Kinh nghiệm của Brazil

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 34)

3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc phát triển hoạt động

3.1. Kinh nghiệm của Brazil

Trong số các nước cần tham khảo kinh nghiệm, nhóm nghiên cứu lựa chọn đi sâu phân tích mô hình bảo hiểm tín dụng xuẩu tại Brazil bởi những lý do sau:

Thứ nhất, Brazil có đặc điểm kinh tế tương đối giống với Việt Nam vì cùng là

một trong những nước được thiên nhiên ưu đãi với một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có thế mạnh về trồng trọt và xuất khẩu những mặt hàng nông phẩm trên thế giới như cao su, đường, gạo.., thực hiện và duy trì nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường, khuyến khích mở cửa tự do giao lưu và trao đổi buôn bán với nước ngoài.

Thứ hai, cũng như Việt Nam, một trong những chính sách thương mại trọng

tâm nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như được coi là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển của Brazil chính là hoạt động xuất khẩu. Trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, việc phát triển các biện pháp nhằm bảo trợ hoạt động xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp, trong đó có hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, là điều hết sức cần thiết. Nhận thức được vai trò quan trọng của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Brazil đã tiến hành nhiều thay đổi và cải cách nhằm xây dựng được mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có tính ưu việt được coi là mô hình lý tưởng cho các nước trong khu vực cũng như trên thế giới tham khảo và học tập.

http://svnckh.com.vn 25

Thực tế cho thấy, Brazil là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phát triển thành công mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho những nền kinh tế còn non trẻ nhưng hết sức có triển vọng trong qúa trình toàn cầu hoá thương mại như Việt Nam.

Chính vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc phân tích, đánh giá mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Brazil sẽ giúp Việt Nam có thêm những kinh nghiệm cũng như những bài học hữu ích trong quá trình hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

3.1.1. Chính sách phát triển ngoại thƣơng của Brazil

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các quốc gia đang phát triển như Brazil đã gặp phải không ít những khó khăn. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung, cũng như đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nói riêng, Chính phủ Brazil đã xây dựng và tiến hành nhiều hoạt động nhằm cơ cấu hoá mô hình xuất khẩu qua đó khuyến khích các nhà xuất khẩu trong nước mở rộng phạm vi giao dịch ra nước ngoài. Một trong những chương trình trọng tâm của Brazil là Chương trình tài trợ xuất khẩu (PROEX) do Chính quyền liên bang xây dựng nhằm hỗ trợ cho những nhà xuất khẩu nội địa các điều kiện tài chính bình đẳng với các nhà xuất khẩu nước ngoài thông qua hai phương thức là Tài trợ kinh tế và Thuế8. Chương trình này đã đạt được thành công đáng kể khi thúc đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu trong nước tăng trưởng 14% vào năm 2006 9.

Bên cạnh đó, nhận thức được vai trò quan trọng của xuất khẩu trong sự phát triển chung của nền kinh tế, Chính phủ Brazil đã thực hiện chuyên môn hoá mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm trang bị cho các nhà xuất khẩu nội địa một công cụ phòng tránh rủi ro hiệu quả, giúp Brazil tiến xa hơn trên con đường thương mại quốc tế. Dưới đây nhóm đề tài xin đi sâu phân tích tình hình hoạt động bảo hiểm tín dụng của Brazil trong hai giai đoạn: từ năm 1962 đến năm 1992 và từ năm 1992 đến nay.

8 Theo nghiên cứu về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Chương trình Minerva tháng 1/2004 của trường Đại học George Washington, Washington D.C, Mỹ.

9http://www.thefreelibrary.com/Brazilian+exports+show+strong+growth:+imports+and+exports+find...- a0121283002

http://svnckh.com.vn 26

3.1.2. Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Brazil từ năm 1962 đến năm 1992

Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu xuất hiện ở Brazil vào năm 1962, được quy định bởi Sắc lệnh số 736 ban hành vào ngày 13/6/1962. Tuy nhiên cho đến khi Đạo Luật số 4678 ban hành vào ngày 16/6/1965 được ban hành, hoạt động này mới được công nhận. Đến ngày 18/1/1965 cùng với sự ra đời của Sắc lệnh số 57286, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chính thức được coi là một trong những hoạt động kinh tế hợp pháp và được quy định trong văn bản pháp luật do Chính phủ Brazil ban hành.

