b. Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu
2.2.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xuất khẩu
Với vai trò là cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được phép thực hiện các nghiệp vụ cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới chỉ tập trung vào nghiệp vụ cho vay xuất khẩu, trong đó chủ yếu là những khoản vay cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Bảng 2: Doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu qua 3 năm từ 2006 đến 2008
(Đơn vị : tỷ đồng)
Nă m
Doanh số cho vay Số thu nợ Dƣ nợ
200 6 10,755 9,483 2,671 200 7 7,815 8,185 2,384 200 8 9,563 6,900 2,878
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu các năm 2006, 2007, 2008 của Bộ Tài Chính.
Về doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu: Trong thời gian từ 2006 đến 2008,
doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu có xu hướng giảm. Năm 2006, tổng lượng cho vay đạt 10,755 tỷ đồng, bằng 103,5% so với cùng kỳ năm 2005 (Số thực hiện năm 2005 là 10,142 tỷ đồng). Doanh số cho vay đã giảm đáng kể xuống còn 7,815 tỷ đồng vào năm 2007. Điều này có thể được giải thích do việc cơ cấu lại Quỹ Hỗ trợ phát triển thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Doanh số cho vay xuất khẩu lại
http://svnckh.com.vn 54
tăng lên 9,563 tỷ vào năm 2008 và trong 6 tháng đầu năm 2009, con số này đã đạt 12,150,936 tỷ đồng, dư nợ bình quân là 7,951,293 tỷ đồng.
Về cơ cấu mặt hàng cho vay tín dụng xuất khẩu: Có thể thấy rằng qua 3 năm
từ 2006 đến 2008, cơ cấu mặt hàng cho vay tín dụng xuất khẩu đã có sự thay đổi rõ rệt. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 2 năm vẫn là nhóm hàng nông – lâm – thủy sản với tỷ trọng 60% vào năm 2006 và tăng lên mức 65% vào năm 2008. Đây là nhóm hàng duy nhất có sự tăng lên về tỷ trọng cho vay. Các nhóm hàng khác đều có xu hướng giảm tỷ trọng đi vay vốn hỗ trợ xuất khẩu.
Cơ cấu doanh số cho vay theo thị trường cũng có sự thay đổi, thể hiện qua Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Cơ cấu doanh số cho vay theo thị trƣờng
Thị trƣờng Năm 2006 Năm 2008 - Mỹ 11.09% 11% - Nhật 12.88% 9% - EU 29.37% 27% - Châu Á 22.80% 18% - Khác 23.86% 35%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2008 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Từ năm 2006 đến năm 2008, cơ cấu doanh số cho vay xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Nhật, EU phần lớn đều giảm. Tỷ trọng cho vay xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn ổn định, dao động quay mức 11%. Trong khi đó, lượng vay vốn xuất khẩu sang các thị trường mới lại tăng mạnh, từ 23.86% năm 2006 lên 35% năm 2008. Các thị trường khác này bao gồm khu vực Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ…
Về mức lãi suất cho vay xuất khẩu, lãi suất tín dụng xuất khẩu luôn được điều
chỉnh đề phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô cũng như hoàn cảnh thị trường. Có thể thấy rằng trong khi mức lãi suất bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tương đối ổn định trong hơn 1 năm trở lại đây, chỉ tăng nhẹ từ 6.9%/năm lên 7.8%/năm thì mức lãi suất bằng đồng Việt Nam lại chịu sự điều chỉnh lãi suất rất lớn, tăng từ 8.7%/năm
http://svnckh.com.vn 55
vào tháng 8/2007 lên đến 14.4%/năm vào tháng 6/200822. Việc tăng mạnh lãi suất tín dụng xuất khẩu trong thời điểm hiện nay được lý giải là nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và giảm bớt sự hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức cho vay trực tiếp doanh nghiệp đó. Mặc dù có sự điều chỉnh mạnh sau một thời gian tương đối dài giữ ở mức thấp, lãi suất tín dụng xuất khẩu luôn được xác định ở mức nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố nhằm duy trì lợi thế hỗ trợ xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam so với các ngân hàng thương mại khác.
