M: Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp
3.2.1.1. Nhóm giải pháp đối với hoạt động của NHNN:
NHNN là cơ quan chức năng tối cao trong việc điều hành, quản lý tỷ giá. NHNN được giao trọng trách quyết định chế độ, ấn định khuôn khổ vận động của tỷ giá sao cho có lợi nhất đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm trở lại đây, báo chí liên tiếp ca ngợi rằng công cuộc điều hành tỷ giá của NHNN là rất có hiệu quả, rằng đã đảm bảo được nhập khẩu, giảm bớt gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, hài hòa được lợi ích giữa tỷ giá và hoạt động thương song nếu nhìn nhận một cách khách quan thì vận động của tỷ giá lại cho chiều hướng ngược lại. Với mục tiêu ổn định tỷ giá, NHTW đã liên tiếp can thiệp trên thị trường ngoại hối, gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài suốt tháng 4 đến tháng 8 năm 2001. Sự can thiệp giữ giá VND ở mức cao đã khiến đồng Việt Nam ngày càng ra rời giá trị thực của nó.
Đồ thị 3: Chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực (x đồng/1 đô la Mỹ) giai đoạn 1993-2003
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1993 1995 1997 1999 2001 Tháng 8/2003 Năm Đ ồ ng Mức chênh lệch
Nguồn: Phòng hối đoái, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Đồ thị 3 cho thấy mức chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa do NHNN kiểm soát và tỷ giá thực đang có xu hướng leo thang, mức tăng rất nhanh do độ dốc lớn đang gây hậu quả xấu cho hoạt động ngoại thương Việt Nam. Có người cho rằng con số nhập siêu dự tính trên dưới 5 tỷ đô la năm 2003 không phải do yếu tố tỷ giá, rằng trong bối cảnh cơ cấu xuất-nhập khẩu còn bị điều tiết theo ý muốn chủ quan, động lực tỷ giá bị kìm hãm thì tỷ giá chưa thể có khả năng tác động mạnh mẽ đến xuất-nhập khẩu như vậy được. Thế nhưng hình như người ta đã quên mất một điều rằng năm 2003 chính là năm mà các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra rầm rộ nhất, các hội chợ giới thiệu hàng xuất khẩu liên tiếp diễn ra ở hầu hết tất cả các châu lục, mới đây nhất ngày 10/11/2003, hai thị trường Látvia và Lítvia cũng được liệt vào danh sách các thị trường mục tiêu trong năm tới. Trong khi đó Bộ Thương Mại cũng như các cơ quan chức năng khác đâu có khuyến khích, xúc tiến thị trường nhập khẩu mà kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng mạnh, tốc độ tăng nhập khẩu gần gấp đôi tốc độ tăng xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Phải chăng ở đây có sự xuất hiện của tỷ giá ? Quả thật đúng như vậy bởi với thực tế giá đồng Việt Nam bị định cao hơn giá trị thực thì vấn đề hỗ
trợ nhập khẩu, kìm hãm xuất khẩu, xói mòn cán cân thương mại, gây tổn hại đến hoạt động ngoại thương là điều tất yếu.Vậy theo lý thuyết, NHNN có nên phá giá tiền tệ để lập lại được trạng thái cân bằng xuất nhập khẩu cho hoạt động ngoại thương Việt Nam ngay lúc này không ?
Câu là lời sẽ là không bởi những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, phá giá VND theo đúng nghĩa thực của nó là việc đánh tụt sức mua tiền tệ xuống dưới sức mua thực tế của VND tức hạ thấp tỷ giá danh nghĩa xuống dưới mức tỷ giá thực. Hiện nay đồng Việt Nam bị định giá cao hơn giá trị thực 20%, nếu lấy mức tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày 10/11/2003 là 15629 đồng/đôla thì khi phá giá, đồng Việt Nam sẽ dừng ở con số 18755 đồng/ đôla và khi đó các nhà đầu cơ sẽ lao vào canh bạc đỏ đen với hi vọng kiếm chác dựa trên mức chênh lệch 3126 đồng/đô la. Với sự hỗ trợ của thị trường chứng khoán; hàng loạt cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền đồng Việt Nam sẽ liên tiếp bị bán ra, gây xáo trộn thị trường vốn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tiền tệ. Với lượng dự trữ ngoại tệ chính thức quá ít ỏi 3,5 tỷ đô la hiện nay thì NHNN sẽ không đủ khả năng để có thể đối phó được với những tình huống đầu cơ tiền tệ với khối lượng lớn như canh bạc mà tỷ phú Soros đã đặt ra cho Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trước đây.