Chính phủ Brazil đã mất hơn 30 năm để xây dựng và hoàn thiện mô hình bảo hiểm tín dụng. Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu cũng như các ngân hàng trong và ngoài nước đều lựa chọn các loại hình đảm bảo khác do mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đòi hỏi các bên tham gia phải tiến hành quá nhiều thủ tục. Quá trình áp dụng mô hình này vào hoạt động thương mại thực tế cũng gây nên nhiều rắc rối phức tạp. Chính vì lý do này nên mặc dù được xây dựng nhằm thực hiện chức năng hỗ trợ xuất khẩu nhưng mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũ này lại đặt ra quá nhiều nghĩa vụ hành chính, đòi hỏi tính hợp pháp cũng như chứng minh tài chính của các bên tham gia. Điều này không phù hợp với những chính sách thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ Brazil lúc bấy giờ. Do đó, hình thức này không được các doanh nghiệp xuất khẩu ủng hộ.

Hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vốn được xem như một hệ thống mang tính cá nhân tại thời điểm đó lại chịu sự quản lý của Chính phủ thông qua một tổ chức nhà nước có tên gọi Viện tái bảo hiểm Brazil (Brazilian Reinsurance Institute- IRB)10. Dưới sự quản lý chặt chẽ của tổ chức này thì các công ty bảo hiểm quốc gia chỉ hoạt động đơn thuần như những trung gian hoặc đại lý bảo hiểm. Trong khi đó, Kho Bạc nhà nước, được đại diện bởi Viện tái bảo hiểm Brazil chịu trách nhiệm thanh toán và bù đắp hầu hết các rủi ro trong quá trình hoạt động của hệ thống, bao gồm tất cả những rủi ro chính trị và hơn 90% các rủi ro kinh doanh.

10

http://svnckh.com.vn 27

Thiếu sự kiểm soát hợp lý, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Brazil trong những năm từ 1962 đến 1992 rõ ràng không những không đáp ứng được nhu cầu thực tế của nền kinh tế, mà còn gây ra những khó khăn cho những bên tham gia. Đó là:

 Những nhà xuất khẩu Brazil không có được một công cụ đảm bảo hiệu quả, đáng tin cậy và dễ dàng sử dụng;

 Viện tái bảo hiểm Brazil (IRB) đã đi chệch khỏi nhiệm vụ chính là tái bảo hiểm, và từ đó dẫn tới việc đem lại hình ảnh xấu trong công chúng doanh nhân;

 Những ngân hàng không thể tài trợ những khoản tiền đáng kể cho những mặt hàng xuất khẩu sản xuất trong nước do thiếu những công cụ bảo đảm cần thiết;

 Kho bạc Nhà nước phải gánh lấy tổn thất nghiêm trọng từ những rủi ro và không thể thu hồi nợ do những sai sót của hệ thống; và

 Quốc gia mất cơ hội có được một cơ chế bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thích hợp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng như đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

Trong năm 1998, Brazil đã xây dựng một mô hình mới của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm sửa chữa những lỗi sai đã mắc phải trong quá khứ đồng thời giới thiệu một hình thức bảo hiểm mới dựa trên mối quan hệ đối tác giữa Nhà nước và một công ty bảo hiểm tư nhân. Cùng với sự nắm bắt mau lẹ và những kinh nghiệm vốn có của các công ty tư nhân, Brazil hi vọng sự hợp tác giữa Chính phủ và công ty bảo hiểm sẽ giúp hàng xuất khẩu nội địa mở rộng được thị phần trên thị trường thế giới cũng như thu hút được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào mô hình mới này.