Về chủ thể cho vay tín dụng xuất khẩu: Cùng với Ngân hàng Phát triển Việt
Nam có nhiều các ngân hàng thương mại khác cũng tham gia vào hoạt động tín dụng xuất khẩu với vai trò là chủ thể cho vay tín dụng. Tuy nhiên, số lượng và quy mô các khoản vay này không cao. Do phạm vi và thời hạn nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chưa thể cung cấp những số liệu thống kê cụ thể về số lượng các khoản vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại trong nước cũng như tỷ trọng tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chịu tác động nhiều từ những biến động bất ngờ của nền kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng xuất khẩu của Việt Nam cũng như việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước với bạn hàng nước ngoài gặp không ít những khó khăn do có nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nói cách khác, những rủi ro không được phòng ngừa xuất hiện trong hoạt động tín dụng xuất khẩu chính là trở ngại kìm hãm tốc độ phát triển của hoạt động xuất khẩu có tiềm năng của Việt Nam mà biểu hiện rõ nét nhất là tỷ lệ nợ quá hạn tại các ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu do các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngày càng tăng, dẫn tới việc các tổ chức tín dụng và Nhà nước không thể thu hồi vốn đúng hạn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tài chính vốn được coi là huyết mạch của nền kinh tế.
Điều này một lần nữa cho thấy cần phải có một công cụ hỗ trợ xuất khẩu giúp các doanh nghiệp và các ngân hàng cho vay yên tâm hơn trước các rủi ro trong thời
22
http://svnckh.com.vn 56
kì hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Trước nhu cầu trên, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được coi là giải pháp kịp thời đáp ứng được mong mỏi của không chỉ các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức tín dụng, mà còn của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tăng cường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1.2. Thành tích đạt đƣợc
Qua 3 năm tích cực thực hiện và đổi mới, hoạt động tín dụng xuất khẩu đã trở thành một kênh vay vốn ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trường truyền thống, mở thị trường mới đối với các mặt hàng thuộc diện ưu tiên, khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ, đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, số lượng các khoản vay cũng tăng đáng kể và các rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu cũng đã được hạn chế. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu vẫn giữ được mức độ tăng trưởng ổn định.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng xuất khẩu đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Dưới đây, nhóm đề tài chỉ tập trung vào hai khía cạnh quan trọng, có sự chuyển biến hết sức tích cực và nổi bật trong thời gian qua của hoạt động tín dụng xuất khẩu. Đó là chính sách tín dụng xuất khẩu và lãi suất tín dụng xuất khẩu.
Về chính sách tín dụng xuất khẩu: Nhìn chung, việc thực hiện chính sách tín
dụng đầu tư của Nhà nước không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do đã theo định hướng chung, góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng xuất khẩu qua đó góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đóng góp vào kết quả xuất khẩu của cả nước.
Chính sách tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 có bổ sung một số nội dung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội như: chỉ cho vay hoặc bảo lãnh tín dụng những dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc một số lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của Chính phủ trong từng thời kỳ, đồng thời đã có sự đa dạng hơn trong danh mục các mặt hàng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng, thiết kế, giám sát, các mặt hàng điện tử, thủ
http://svnckh.com.vn 57
công mỹ nghệ, tàu biển… Chính sách này tạo điều kiện đa dạng hoá cơ cấu xuất khẩu cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc sản xuất các mặt hàng đòi hỏi chi phí công nghệ cao…
Về lãi suất tín dụng xuất khẩu: Lãi suất cho vay đã được điều chỉnh để không
vi phạm các điều lệ về trợ cấp của WTO23. Vấn đề bảo đảm tiền vay cũng được sửa đổi theo hướng: các chủ đầu tư, khi vay vốn hoặc được bảo lãnh được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay và bảo lãnh, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn và bảo lãnh.
2.2.1.3. Hạn chế còn tồn tại
Có thể nói hoạt động tín dụng xuất khẩu của Việt Nam cho đến nay đã được thực hiện theo định hướng chung, góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục.
Thứ nhất, sự không ổn định của danh mục mặt hàng thuộc diện được hưởng
chính sách tín dụng xuất khẩu là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp. Việc xác định danh mục theo thời hạn từng năm đã ảnh hưởng tới việc cân đối nguồn vốn để phục vụ cho kế hoạch sản xuất và xuất khẩu dài hơi của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc ban hành danh mục thường rất chậm so với yêu cầu thực tế triển
khai hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của doanh nghiệp nên đã tạo những khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng của Quỹ được doanh nghiệp đánh giá là chưa đáp ứng được so với nhu cầu cần hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp.
