3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc phát triển hoạt động
3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ và Brazil và so sánh tính phù hợp của hai mô hình này đối với điều kiện Việt Nam, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, về bộ máy hoạt động và quản lý, cần có sự chuyên môn hoá rõ rệt
về vai trò cũng như trách nhiệm của các cơ quan tham gia điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Trong mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Brazil, có bốn cơ quan chính là Phòng Ngoại Thương, Hội đồng tài trợ bảo lãnh, Quỹ bảo hiểm xuất khẩu và Hãng bảo hiểm tín dụng Brazil tham gia với vai trò hết sức rõ ràng, có sự hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động, tạo nên một bộ máy có tính hệ thống hết sức vững chắc. Trong khi đó, tại Việt Nam, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn khá mới mẻ, những quy định, văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động này còn hạn chế và hầu hết chưa được thực hiện. Do vậy, chưa thể xây dựng được một mô hình hoạt động chuyên môn với các cơ quan và tổ chức được phân công phạm vi hoạt động cũng như vai trò cụ thể như ở Brazil.
Mặt khác, tại Việt Nam chưa có một cơ quan hay tổ chức nào chịu trách nhiệm điều hành quản lý và thực hiện mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Trong khi đó, theo như phân tích ở trên, trong mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Brazil và Mỹ đều có sự tham gia của các Ngân hàng Nhà nước. Tại Mỹ tổ chức thực hiện bảo
http://svnckh.com.vn 36
hiểm tín dụng xuất khẩu là một cơ quan của Chính phủ - Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ còn tại Brazil thì Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE) kết hợp với Quỹ bảo lãnh Xuất khẩu (FGE) chịu trách nhiệm điều hành và quản lý mô hình này, bên cạnh đó còn có sự tham gia hỗ trợ của Ngân hàng Quốc gia Brazil và Ngân hàng Phát triển Brazil. Có thể thấy trên thế giới trong nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào nói chung cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, vai trò của Ngân hàng Xuất nhập khẩu hay Ngân hàng Phát triển Quốc gia là rất quan trọng. Các nghiệp vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu được phát triển từ thấp tới cao theo từng giai đoạn tuỳ theo diễn biến kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia, thường bao gồm những hoạt động cơ bản như cung cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu (gồm bảo lãnh vay vốn các Ngân hàng thương mại, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…) và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu… Đối với nền kinh tế có tiềm lực tài chính có hạn như nước ta, việc xây dựng và phát triển một Ngân hàng Xuất nhập khẩu hay một Ngân hàng Phát triển Quốc gia có đủ trình độ và có khả năng tài trợ một cách toàn diện cho cả nhà xuất khẩu trong nước và nhà nhập khẩu nước ngoài dưới sự quản lý một cách có hệ thống của Nhà nước là điều hết sức cần thiết.
Trên thực tế, để có được mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được coi là hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, noi theo Brazil đã phải mất hơn 30 năm để sửa chữa những khuyết điểm cũng như cải thiện bộ máy điều hành. Điều đó cho thấy để bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thực sự đi vào môi trường kinh doanh đang trên đà hội nhập như ở nước ta là điều không thể đạt được một sớm một chiều. Do vậy, Nhà nước cần sớm thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ xuất khẩu đồng thời đẩy nhanh quá trình ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở nước ta. Bên cạnh đó, cần xây dựng mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có sự tham gia điều tiết từ các cơ quan Nhà nước với nhiệm vụ và chức năng cụ thể, khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia. Qua đó tạo nên sự liên kết thống nhất trong quá trình hoạt động cũng như trong quản lý đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu này.
