b. Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu
2.2.2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
Hiện nay, trên thế giới, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được đánh giá là một công cụ hiệu quả trong việc hỗ trợ xuất khẩu, song hình thức này lại chưa được áp dụng tại Việt Nam, do các nguyên nhân sau:
a. Về phía các doanh nghiệp trong nước
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa nhận thức được những tác dụng của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp còn e dè trong việc tìm hiểu thông tin chứ không nói gì là áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khi thực hiện giao dịch thương mại với đối tác nước ngoài. Mặt khác, kiến thức về thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn về hàng hoá, lộ trình và đối tác nhập khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu hoạt động theo tư duy “có gì xuất nấy”, không có khả năng tính toán rủi ro và chi phí phát sinh hoặc lo ngại chi phí tăng thêm do mua bảo hiểm sẽ làm giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nên không đưa chi phí bảo hiểm vào giá thành. Bên cạnh đó, vốn vẫn là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp trong qúa trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Cái khó của các doanh nghiệp là không phải lúc nào cũng có khả năng tài chính đảm bảo. Thêm vào đó, với vai trò là người bán chịu trong tín dụng thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu thường tiếp cận những phương thức phòng ngừa rủi ro khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở nước ta chưa phát triển.
Các ngân hàng cho vay thường lo sợ khách hàng không có khả năng hoàn trả các khoản nợ đúng hạn, ảnh hưởng tới cơ cấu và quy mô hoạt động của ngân hàng. Chính tâm lý e dè này đã khiến cho một số ngân hàng trong nước hạn chế cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó nhu cầu sử dụng bảo hiểm tín dụng cũng giảm theo.
b. Về phía các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Lý do chưa thể triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là vì quá trình triển khai nghiệp vụ này rất phức tạp. Nhà cung cấp dịch vụ phải có năng lực, mạng lưới, mối quan hệ để thẩm định khách hàng nước ngoài, đồng thời phải thu xếp được nhà tái bảo hiểm. Hiện tại, các công ty bảo hiểm trong nước tỏ ra kém mặn mà với hình
http://svnckh.com.vn 63
thức này còn các ngân hàng lại coi đây là loại hình đem lại nguồn lợi cho mình. Song như đã đề cập các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy, các ngân hàng phải có mối quan hệ rộng, có mạng lưới để kiểm tra thông tin và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu nước ngoài. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng lại chưa có sự chuẩn bị để đưa ra các thủ tục rõ ràng và coi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một nghiệp vụ của ngân hàng, do đó chưa có sự đầu tư và triển khai hợp lý đối với loại hình này.
c. Về phía các Cơ quan quản lý nhà nước
Tại Việt Nam hiện nay chưa có một cơ quan hay tổ chức nào chịu trách nhiệm điều hành quản lý và thực hiện mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, chưa có một văn bản pháp lý hoàn chỉnh nào quy định cụ thể về việc hướng dẫn chuẩn bị để tiến hành thực hiện hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu . Đây chính là một trong những trở ngại khiến cho loại hình hỗ trợ tín dụng xuất khẩu này không phát huy được hết hiệu quả, đồng thời tăng thêm sự lúng túng, bị động của các doanh nghiệp xuất khẩu vốn đã mang nặng tư tưởng trông chờ vào những hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước.
Qua phân tích những hạn chế còn tồn tại ở trên, có thể nói, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình hình thành và phát triển một mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở nước ta sẽ trở nên vô cùng hứa hẹn trong tương lai nếu như có những chính sách và giải pháp phát triển phù hợp, đúng đắn. Những nhận định, phân tích các khó khăn và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại được đưa ra ở chương II này sẽ là cơ sở và nền tảng để từ đó nhóm đề tài xây dựng những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam trong tương lai được trình bày ở chương sau- chương III: “Định hướng và giải pháp kiến nghị để phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian tới”.
http://svnckh.com.vn 64
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG