Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 25)

1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

1.3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Trước đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hưởng rất nhiều hỗ trợ như thưởng xuất khẩu, kinh phí xúc tiến thương mại, mua dự trữ hay kinh phí đào tạo, cụ thể hơn là cho vay xuất khẩu, cấp tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc tiếp tục thực hiện những ưu đãi trên sẽ không đơn giản. Vì sức ép của các cam kết quốc tế, cụ thể là những quy định của WTO sẽ xử phạt những hành vi trợ cấp trực tiếp cho hoạt động xuất khẩu4, đòi hỏi nước ta phải đổi mới hoạt động hỗ trợ tài chính xuất khẩu. Do đó, việc áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hết sức cần thiết vì những vai trò mà loại hình này đem lại.

4

http://svnckh.com.vn 16

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có nhiều lợi ích khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đầu tư, tuy nhiên phải kể đến những tác dụng quan trọng sau đây: giúp cho các nhà doanh nghiệp an tâm hơn trước các rủi ro, khuyến khích xuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước, bên cạnh đó còn cải thiện cho Ngân sách Nhà nước.

1.3.1. Giúp các nhà doanh nghiệp an tâm hơn trƣớc các rủi ro

Trước tình hình nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rất cần có sự bảo trợ nhằm giảm thiểu những rủi ro mà họ có thể gặp.Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu như: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự xuất hiện của hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đầu tư, đồng thời bảo hiểm cho các loại rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải, đặc biệt là những rủi ro về tài chính.

Với ưu điểm hạn chế rủi ro, đảm bảo tính chủ động và bảo vệ tài chính cho các nhà xuất khẩu như được trình bày ở trên, hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn được đánh giá là một trong những biện pháp khuyến khích xuất khẩu có tác dụng rõ nét nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia nói riêng và kinh tế quốc tế nói chung thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Có thể lấy cao su là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của nước ta làm ví dụ điển hình cho mô hình gây quỹ và thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu nói trên nhằm giúp các doanh nghiệp tham gia hạn chế được rủi ro và bảo đảm tài chính trong quá trình mua bán quốc tế. Trước tình hình giá cả thường xuyên biến động lớn, nhằm giúp hội viên giảm thiểu rủi ro về giá, Hiệp hội cao su Việt Nam đã thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cao su từ tháng 12/2006. Nguồn thu của Quỹ là từ 1% doanh thu xuất khẩu của các hội viên tham gia vào

http://svnckh.com.vn 17

Quỹ. Quỹ đã thu được 56 tỷ đồng năm 2008 và dự kiến năm 2009 là 62 tỷ đồng5. Mục đích của Quỹ là khắc phục, hạn chế rủi ro trong xuất khẩu cao su do thay đổi giá, thị trường mới chưa ổn định, rủi ro trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời hỗ trợ cho hội viên vay trung và ngắn hạn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cao su, cũng như hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện nay, ngành cao su có khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu đến hơn 45 quốc gia, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Trong tương lai, sản lượng cao su Việt Nam xuất khẩu được dự kiến tăng gấp đôi, từ 600-700 ngàn tấn lên đến 1-1.2 triệu tấn vào năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu nhu cầu mở rộng thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống, tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng, ngành cao su cần áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì đây là hình thức khuyến khích các nhà nhập khẩu nước ngoài mua sản phẩm Việt Nam khi Việt Nam muốn giới thiệu sản phẩm vào thị trường mới.

Như vậy có thể thấy ngoài vai trò cơ bản nhất là hạn chế rủi ro thanh toán trong quá trình xuất nhập khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm thiểu rủi ro về vốn cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu.

1.3.2. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc tăng cƣờng xuất khẩu và thúc đẩy sản xuất phát triển

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một phương thức mới để chính phủ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thay vì cho vay xuất khẩu với lãi suất thấp hay áp dụng các hình thức thưởng hoặc ưu đãi xuất khẩu như trước đây. Đây được coi là hình thức sẽ tiếp thêm sức mạnh cho nền xuất khẩu Việt Nam thông qua việc hạ giá thành cho sản phẩm xuất khẩu và giúp xuất khẩu Việt Nam giữ vững được vị thế trên các thị trường truyền thống.