Thứ hai, việc đồng Việt Nam bị xuống giá quá mạnh trong một thời gian ngắn sẽ gây tâm lý mất lòng tin vào đồng nội tệ, người ta sẽ đến ngân hàng, rút tiền Việt Nam, đổi thành đô la Mỹ. Theo quy luật đám đông, số người rút tiền đồng Việt Nam chuyển thành USD càng ngày sẽ càng tăng, các NHTM sẽ lâm vào tình cảnh khan hiếm tiền đồng cho vay trong khi lại quá thừa thãi USD, cán cân vốn mất cân đối nghiêm trọng, dễ gặp rủi ro trước những biến động tiền tệ thế giới. Bên cạnh đó việc khan hiếm tiền đồng sẽ dẫn đến việc các NHTM hạn chế đầu tư, cho vay, gây tổn thất đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động ngoại thương nói chung.
Chưa hết, đa số các NHTM của chúng ta hiện nay lại đang trong tình trạng thừa vốn ngắn hạn, thiếu vốn trung-dài hạn, trung bình tỷ trọng vốn ngắn hạn/ tổng tiền gửi xấp xỉ 80%. Do nhu cầu vốn trung dài hạn tăng cao, các ngân hàng đã mạo
hiểm hoạt động theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”, tức lấy vốn ngắn hạn cho các khoản vay trung-dài hạn; có ngân hàng tỷ trọng vốn ngắn hạn trong các khoản cho vay trung-dài hạn đã lên đến 40% thể hiện nguy cơ “sai lệch kép” (sai lệch về cơ cấu và thời hạn). Thêm vào đó, tình trạng nợ xấu trong hệ thống các NHTM ngày một tăng cao, chỉ tính riêng nợ xấu cho đẩu tư xây dựng cơ bản tính đến hết năm nay đã là 10.000 tỷ đồng. Nếu mức an toàn cho vay là 12 đồng/ 1 đồng vốn thì tỷ lệ này tại các ngân hàng của ta đã là 25 đồng/ 1 đồng vốn (25). Điều này có nghĩa là sự tồn tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tình cảnh phá giá tiền tệ là rất mong manh. Trong tình huống giả định phá giá tiền tệ như trên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu đa số dân chúng đến rút tiền trong hệ thống ngân hàng thương mại? Các NHTM sẽ phải huy động đến cả các khoản dự trữ bắt buộc, cầu cứu NHTW và khi dự trữ cạn kiệt thì tiền đồng Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thả nổi, không thể kiểm soát.
Cuối cùng, do bản chất nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường thuở sơ khai nên xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông sản, nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nên một sự phá giá để cải thiện tình hình ngoại thương sẽ làm tình cảnh trở nên trầm trọng hơn mà thôi. Xét một cách cụ thể hơn, nông sản là loại hàng hóa có thể thay thế, trong khi máy móc thiết bị, nguyên vật liệu thường là những mặt hàng thiết yếu, không thể thay thế. Với sự kiện phá giá đồng Việt Nam, theo cách hiểu thông thường, đồng Việt Nam sẽ trở nên rẻ tương đối, kéo theo hàng nhập khẩu đắt lên từ đó mà hạn chế được lượng nhập khẩu, cải thiện tình hình ngoại thương. Tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy, bởi đối với mặt hàng thiết yếu như xăng-dầu thì dù có muốn hay không vẫn phải nhập khẩu, ấy là chưa kể giá máy móc thiết bị cao hơn giá nông sản rất nhiều lần khiến mức tăng kim ngạch xuất khẩu không thể theo kịp mức tăng kim ngạch nhập khẩu trong một thời gian ngắn, việc phá giá ngay lập tức sẽ gây hiện tượng nhập siêu nặng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tác động của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương Việt Nam của T.S Ngô Quốc Tạo, Viện kinh tế thế giới, trên cơ sở mô hình Marshall- Lerner càng minh chứng rõ cho điều này. Với tổng độ co giãn xuất-nhập khẩu so với tỷ giá trong suốt giai đoạn 1990-2003 nhỏ hơn 1 (1,33 + (-1,28) = 0,05 <1 ), phá giá sẽ thực sự không đem lại kết quả gì.