3.1.3. Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mới của Brazil (từ năm 1992 đến nay) đến nay)

3.1.3.1 Sự ra đời của các tổ chức tham gia bảo lãnh

Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện thời của Brazil được thiết kế và bổ sung vào năm 1998 như một cách để sửa chữa những sai sót của mô hình cũ trong 30 năm từ năm 1962 đến năm 1992 chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước - Viện tái bảo hiểm Brazil (IRB).

http://svnckh.com.vn 28

Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện tại của Brazil có sự tham gia của bốn cơ quan. Đó là Phòng Ngoại thương (CAMEX), Hội đồng Tài trợ và bảo lãnh (COFIG), Quỹ bảo lãnh xuất khẩu (FGE) và Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE). Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ chính của từng cơ quan này:

Phòng Ngoại thương (CAMEX): gồm Hội đồng điều phối chịu trách

nhiệm vạch rõ tất cả những chính sách ngoại thương của Brazil. Phòng Ngoại thương được điều hành bởi Hội đồng chủ tịch cộng hoà, bao gồm Bộ trưởng các Bộ Ngoại Thương, Công Nghiệp và Phát triển, chủ yếu chịu trách nhiệm về việc ban hành, thực hiện và điều phối những chính sách liên quan đến hoạt động ngoại thương của Brazil. Đặc biệt về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Phòng Ngoại thương sẽ xác định nguyên tắc chỉ đạo, những yêu cầu, thông số và điều kiện cũng như phạm vi những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên toàn thế giới áp dụng những điều kiện của các hình thức bảo lãnh.

Hội đồng Tài trợ và bảo lãnh (COFIG): được thành lập bởi Chính phủ thành lập thông qua Đạo Luật số 4933 ban hành vào ngày 18.2.2004 chịu trách nhiệm về quản lý mọi hoạt động đầu tư và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhằm điều tiết các hoạt động hỗ trợ về tài chính cũng như bảo lãnh, đồng thời liên kết chức năng của Hội đồng Quỹ bảo lãnh xuất khẩu và Uỷ ban tài trợ xuất khẩu (CCEX).

Những nhiệm vụ chính của Hội đồng Tài trợ và bảo lãnh:

- Thiết lập khả năng hoạt động cho Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE) ;

- Đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện toàn bộ hệ thống nói chung cũng như Phòng Ngoại hương nói riêng;

- Quyết định giá trị từng gói bảo hiểm của Chính phủ trong từng tình huống, sự kiện, thậm chí đối với những rủi ro không được lường trước;

- Đặt ra những yêu cầu đối với nguồn dự trữ đảm bảo tính thanh khoản của Quỹ bảo lãnh xuất khẩu (FGE);

- Chấp thuận những hoạt động vượt quá khả năng và phạm vi của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE); và

http://svnckh.com.vn 29

Quỹ bảo lãnh xuất khẩu (FGE): được ra đời vào ngày 23.8.1999, với mục

tiêu là bảo hiểm cho mọi hình thức bảo lãnh mà Chính phủ Brazil đưa ra trong mô hình hoạt động của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Mục đích chính của Quỹ bảo lãnh xuất khẩu là cung cấp những nguồn lực đủ để chi trả cho những khoản bảo lãnh trên nhằm tránh những rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị và những rủi ro khác. Nói cách khác, Quỹ bảo lãnh xuất khẩu bảo hiểm cho mọi hình thức bảo lãnh nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Brazil.

Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE): là một công ty tư nhân vừa hoạt động trong phạm vi nguồn lực của Hãng, vừa phân tích, ký kết hợp đồng như một chi nhánh của Chính phủ liên bang.

3.1.3.2. Sự ra đời của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE)

Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil là một công ty cổ phần ra đời vào tháng 6 năm 1997 với các cổ đông là Ngân hàng Quốc gia Brazil, Ngân hàng Phát triển Brazil, Bradesco, Sul America Seguros, Minas Brazil, UniBanco Seguros…và một số các công ty thương mại xuất nhập khẩu khác11.