Từ trước cho tới nay, nhiều nhà kinh tế tỏ ra lo ngại vì các doanh nghiệp nước ta thường chỉ tập trung vào một thị trường nhất định với những mặt hàng cố định. Điều này hoàn toàn có thể lý giải bởi chúng ta xuất khẩu những mặt hàng có ưu thế sang những thị trường truyền thống mà chúng ta đã nghiên cứu và am hiểu lâu năm

5

http://svnckh.com.vn 18

nhằm tránh những khó khăn trong quá trình thâm nhập những thị trường mới xuất hiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động hết sức phức tạp, việc đa dạng hoá thị trường đồng thời đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam chủ động trước những biến động về ngành hàng, mặt hàng được coi là một trong những biện pháp hết sức cần thiết.

Nhằm hạn chế những lo lắng, trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong quá trình thâm nhập vào thị trường mới, xuất khẩu chủng loại hàng mới, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong những hình thức giúp các doanh nghiệp yên tâm khi bước chân vào một thị trường mới mẻ, được đảm bảo thanh toán và thậm chí được thanh toán nhanh chóng nhờ có khoản tín dụng. Từ đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, từng bước nâng cao và hoàn thiện hơn chất lượng, tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng được những tiêu chí và yêu cầu kĩ thuật, chất lượng tầm quốc tế.

Bên cạnh đó, trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu không đủ vốn để thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế thì đi vay vốn được coi là cách thức phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc tiền lãi mà các công ty xuất khẩu phải trả sẽ được tính thêm vào giá từng đơn vị sản phẩm khiến giá cả các mặt hàng xuất khẩu của nước ta trở nên kém cạnh tranh hơn so với sản phẩm của các nước khác. Trong khi đó, nếu áp dụng hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các doanh nghiệp nội địa hoàn toàn có thể yên tâm khi hàng hoá xuất khẩu ra thị trường quốc tế vẫn giữ được tính cạnh tranh về giá cả, từ đó giành được lợi thế trong quá trình buôn bán quốc tế. Đảm bảo được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam sẽ là cơ sở quan trọng, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới.

1.3.3. Mở ra nhiều cơ hội đầu tƣ cho doanh nghiệp trong nƣớc

Trước hết, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng. Từ trước đến nay, vốn luôn là một trong những trở ngại, cản trở các doanh nghiệp Việt Nam trong qúa trình thâm nhập thị trường quốc tế. Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp có nguồn vốn lớn nhưng lại không biết tận dụng trong khi không ít trường hợp các nhà xuất khẩu Việt

http://svnckh.com.vn 19

Nam phải từ chối những hợp đồng quý giá chỉ vì không đủ vốn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau, bất kể là trong hay ngoài nước. Trong khi đó, khi áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ không chỉ được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng hết sức phong phú từ nước ngoài thông qua những hợp đồng có giá trị kí kết với đối tác nước ngoài, mà còn có thể tăng nhanh vòng quay vốn, qua đó nắm bắt những cơ hội đầu tư cũng như tăng cường khả năng tiếp cận những thị trường thương mại tiềm năng lớn đang trên đà phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.

Như vậy, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn là phương tiện quan trọng giúp doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và phát triển kỹ năng tài chính cho nhà xuất khẩu cũng như giúp các quốc gia cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước.

Ngoài ra, có thể thấy trước những rủi ro về kinh tế và chính trị trên phạm vi diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế và xã hội, những nhà xuất khẩu hoặc những ngân hàng cho vay tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ được bồi thường thiệt hại từ các tổ chức bảo hiểm tín dụng để ổn định lại quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó có nghĩa là hình thức bảo hiểm này sẽ gánh bớt cho Ngân sách Nhà nước những khoản chi trợ cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm trong trường hợp gặp rủi ro.

