http://svnckh.com.vn 47
Với mục tiêu tăng cường hỗ trợ cho xuất khẩu và phù hợp với nguồn lực tài chính trong nước, chính sách tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay tập trung vào các hình thức sau:
a.1. Hình thức hỗ trợ xuất khẩu
Cho vay dự án đầu tư phục vụ xuất khẩu:
- Đối tượng là các dự án đầu tư trong nước phục vụ cho xuất khẩu và các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc danh mục Nhà nước khuyến khích.
- Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án. - Thời hạn cho vay tối đa 15 năm.
- Đồng tiền cho vay: đồng Việt Nam. Đối với các dự án có nhập thiết bị nước ngoài hoặc dựa án đầu tư ở nước ngoài có đủ nguồn ngoại tệ trả nợ thì được cho vay bằng USD.
- Lãi suất cho vay cố định cả đời dự án và được xác định bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng phụ trội là 0.5%/năm. Trường hợp vay bằng USD thì mức lãi suất được xác định bằng SIBOR 6 tháng cộng độ phụ trội là 2%/năm.
Cho vay ngắn hạn xuất khẩu:
- Đối tượng bao gồm cho vay người bán (nhà xuất khẩu) và cho vay người mua (nhà nhập khẩu).
+ Cho vay người bán là cho vay nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ vay vốn tín dụng xuất khẩu quy định cho từng thời kỳ, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, chiến lược xuất khẩu.
+ Cho vay người mua là cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ do Việt Nam sản xuất nằm trong danh mục hàng hoá, dịch vụ vay vốn tín dụng xuất khẩu, được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương nước nhập khẩu bảo lãnh.
- Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu (bên bán), hợp đồng nhập khẩu (bên mua) đã ký kết hoặc giá trị L/C, hối phiếu hợp lệ tuỳ theo từng hình thức vay....
http://svnckh.com.vn 48
- Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là không quá 12 tháng.
- Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu được xác định trên cơ sở lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một tỷ lệ (%) nhất định để đảm bảo lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu phù hợp với lãi suất thị trường.
Trường hợp cho vay bằng USD thì lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất SIBOR 6 tháng công đội phụ trội là 0,5%/năm.
a.2. Hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn tín dụng xuất khẩu
- Mục tiêu, phạm vi bảo lãnh: cung cấp cho các nhà xuất khẩu dịch vụ bảo lãnh để nhận được điều khoản tài trợ tốt nhất từ các ngân hàng thương mại cho việc đầu tư dự án hoặc sản xuất các sản phẩm hàng hoá dịch vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết với nước ngoài.
- Mức bảo lãnh: đối với dự án đầu tư tối đa bằng mức vốn vay của tổ chức tín dụng. Đối với trường hợp vay ngắn hạn, tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng.
- Thời hạn bảo lãnh: tối đa bằng thời hạn vay vốn của tổ chức tín dụng.
Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Đối tượng bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu do Chính phủ quy định, phù hợp với thế mạnh xuất khẩu của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu (đối với bảo lãnh dự thầu), 10% giá trị hợp đồng (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
Thời hạn bảo lãnh theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện nay, hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định số 151/ 2006/NĐ-CP được ban hành này 20/12/2006 với nội dung chủ yếu tập trung vào các hình thức bảo lãnh như bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Như vậy có thể thấy hiện tại ở nước ta, các cơ quan quản lý Nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng chính sách tín
http://svnckh.com.vn 49
dụng hỗ trợ xuất khẩu có tính chất tổng quát, chứ chưa đi vào từng loại hình hỗ trợ tín dụng cụ thể. Đây chính là hạn chế khiến cho việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do thiếu nền tảng và cơ sở pháp lý để triển khai. Muốn có một khung pháp lý hoàn thiện để qua đó xây dựng được một mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thực sự có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay, trước hết cần có sự minh bạch và cụ thể trong các văn bản pháp lý cũng như chính sách tín dụng xuất khẩu để từ đó làm cơ sở phát triển và hình thành các văn bản quy phạm phát luật có trọng tâm, hướng tới hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang còn hết sức mới mẻ này.