Thứ ba, về chính sách lãi suất ưu đãi, lãi suất cho vay quá thấp và được xác
định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi trong suốt thời gian vay vốn. Chính sự không linh hoạt và chưa mang tính thị trường này dẫn
23
Ví dụ, trước đây lãi suất cho vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định tại Nghị định 106/2004/NĐ-CP thống nhất chung một mức tương đương 70% lãi suất cho vay thương mại cho mọi đối tượng và không tính đến thời hạn vay vốn khác nhau giữa các dự án. Hiện nay, luậtt cho vay bằng đồng Việt Nam được Chính phủ quy định theo hướng tiếp cận với thị trường. Đây cũng là lãi suất cho vay mà Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) khuyến nghị.
http://svnckh.com.vn 58
đến nhiều tác động ngược, không tốt đối với các doanh nghiệp, cơ quan cho vay và cả đối với Ngân sách Nhà nước, phần nào đã làm gia tăng gánh nặng cấp bù đối với Ngân sách Nhà nước, qua đó giảm tính hiệu quả chính sách của Nhà nước. Mặt khác, việc duy trì lãi suất cho vay quá thấp trong một thời gian dài đã và đang là nguyên nhân chính dẫn tới gia tăng cấp bù chênh lệch lãi suất đồng thời khiến các doanh nghiệp không tích cực huy động các nguồn vốn tự có và các nguồn khác mà trở nên quá phụ thuộc, ỷ lại vào nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, gia tăng áp lực về vốn trong điều kiện thị trường rất khó khăn, đặc biệt tình hình lạm phát cao hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh số lượng các khoản nợ quá hạn trong thời gian vừa qua.
Một hạn chế nữa của chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước hiện nay là mới chỉ tập trung thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các nhà xuất khẩu. Các nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu khác hiện chưa được chú trọng phát triển. Trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, việc hỗ trợ tín dụng dưới hình thức cho vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có nguy cơ trở thành hành động vi phạm
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng - Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures (SCM) của WTO24. Vì vậy, Việt Nam cần học tập kinh
nghiệm của các nước về việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu để vẫn có thể hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động xuất khẩu, đồng thời hạn chế vi phạm quy định của WTO.
Thứ tư, các yêu cầu bảo đảm tiền vay cũng được phản ánh là đang gây cản trở
cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, giá trị tài sản thấp, do vậy không đủ điều kiện để vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hoặc được vay với mức vốn hạn chế. Ngoài ra, tài sản bảo đảm tiền vay thường được định giá thấp hơn nhiều so với giá
24Tại điểm j, Phụ lục 1 của Hiệp định SCM đã quy định "Chính phủ (hay các cơ quan thuộc sự kiểm soát của Chính phủ hoặc được Chính phủ uỷ quyền) trợ cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ mà Chính phủ thực tế phải trả cho những quỹ mà họ vay (hoặc sẽ phải trả nếu họ vay trên các thị trường vốn quốc tế để có tiền trong cùng thời hạn và những điều khoản tín dụng khác được xem là cùng loại tiền như tín dụng xuất khẩu) hay họ phải thanh toán toàn bộ (hoặc một phần các chi phí của các nhà xuất khẩu hay các tổ chức tài chính để có được những khoản tín dụng được sử dụng ở mức độ đảm bảo thuận lợi về tài chính trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu) là trợ cấp xuất khẩu)”.
http://svnckh.com.vn 59
trị thực dẫn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu như không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.
Thứ năm, việc duy trì một mức lãi suất cho vay giống nhau cho các nhóm khách hàng có các dự án thuộc các lĩnh vực ngành, nghề khác nhau, có độ tin cậy (mức rủi ro) khác nhau vừa không thể hiện tính ưu tiên trọng điểm giữa các nhóm ngành được khuyến khích lại không tạo động lực đối với tổ chức cho vay trong việc nâng cao năng lực thẩm định và phân tích tín dụng nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Việc “ấn định” một mức lãi suất cho vay dùng chung cho các dự án thuộc các ngành hoặc lĩnh vực khác nhau của các khách hàng khác nhau là không có cơ sở, nó thuần túy mang tính hành chính nhiều hơn là dựa trên các phân tích tín dụng và thiếu tính thị trường.
2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 2.2.2.1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 2.2.2.1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Để người đọc có cái nhìn khái quát nhất về thực tiễn hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhóm đề tài đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát mức độ phổ biến của loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và sự quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm này trong phạm vi 100 doanh nghiệp hoặc công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam theo Bảng câu hỏi khảo sát (xem