Thêm vào đó, có thể thấy rằng nguồn thu Ngân sách Nhà nước chủ yếu được huy động từ thuế, tham gia dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng có nghĩa tham gia vào hình thức tiêu dùng dịch vụ nên người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng thuế cho Nhà nước. Xét trên góc độ của các tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng phải có trách nhiệm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Có thể nói, cùng với những ảnh hưởng tích cực tác động đến cán cân thanh toán cũng như toàn nền kinh tế quốc dân, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cũng như tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

http://svnckh.com.vn 20

2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được coi là một công cụ hiệu quả nhằm hỗ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là một hoạt động kinh doanh đặc thù, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của rất nhiều yếu tố, bao gồm những nhân tố vĩ mô cũng như những yếu tố vi mô

2.1. Nhân tố vĩ mô

Khi xét đến những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, không thể không tính đến những nhân tố vĩ mô liên quan trực tiếp đến tính chất của hoạt động này. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được sử dụng để giúp nhà xuất khẩu phòng ngừa hai loại rủi ro chủ yếu là rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị. Những rủi ro này chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình kinh tế vĩ mô cũng như tình hình chính trị của nước nhập khẩu. Khi những yếu tố vĩ mô này thay đổi, rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu cũng sẽ thay đổi theo, tạo ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế nước nhập khẩu cũng như nền kinh tế thế giới có thể kể đến khung pháp lý bao gồm những quy định, điều luật mang tính pháp lý liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, lãi suất, cầu hàng hóa dịch vụ nước ngoài, tỷ giá và chế độ tỷ giá và tình hình nền kinh tế vĩ mô.

Hành lang pháp lý: Hoạt động này thường được điều chỉnh trực tiếp bởi

những đạo luật do Quốc hội hay Nghị viện ban hành, ví dụ như đạo luật Council Directive 98/29/EC được Ủy ban Châu Âu (EC) ban hành ngày 16/08/1998 về thi hành chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong các nước thành viên EU6. Ngoài những đạo luật trong nước, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, với ý nghĩa là một phần của chính sách tín dụng xuất khẩu của các quốc gia, còn được đề cập trong thỏa thuận quốc tế hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD năm 20047. Tuy không trực tiếp đề cập đến các quy định về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, thỏa thuận này được đưa ra nhằm tạo khung

6http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:31998L0029:EN:HTML

Trích dẫn một số nguyên tắc bảo hiểm trong Đạo Luật Council Directive 98/29/EC - xem Phụ lục số 1

7

http://svnckh.com.vn 21

pháp lý cơ bản cho các hoạt động hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức của các nước thành viên tham gia thỏa thuận. Thỏa thuận của OECD là không bắt buộc, nhưng nó lại tạo ra cơ sở pháp lý cho các nước chấp nhận thỏa thuận và cơ sở tham khảo của các nước khác khi xây dựng chính sách, quy định về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ, cung cấp thông tin về cơ chế hoạt động cũng như những chính sách văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ phía các cơ quan Nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của loại hình này.

Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu: Nếu mặt hàng xuất khẩu

ra thị trường quốc tế không đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người nước ngoài, giá cả và chất lượng của hàng hoá xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh sẽ làm giảm cầu nhập khẩu hàng hoá tại nước nhập khẩu. Điều này sẽ làm giảm số lượng xuất khẩu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu quốc gia. Từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giảm. Do vậy, có thể thấy, bên cạnh những yếu tố khách quan như biến động của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến lãi suất cũng như tỷ giá hối đoái thì khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu đóng vai trò không thể thiếu trong việc kích thích sự phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong việc hỗ trợ xuất khẩu của mọi quốc gia.

Sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính cũng là

nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu mỗi quốc gia. Ngày nay, sự phát triển của các thị trường tài chính đã giúp các công ty phòng ngừa được hầu hết các rủi ro trong thương mại quốc tế, đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Thị trường tài chính và các định chế tài chính ngày càng khẳng định được vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát huy được hết vai trò của mình trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Sự ổn định của tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố vĩ mô quan trọng với

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)