Vậy liệu pháp nào có thể áp dụng với tỷ giá để cải thiện tình hình ngoại thương Việt Nam hiện nay ? Đó là biện pháp điều chỉnh tỷ giá từ từ, giảm dần tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ, tránh liệu pháp sốc đột ngột. NHNN cần mạnh dạn hơn trong việc giảm tỷ giá, cần quy định mức giảm tỷ giá cao hơn hiện tại 2,2%, có thể giảm khoảng 6% năm 2004 và giảm nốt mức chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực trong hai năm tiếp theo. Việc giảm như vậy sẽ khiến người dân quen với việc giảm giá đồng đô la, ngoài ra, do có độ trễ nên việc tốc độ tăng xuất khẩu có thể theo kịp tốc độ tăng nhập khẩu, xuất khẩu sẽ trở nên sôi động hơn. Giảm tỷ giá đồng thời sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh đồng loạt của hàng nhập khẩu mà không quốc gia nào phê phán Việt Nam vi phạm nguyên tắc WTO (tổ chức thương mại thế giới). Nhờ đó có thể hạ thấp hàng rào thuế quan xuống mức như WTO yêu cầu mà không hề gây hại gì đến sản xuất trong nước. Trung Quốc đã hạ giá đồng CNY 40% năm 1994, nhờ vậy mà việc giảm thuế nhập khẩu trung bình từ 40% xuống 12% hiện nay không hề ảnh hưởng gì đến tính cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc (49). Đối với Việt Nam, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Đinh Hiền Minh, Đỗ Thu Hương, Hoàng Văn Thành (Bộ Kế hoạch và Đẩu tư) tiến hành năm 2003 thì bước sang năm 2004, với kịch bản tỷ giá hối đoái tăng trên 5%; GDP tăng 7,5%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14%/năm, giá trị sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp tăng 4,4%, dịch vụ tăng 8%/năm thì tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trưởng ở mức 18%, thâm hụt cán cân thương mại sẽ giảm xuống 16%. Điều này có nghĩa là mức giảm tỷ giá 6% trong năm 2003 có khả năng cải thiện được tình hình ngoại thương Việt Nam.
* Song song với biện pháp tăng mức độ giảm giá đồng nội tệ, tránh phá giá nội tê như đã đề cập ở trên, một số giải pháp sau cần được thực hiện:
_ Xác lập tỷ giá Forward (kỳ hạn) dựa trên cơ sở lãi suất của hai đồng tiền hoán đổi: Về mặt nguyên tắc, tỷ giá kỳ hạn được xem là tổng của tỷ giá giao ngay với mức chênh lệch lãi suất cho vay của hai đồng tiền định giá và yết giá. Song đối với Việt Nam, cách ấn định tỷ giá kỳ hạn lại có phần khác, chính sự khác biệt này đã gây thiệt thòi cho rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia mua, bán ngoại tệ kỳ hạn.
Giả sử doanh nghiệp A tiến hành nghiệp vụ kì hạn 1 tháng mua ngoại tệ nhập khẩu. Với mức tỷ giá giao ngay là 15629 VND = 1 USD, theo quyết định số 679/2002/QĐ – NHNN, tỷ giá kì hạn bằng tỷ giá giao ngay cộng với từng mức tỷ lệ phần trăm gia tăng tương ứng với từng kì hạn giao dịch cụ thể (kỳ hạn từ 7-30 ngày: 0,5%; từ 31-60 ngày: 1,2%...). Như vậy tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch của doanh nghiệp A với ngân hàng sẽ là:
RF = 15629 (1 + 0,5%) = 15707 VND/ 1 đô la và điểm tăng kỳ hạn = 15629* 0,5% = 15707 – 15629 = 78 (VND) (a)
Tuy nhiên nếu tính tỷ giá kỳ hạn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa VND và USD thì ta sẽ có kết quả khác: Với công thức RF = RS + RS* 12 N (IV – IU) Trong đó : RF : Tỷ giá kì hạn
RS : Tỷ giá giao ngay = 15629 VND/ 1đô la N : Thời hạn cho vay (tháng) = 1
IV : Lãi suất cho vay VND = 7,6%/năm IU : Lãi suất cho vay USD = 2,4%/năm
(theo các số liệu giao dịch của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ngày 10/8/2003)
ta có tỷ giá giao ngay: RF = 15629 + 15629*
121 1
*(7,6% - 2,4%) = 15696 VND/ 1 đô la ở điểm gia tăng kỳ hạn thực tế là : 15696 – 15629 = 68 (VND) (b)
(a) và (b) cho thấy điểm bất hợp lý của nghiệp vụ kỳ hạn tại Việt Nam. Để có được 1 USD, sau 1 tháng, nhà nhập khẩu phải trả thêm 78 đồng (theo cách tính của Việt Nam); trong khi đó nếu áp dụng cách tính dựa trên chênh lệch lãi suất thì con số này chỉ là 67 đồng. Tức theo cách tính NHNN, với mỗi đô la, nhà nhập khẩu A phải mua đắt hơn 11 đồng so với cách tính quốc tế . Điều này chứng tỏ cách cộng thêm vào từng kỳ hạn giao dịch cụ thể kể trên có phần hạn chế và rất không phù hợp với thực tiễn. Với tình trạng thị trường tiền tệ thế giới luôn luôn biến động, lãi
suất luôn luôn thay đổi thì một giải pháp xây dựng tỷ giá kỳ hạn dựa trên mức chênh lệch lãi suất là rất cần thiết. Và đã đến lúc NHNN phải đưa việc tính tỷ giá kỳ hạn trở về đúng với bản chất khoa học của nó.