http://svnckh.com.vn 37
Thứ hai, khuyến khích các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp tư nhân
tham gia và phát huy hết vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mở rộng. Có thể thấy, đối với Việt Nam, mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Brazil tỏ ra ưu việt hơn mô hình của Mỹ ở chỗ: trong khi ở Mỹ, hầu hết các khoản bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được đưa ra bởi các tổ chức tín dụng Nhà nước thì ở Brazil các khoản bảo hiểm này lại được cung cấp bởi tổ chức tín dụng tư nhân nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu tránh các rủi ro trong phạm vi khả năng tài chính của mình. Đây có thể coi là cách giúp các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng trong nước làm quen với hoạt động bảo hiểm mới này và qua đó linh hoạt, chủ động hơn trong quá trình xử lý các tình huống đồng thời có thêm kinh nghiệm khi tham gia giao lưu thương mại với các nước bạn. Đối với nền kinh tế đang trên đà hội nhập như Việt Nam, việc nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong công cuộc đổi mới đất nước cũng như khuyến khích bộ phận kinh tế này tham gia tích cực vào nền kinh tế mở quốc gia là một trong những chiến lược trọng tâm được Nhà nước ưu tiên trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, cần đề cao sự tham gia của những ngân hàng tư nhân trong việc tài trợ cho những mặt hàng xuất khẩu trung và dài hạn, hạn chế sự đòi hỏi đối với các nguồn lực công cộng trong những chương trình và dự án xuất nhập khẩu của Chính phủ. Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, việc hạn chế vai trò chủ đạo của Nhà nước trong quá trình quản lý đồng thời phát huy chức năng của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng thuộc khu vực kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường giúp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với thị trường quốc tế.
Thứ ba, mở rộng thời hạn bảo hiểm và đưa ra những mức phí ưu đãi nhằm
khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu làm quen và sử dụng hiệu
quả công cụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Tại Mỹ và Brazil, Chính phủ đều đưa ra
mức phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như tỉ lệ bảo hiểm ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây không những là một trong những chiến lược thu hút sự quan tâm và tham gia của các doanh nghiệp trong nước mà còn giúp đa dạng hoá
http://svnckh.com.vn 38
các gói bảo hiểm tín dụng trong hoạt động xuất khẩu, đem lại nhiều sự lựa chọn hơn, phù hợp với quy mô kinh doanh đối với các nhà xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước cần nhận thức rõ vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nói chung trong việc hỗ trợ hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế từ đó có những biện pháp hỗ trợ và đầu tư hợp lý nhằm phát triển loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hết sức mới mẻ nhưng cũng đầy tiềm năng này.
Thứ tư, mở rộng đối tượng cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, không
nên bó hẹp ở phạm vi các tổ chức tín dụng xuất khẩu Nhà nước như Ngân hàng Phát triển Quốc gia hay Ngân hàng Xuất nhập khẩu mà cần khuyến khích các công ty bảo hiểm tư nhân cũng tham gia vào mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hoạt động như một tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thực sự dưới sự quản lý của Nhà nước. Đây không chỉ là một trong những chiến lược đa dạng hoá đối tượng cung cấp loại hình bảo hiểm mới mẻ này, mà còn là chiến lược thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong sự phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hay bất cứ hoạt động hỗ trợ xuất khẩu mới mẻ, đầy tiềm năng nào.
Thứ năm, cần quy định rõ đối tượng được bảo hiểm trong mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cụ thể là khách hàng và ngành hàng được bảo hiểm.
Về phía khách hàng sử dụng tức là các doanh nghiệp xuất khẩu hay các ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn, có thể phân loại các doanh nghiệp và các ngân hàng này theo phạm vi hoạt động (nhỏ, vừa, lớn) hoặc theo thời gian hoạt động (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) để đưa ra những mức bảo hiểm và kì hạn bảo hiểm phù hợp, đồng thời tạo sự thuận lợi trong quá trình quản lý của Nhà nước. Về phía ngành hàng được bảo hiểm, cũng cần chú trọng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng góp phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia để đưa ra ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét và đánh giá đúng tiềm năng cũng như cơ hội xuất khẩu của một số ngành hàng khác, nhằm phát huy tối đa thế mạnh của hàng hoá, dịch vụ trong nước trên thị trường thế giới.
http://svnckh.com.vn 39
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY