam không tăng mấy trong năm 1998, kéo theo kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng xuất khẩu đứng ở mức thấp 1,9%.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu thời kỳ này không có sự biến động lớn, đáng lưu tâm thực sự phải kể đến cơ cấu thị trường xuất khẩu. Trước khủng hoảng, thị trường ASEAN chiếm khoảng 70% trong tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, sau khủng hoảng, tỷ trọng này chỉ còn khoảng 60%; thay thế vào đó là thị trường Châu Âu với tỷ trọng tăng từ 15% năm 1996 lên trên 20% thời kỳ sau đó. Sự thay đổi tỷ trọng này do hai nguyên nhân chính: một là động lực cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Việt Nam bị triệt tiêu trên các thị trường Châu Á, kết quả của vấn đề đồng Việt Nam tăng giá như đã đề cập ở trên; hai là do suy thoái kinh tế, các quốc gia Châu Á buộc phải bảo vệ lượng ngoại tệ ít ỏi bằng mọi biện pháp trong đó có biện pháp hạn chế nhập khẩu. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến việc cánh cửa thị trường Châu Á không còn rộng mở như trước; để tồn tại, tất yếu xuất khẩu

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc (Trang 69 - 75)