Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 69 - 72)

b. Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu

2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

2.2.2.1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Để người đọc có cái nhìn khái quát nhất về thực tiễn hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhóm đề tài đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát mức độ phổ biến của loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và sự quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm này trong phạm vi 100 doanh nghiệp hoặc công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam theo Bảng câu hỏi khảo sát (xem phần Phụ lục số 6) nhằm tiếp cận bảo hiểm tín dụng xuất khẩu dưới góc độ các đối tượng tham gia thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (cụ thể là nhà cung cấp, khách hàng sử dụng và cơ quan quản lý Nhà nước), chính sách bảo hiểm và tình hình doanh thu từ việc thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như phạm vi bảo hiểm được áp dụng đối với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

Về phía nhà cung cấp bảo hiểm: Trong thời gian qua, một số hiệp hội, doanh

nghiệp đã triển khai dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm dầu khí, Hiệp hội cao su Việt Nam... Tuy nhiên, các doanh nghiệp này mới chỉ triển khai hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở quy mô nhỏ, số lượng ít. Theo kết

http://svnckh.com.vn 60

quả khảo sát thu được, tỷ lệ các công ty bảo hiểm đưa hình thức này vào danh mục các loại hình bảo hiểm cung cấp chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số các công ty bảo hiểm tham gia trả lời Bảng câu hỏi. Con số này cho thấy ngay cả đối với các nhà cung cấp bảo hiểm, đây vẫn còn là một loại hình mới mẻ, chưa phổ biến.

Về phía khách hàng sử dụng (các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tín dụng

xuất khẩu): Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu tham gia hình thức này còn rất hạn

chế. Theo như kết quả nhóm đề tài thu được, trong số 100 doanh nghiệp tham gia trả lời Bảng câu hỏi, chỉ có 8% các doanh nghiệp đang tham gia sử dụng loại hình bảo hiể này, số còn lại là các doanh nghiệp chưa từng nghe nói đến hoặc có nghe nói cũng chưa tham gia sử dụng. Hiện tại, hình thức này mới chỉ được các nhà xuất khẩu áp dụng mang tính chất thử nghiệm nhiều hơn là mong muốn thực sự được bảo vệ trước rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu lý giải vấn đề này là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được trong giao dịch thương mại quốc tế có rất nhiều rủi ro (trong đó, gần 80% tổng số các doanh nghiệp cho rằng rủi ro thanh toán của đối tác nhập khẩu và rủi ro biến động tỷ giá hối đoái là hai rủi ro phổ biến nhất). Chưa kể khi phía đối tác nước ngoài nhận bảo hiểm hàng nhập của họ thì doanh nghiệp nước ta lại nhầm lẫn giữa bảo hiểm hàng nhập và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước: Ở các nước trên thế giới, bảo hiểm

tín dụng xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của một cơ quan trực thuộc Chính phủ quản lý. Tuy nhiên, loại hình bảo hiểm này lại chịu sự điều chỉnh theo các quy định trong lĩnh vực bảo hiểm biệt lập với hoạt động ngân hàng và chứng khoán. Hiện tại, Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ thành lập một Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với hình thức cổ phần hoặc 100% vốn Nhà nước. Công ty này sẽ có Chi nhánh tại các địa phương để dễ dàng hoạt động. Trong tương lai, Bộ Tài chính cũng tính đến việc kết hợp với các đơn vị bảo hiểm khác, có thể là các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước, đảm bảo bồi thường tài chính cho khách hàng nếu rủi ro xảy ra, có thể giải quyết cho vay nợ đối với các nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, giúp các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường thông qua các hiệp hội bảo hiểm, chứng minh khả năng tài chính với các nhà nhập khẩu.

Về chính sách bảo hiểm: Tại Việt Nam, theo các quy định pháp luật hiện hành

http://svnckh.com.vn 61

Do đó, hầu hết các nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn coi chính sách bảo hiểm nói chung như một văn bản quy định đưa ra các nguyên tắc điều chỉnh cho loại hình bảo hiểm này. Đây là một trong những khó khăn gây trở ngại trong việc đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trở thành một công cụ hỗ trợ xuất khẩu được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thành hành lang pháp lý cũng như chính sách đối với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong thời gian tới.

Về phạm vi bảo hiểm: Mặc dù bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là biện pháp phòng ngừa hai loại rủi ro chủ yếu là rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị nhưng hiện tại, Nhà nước chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về phạm vi bảo hiểm cũng như mức bảo hiểm đối với từng loại rủi ro này.

Về doanh thu từ phí bảo hiểm: Tổng doanh thu thu được từ phí bảo hiểm tín

dụng xuất khẩu hiện chỉ chiếm 1-3% tổng giá trị hàng xuất khẩu25. Đây là một tỷ lệ hết sức khiêm tốn so với nhiều nước khác. Muốn tăng doanh thu thu được từ phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thì đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, mà trước mắt là hoàn chỉnh các văn bản quy định cụ thể về loại hình bảo hiểm này.

Do phạm vi và thời gian thực hiện đề tài có hạn, số lượng các công ty và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chỉ mới dừng lại ở con số 100 doanh nghiệp, vẫn còn quá khiêm tốn so với số lượng các doanh nghiệp và công ty thực tế trên phạm vi cả nước hiện nay nên nhóm đề tài chưa thể đưa ra được những con số chính xác về tỷ lệ khách hàng tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như số lượng các nhà cung cấp loại hình này tại Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, qua những con số thống kê và điều tra thu được, có thể thấy rằng hiện tại, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam vẫn còn là một hình thức quá mới mẻ, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm từ các chủ thể trong nền kinh tế. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này? Nhóm đề tài xin đi sâu phân tích dưới đây.

25http://www.gic.com.vn/index.php?mod=news&t=news210320081612281470&catid=cat221020071431068 61&c=cat22102007143106861

http://svnckh.com.vn 62

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.pdf (Trang 69 - 72)