Mục tiêu chính của Hãng là đưa ra thị trường một công cụ bảo đảm giúp những mặt hàng xuất khẩu của Brazil tránh được những rủi ro kinh tế có gía trị trong vòng 2 năm (được coi là trong ngắn hạn). Hoạt động như một chi nhánh của chính phủ Brazil, Hãng cũng giúp những mặt hàng xuất khẩu nội địa tránh được những rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế và những rủi ro khác trong những khoảng thời gian vượt quá 2 năm (được coi là trung và dài hạn) thông qua việc ban hành và phân tích những chính sách phù hợp.

Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil đã tạo được mạng lưới các chi nhánh trên phạm vi toàn cầu, trực tuyến với những thông tin về tài trợ và giao dịch của hơn 35 triệu người mua đăng ký. Bên cạnh đó, Hãng cũng đưa ra những khoản bồi thường tín dụng quốc tế với hơn 170 văn phòng luật sư trên thế giới.

Chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil được thể hiện qua các nhân tố sau:

a. Rủi ro đƣợc bảo hiểm

11

http://svnckh.com.vn 30

Rủi ro kinh tế: hay còn gọi là rủi ro vỡ nợ do nhà nhập khẩu phá sản hoặc

vì lý do kinh tế khác;

Rủi ro chính trị và những rủi ro khác: đây là những rủi ro bắt nguồn từ

hoạt động xuất khẩu do những sự kiện gây trở ngại cho quá trình chuyển tiền để thanh toán cho nhà xuất khẩu, bao gồm chiến tranh, thiên tai, sung công, đình công tạm ngừng hoạt động sản xuất…

Rủi ro trước vay nợ (rủi ro sản xuất): Rủi ro sản xuất xuất hiện khi người

được bảo hiểm không có khả năng sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp những dịch vụ mà nhà nhập khẩu đặt hàng vì những lý do về phía nhà nhập khẩu hoặc bởi cả 2 nước. Khoản chi phí bù đắp cho rủi ro này sẽ được tính toán dựa trên những chi phí mà nhà xuất khẩu phải gánh chịu cho đến khi hợp đồng bị phá vỡ.

Rủi ro vay nợ (rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi hàng được chất lên tàu):

Rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi hàng được chất lên tàu hoặc sau khi nhà xuất khẩu hoàn thành mọi nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng.

b. Chính sách khách hàng

Chính sách nhiều người mua: đưa ra những khoản bù đắp tổn thất cho tất

cả mặt hàng xuất khẩu của người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thanh toán. Theo chính sách nhiều người mua, hàng năm với những khoản tín dụng luân phiên thì khoản tiền này bù đắp tổn thất cho tất cả những khách hàng của người được bảo hiểm, qua đó giúp nhà xuất khẩu được lợi ở mức chi phí tỉ lệ nghịch với khối lượng hàng hoá được bảo hiểm. Lượng hàng hoá càng lớn, rủi ro càng được bù đắp nhiều và do đó, phí bảo hiểm càng rẻ.

Chính sách cá nhân - Hoạt động ngắn hạn (thời gian lên tới 2 năm):

Đây là chính sách đưa ra khoản bảo hiểm bù đắp tổn thất trong một hoạt động cụ thể nhằm tránh rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị và các loại rủi ro khác. Khoản bù đắp cho rủi ro kinh tế được hỗ trợ bởi Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE) trong khi rủi ro chính trị được hỗ trợ bởi Quỹ bảo lãnh xuất khẩu (FGE).

Chính sách cá nhân - Hoạt động trung và dài hạn (thời gian từ 2 năm trở lên): Giống như chính sách cá nhân áp dụng trong ngắn hạn, chính sách này cũng đưa ra khoản bảo hiểm bù đắp tổn thất trong một hoạt động cụ thể nhằm tránh

http://svnckh.com.vn 31

rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị và các loại rủi ro khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt là khoản bảo hiểm để bù đắp tổn thất do rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị gây ra đều được hỗ trợ bởi Quỹ bảo lãnh xuất khẩu (FGE). Trong khi đó, Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE) lúc này hoạt động như một chi nhánh của Chính phủ. Trong đó, nhìn chung, những hoạt động trung và dài hạn thường liên quan tới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)