Đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 61 - 63)

b. Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu

2.1.1.2. Đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Về chính sách và các văn bản pháp luật điều chỉnh: Một trong những văn

bản pháp luật được coi là cơ sở điều chỉnh các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là Luật Kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10 đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000 với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 có chỉ rõ các loại nghiệp vụ bảo hiểm được điều chỉnh trong phạm vi của Luật, trong đó có bảo hiểm tín dụng và các rủi ro tài chính20

. Tuy nhiên, Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 lại chưa có quy định cụ thể đối với loại hình bảo hiểm này mà mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những quy định chung, áp

20 Điều 7 - Chương 1 “Những quy định chung”- Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000 (xem Phụ lục số 4)

http://svnckh.com.vn 52

dụng đối với nhiều loại hình nghiệp vụ bảo hiểm trong phạm vi điều chỉnh. Như vậy, chưa xét đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chỉ mới xét hoạt động bảo hiểm tín dụng nói chung cũng có thể thấy hệ thống văn bản pháp lý còn khá nhiều thiếu sót, không đồng bộ dẫn đến việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn còn là hình thức mới xuất hiện ở Việt Nam. Do vậy, chưa có một văn bản dưới luật nào như thông tư, nghị định, quyết định... được ban hành nhằm điều chỉnh cụ thể và trực tiếp hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đưa ra những quy định rõ về phương thức hoạt động cũng như nguyên tắc tính phí, kì hạn bảo hiểm, đối tượng tham gia…của loại hình này. Như vậy trong tương lai, muốn phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh đầy đủ và cụ thể về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Về cơ quan thực hiện quản lý và nhà cung cấp sản phẩm: Cùng với việc ban

hành các chính sách và văn bản cụ thể điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cần có một cơ quan quản lý Nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách và văn bản liên quan, đồng thời quản lý và giám sát hoạt động của loại hình này. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Mặt khác, ở nước ta hiện nay cũng chưa có được một nhà cung cấp loại hình bảo hiểm tín dụng chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp thiết của thị trường xuất khẩu nhiều biến động. Do vậy, cần khẩn trương triển khai thành lập một tổ chức bảo hiểm chịu trách nhiệm cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Trong đề án Đẩy mạnh xuất khẩu 2009 - 2010, Bộ Công thương cũng đã đề cập đến giải pháp thành lập Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu21

, tuy nhiên các giải pháp này đến nay vẫn chưa được thực hiện. Việc tìm ra cơ quan quản lý Nhà nước cũng như đối tượng cung cấp loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đóng

21

http://svnckh.com.vn 53

vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong thời gian tới.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)