Dự báo tình hình phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 74 - 77)

1. Dự báo tình hình phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong thời gian tới trong thời gian tới

1.1. Cơ sở dự báo

Đề tài sẽ phân tích những cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Dựa trên những nghiên cứu phân tích đó sẽ coi đây như cơ sở để dự báo tình hình phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong thời gian tới.

1.1.1. Cơ hội đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Hiện nay, trên thế giới bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ổn định kinh tế thế giới. Ngoài Mỹ và Brazil là những nước đi đầu trong việc xây dựng và phát triển loại hình bảo hiểm này từ những năm đầu thế kỉ 20 thì các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.. cũng đang dần đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vào hoạt động trao đổi buôn bán của quốc gia mình với các quốc gia khác trên thế giới.

Mặc dù là nước đi sau trong việc đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vào hoạt động xuất khẩu trên phạm vi quốc tế nhưng Việt Nam lại được đánh giá là sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển một cách hoàn thiện loại hình bảo hiểm hết sức mới mẻ này do rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm từ mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở các nước bạn đồng thời do tính chất mới mẻ, chưa được áp dụng nhiều trong nước, nên bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm vì mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp luôn nhanh nhạy, linh hoạt trong việc tìm tòi khai thác những phương thức bảo hiểm rủi ro mới, có tính ưu việt cao, phù hợp với bối cảnh kinh tế toàn cầu nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong nền kinh tế mở, cạnh tranh gắt gao cũng như bắt kịp với xu thế chung của thế giới.

http://svnckh.com.vn 65

Trong quá trình xây dựng và phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không chỉ học hỏi, tiếp thu được những tập quán cũng như những thành tựu, đổi mới trong mua bán quốc tế từ các đối tác nhập khẩu đến từ các quốc gia phát triển, mà qua đó, còn có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thâm nhập thị trường quốc tế, tăng cường hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, nếu áp dụng thành công bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thì hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ, an toàn cho những nhà đầu tư nước ngoài ngại rủi ro.

1.1.2. Thách thức đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Như phần 2.2.2 chương II đã phân tích, bên cạnh việc mở ra những cơ hội hấp dẫn cho cả nhà xuất khẩu nội địa và các nhà nhập khẩu nước ngoài, thì việc áp dụng hình thức bảo hiểm tín dụng xuất tại khẩu Việt Nam vẫn còn là một thách thức đối với không chỉ các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung mà còn với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nói riêng.

Hiện nay, Chính phủ chưa có đề án, chương trình để phát triển thị trường tài chính ở nước ta nên lẽ đương nhiên là các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không có nhiều lựa chọn các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Từ tháng 08/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg cho phép các hiệp hội, ngành hàng thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu26. Nhưng cho đến nay mới chỉ có Hiệp hội Cao su Việt Nam là có quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp trong Hiệp hội.

Ngay cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức tín dụng của Chính phủ thành lập trên cơ sở Quỹ hỗ trợ Phát triển Việt Nam để thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ. Thế nhưng cho tới nay, Ngân hàng này mới chỉ tham gia chính sách tín dụng xuất khẩu, tức là cho các nhà xuất khẩu vay ngắn hạn, chứ chưa có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty bảo hiểm Việt Nam chưa mặn mà gì với loại hình bảo hiểm này, và nếu có thì cũng ở quy mô rất nhỏ so với tiềm

26sNội dung Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng – xem Phụ lục số 5.

http://svnckh.com.vn 66

năng. Như vậy, thực tế cho thấy các doanh nghiệp còn rất thiếu thông tin về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.Và thậm chí nếu có muốn sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong mua bán quốc tế thì cũng chưa có cơ quan hay tổ chức nào tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Đây có thể nói là thách thức lớn nhất đối với tương lai của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.

1.2. Dự báo

Về nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Sau những biến động mạnh

mẽ về chính sách tiền tệ tác động tới xuất khẩu thì đây sẽ là dấu hiệu tốt cho thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển. Dự báo trong thời gian tới để tiếp tục đưa loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Bộ Tài chính và Bộ công thương sẽ hoàn thành nốt việc thành lập sớm Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một nhà cung cấp chuyên nghiệp về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để tạo điều kiện cho các ngân hàng và các đơn vị xuất khẩu có thể để đảm bảo tài chính và không bị rủi ro trong quá trình xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra thế giới.

Mặt khác, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Chính phủ các nước, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của mình trong quá trình phát triển của

nền kinh tế đất nước, từ đó tham gia tích cực hơn vào tiến trình toàn cầu hoá nền

kinh tế thế giới. Đồng thời, trong quá trình mua bán quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm học hỏi từ các đối tác nước ngoài về cách thức tiếp cận cũng như sử dụng những công cụ hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả, mà điển hình là loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, dự báo trong thời gian tới, Chính phủ cũng như các Bộ, ban,

ngành sẽ đưa ra nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh cụ thể bảo hiểm tín dụng xuất

khẩu cả về phạm vi bảo hiểm, mức phí bảo hiểm hoặc kì hạn thanh toán…Đây

cũng là cách Chính phủ tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như các nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tham gia và thực hiện loại hình bảo hiểm này. Mặt khác, trong quá trình tiếp thu bài học kinh nghiệm từ mô

http://svnckh.com.vn 67

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 74 - 77)