3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc phát triển hoạt động
3.1.3.2. Sự ra đời của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE)
Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil là một công ty cổ phần ra đời vào tháng 6 năm 1997 với các cổ đông là Ngân hàng Quốc gia Brazil, Ngân hàng Phát triển Brazil, Bradesco, Sul America Seguros, Minas Brazil, UniBanco Seguros…và một số các công ty thương mại xuất nhập khẩu khác11.
Mục tiêu chính của Hãng là đưa ra thị trường một công cụ bảo đảm giúp những mặt hàng xuất khẩu của Brazil tránh được những rủi ro kinh tế có gía trị trong vòng 2 năm (được coi là trong ngắn hạn). Hoạt động như một chi nhánh của chính phủ Brazil, Hãng cũng giúp những mặt hàng xuất khẩu nội địa tránh được những rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế và những rủi ro khác trong những khoảng thời gian vượt quá 2 năm (được coi là trung và dài hạn) thông qua việc ban hành và phân tích những chính sách phù hợp.
Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil đã tạo được mạng lưới các chi nhánh trên phạm vi toàn cầu, trực tuyến với những thông tin về tài trợ và giao dịch của hơn 35 triệu người mua đăng ký. Bên cạnh đó, Hãng cũng đưa ra những khoản bồi thường tín dụng quốc tế với hơn 170 văn phòng luật sư trên thế giới.
Chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil được thể hiện qua các nhân tố sau:
a. Rủi ro đƣợc bảo hiểm
11
http://svnckh.com.vn 30
Rủi ro kinh tế: hay còn gọi là rủi ro vỡ nợ do nhà nhập khẩu phá sản hoặc
vì lý do kinh tế khác;
Rủi ro chính trị và những rủi ro khác: đây là những rủi ro bắt nguồn từ
hoạt động xuất khẩu do những sự kiện gây trở ngại cho quá trình chuyển tiền để thanh toán cho nhà xuất khẩu, bao gồm chiến tranh, thiên tai, sung công, đình công tạm ngừng hoạt động sản xuất…
Rủi ro trước vay nợ (rủi ro sản xuất): Rủi ro sản xuất xuất hiện khi người
được bảo hiểm không có khả năng sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp những dịch vụ mà nhà nhập khẩu đặt hàng vì những lý do về phía nhà nhập khẩu hoặc bởi cả 2 nước. Khoản chi phí bù đắp cho rủi ro này sẽ được tính toán dựa trên những chi phí mà nhà xuất khẩu phải gánh chịu cho đến khi hợp đồng bị phá vỡ.
Rủi ro vay nợ (rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi hàng được chất lên tàu):
Rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi hàng được chất lên tàu hoặc sau khi nhà xuất khẩu hoàn thành mọi nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng.
b. Chính sách khách hàng
Chính sách nhiều người mua: đưa ra những khoản bù đắp tổn thất cho tất
cả mặt hàng xuất khẩu của người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thanh toán. Theo chính sách nhiều người mua, hàng năm với những khoản tín dụng luân phiên thì khoản tiền này bù đắp tổn thất cho tất cả những khách hàng của người được bảo hiểm, qua đó giúp nhà xuất khẩu được lợi ở mức chi phí tỉ lệ nghịch với khối lượng hàng hoá được bảo hiểm. Lượng hàng hoá càng lớn, rủi ro càng được bù đắp nhiều và do đó, phí bảo hiểm càng rẻ.
Chính sách cá nhân - Hoạt động ngắn hạn (thời gian lên tới 2 năm):
Đây là chính sách đưa ra khoản bảo hiểm bù đắp tổn thất trong một hoạt động cụ thể nhằm tránh rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị và các loại rủi ro khác. Khoản bù đắp cho rủi ro kinh tế được hỗ trợ bởi Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE) trong khi rủi ro chính trị được hỗ trợ bởi Quỹ bảo lãnh xuất khẩu (FGE).
Chính sách cá nhân - Hoạt động trung và dài hạn (thời gian từ 2 năm trở lên): Giống như chính sách cá nhân áp dụng trong ngắn hạn, chính sách này cũng đưa ra khoản bảo hiểm bù đắp tổn thất trong một hoạt động cụ thể nhằm tránh
http://svnckh.com.vn 31
rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị và các loại rủi ro khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt là khoản bảo hiểm để bù đắp tổn thất do rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị gây ra đều được hỗ trợ bởi Quỹ bảo lãnh xuất khẩu (FGE). Trong khi đó, Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE) lúc này hoạt động như một chi nhánh của Chính phủ. Trong đó, nhìn chung, những hoạt động trung và dài hạn thường liên quan tới những dự án kinh doanh những hàng hoá tư bản, các nghiên cứu, dịch vụ hoặc những hợp đồng có tính chất đặc biệt.
c. Đối tƣợng hƣởng lợi
Theo chính sách tín dụng của nhà cung cấp: Theo chính sách này, nhà
xuất khẩu được coi là người hưởng lợi. Nhà xuất khẩu có thể yêu cầu tái tài trợ, chuyển quyền bù đắp tổn thất bởi chính sách bảo hiểm cho ngân hàng tài trợ.
Theo chính sách tín dụng của người mua: Theo chính sách này, những
ngân hàng chính là những người hưởng lợi. Nhà xuất khẩu được người mua thanh toán và những người mua này chính là những người nhận được tài trợ từ những ngân hàng tài trợ.
d. Mức bảo hiểm
Tỉ lệ phần trăm bảo đảm thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ và loại rủi ro liên quan:
Rủi ro kinh tế nói chung: lên tới 90%;
Rủi ro kinh tế với những ngân hàng bảo lãnh: lên tới 95%; và Rủi ro chính trị: lên tới 95%.
e. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính toán dựa trên từng trường hợp, tuỳ thuộc vào: Lượng vốn được tài trợ khi bắt đầu đi vào hoạt động;
Khả năng tài chính của người nợ; Vị trí, địa điểm của người nợ;
Loại rủi ro (rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị, sản xuất hoặc rủi ro xuất hiện sau khi hàng được chất lên tàu);
Thời lượng của rủi ro.
http://svnckh.com.vn 32
Sự lựa chọn thứ hai để phân tích là Mỹ. Mỹ là một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới, đặc biệt là có hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoạt động hiệu quả với mô hình được phân đoạn chuyên môn hoá cao. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định chọn Mỹ làm đối tượng nghiên cứu kinh nghiệm, trên cơ sở đó rút ra bài học cho Việt Nam.