_Tiếp theo, để khuyến khích xuất khẩu, NHNN cần nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND, lên trên +/-0,5%, khoảng +/-5% đến +/-10%. Một vấn đề tồn tại là nhà nước chỉ quy định biên độ giao dịch giữa tỷ giá đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ, còn tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác lại được tính chéo dựa trên tương quan tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và các đồng tiền khác trên thế giới. Với mức biên độ chật hẹp, tỷ giá USD/VND được coi là hầu như cố định, trong khi tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác lại gần như được thả nổi. Cách quản lý nửa vời với việc xoay sở sao cho vừa giữ ổn định tỷ giá VND với đô la, vừa theo dõi diến biến vận động của các đồng tiền khác trên thị trường ngoại hối đã làm cho nguồn lực quản lý bị phân tán. Thêm vào đó, một mức tỷ giá cố định không thể phản ánh được hoàn hảo những biến động trong cung cầu tiền tệ cũng như sự di chuyển của các luồng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và đặc biệt rất dễ gây tình trạng ngộ nhận về sức mạnh đồng nội tệ. Ngoài ra, với một mức biên độ quá hẹp để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, các NHTM luôn phải bằng mọi cách giao dịch ở mức kịch trần. Nới rộng biên độ giao dịch vì vậy sẽ khiến tỷ giá hối đoái của Việt Nam bám sát với tỷ giá thực tế hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vấn đề quản lý cũng như phát triển hơn hoạt động ngoại thương.
_ Tiếp tục xây dựng phương pháp tính tỷ giá theo “rổ tiền tệ”: Để giảm thiểu rủi ro tỷ giá vào một đồng tiền duy nhất, việc tính tỷ giá theo rổ tiền tệ nên thường xuyên được cân nhắc. Điểm cốt yếu ở đây là phải xác định rổ tiền tệ bao gồm những loại tiền tệ nào cũng như việc cân nhắc trọng số của từng loại tiền tệ trong rổ. Đồng EUR và USD thường là những đồng tiền có trọng số cao nhất do đây là các đồng tiền có khả năng chuyển đổi và được hậu thuẫn bởi các cường quốc mạnh nhất về kinh tế. Tuy nhiên theo Nhật báo Trung Hoa số ra ngày 27/9/2003 thì giữa năm 2004, Trung Quốc sẽ nâng giá đồng CNY và đưa CNY thành đồng tiền chuyển đổi trên tài khoản vãng lai.Với một quốc gia có tiềm lực tài chính như Trung Quốc,
tổng GDP > 1000 tỷ thì chúng ta sẽ phải cần có thêm CNY trong rổ tiền tệ của mình.
_Tăng cường hơn nữa công tác bảo hiểm rủi ro hối đoái bằng cách mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, cho phép triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm biến động tỷ giá trong mọi NHTM . Hiện nay, các công cụ phòng chống, trợ giúp cũng như bảo hiểm rủi ro hối đoái ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Các nghiệp vụ trợ giúp phòng chống rủi ro hối đoái vẫn là nghiệp vụ kỳ hạn, hay nghiệp