Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được coi là một công cụ hiệu quả nhằm hỗ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là một hoạt động kinh doanh đặc thù, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của rất nhiều yếu tố, bao gồm những nhân tố vĩ mô cũng như những yếu tố vi mô
2.1. Nhân tố vĩ mô
Khi xét đến những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, không thể không tính đến những nhân tố vĩ mô liên quan trực tiếp đến tính chất của hoạt động này. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được sử dụng để giúp nhà xuất khẩu phòng ngừa hai loại rủi ro chủ yếu là rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị. Những rủi ro này chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình kinh tế vĩ mô cũng như tình hình chính trị của nước nhập khẩu. Khi những yếu tố vĩ mô này thay đổi, rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu cũng sẽ thay đổi theo, tạo ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế nước nhập khẩu cũng như nền kinh tế thế giới có thể kể đến khung pháp lý bao gồm những quy định, điều luật mang tính pháp lý liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, lãi suất, cầu hàng hóa dịch vụ nước ngoài, tỷ giá và chế độ tỷ giá và tình hình nền kinh tế vĩ mô.
Hành lang pháp lý: Hoạt động này thường được điều chỉnh trực tiếp bởi
những đạo luật do Quốc hội hay Nghị viện ban hành, ví dụ như đạo luật Council Directive 98/29/EC được Ủy ban Châu Âu (EC) ban hành ngày 16/08/1998 về thi hành chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong các nước thành viên EU6. Ngoài những đạo luật trong nước, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, với ý nghĩa là một phần của chính sách tín dụng xuất khẩu của các quốc gia, còn được đề cập trong thỏa thuận quốc tế hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD năm 20047. Tuy không trực tiếp đề cập đến các quy định về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, thỏa thuận này được đưa ra nhằm tạo khung
6http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:31998L0029:EN:HTML
Trích dẫn một số nguyên tắc bảo hiểm trong Đạo Luật Council Directive 98/29/EC - xem Phụ lục số 1
7
http://svnckh.com.vn 21
pháp lý cơ bản cho các hoạt động hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức của các nước thành viên tham gia thỏa thuận. Thỏa thuận của OECD là không bắt buộc, nhưng nó lại tạo ra cơ sở pháp lý cho các nước chấp nhận thỏa thuận và cơ sở tham khảo của các nước khác khi xây dựng chính sách, quy định về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ, cung cấp thông tin về cơ chế hoạt động cũng như những chính sách văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ phía các cơ quan Nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của loại hình này.
Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu: Nếu mặt hàng xuất khẩu
ra thị trường quốc tế không đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người nước ngoài, giá cả và chất lượng của hàng hoá xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh sẽ làm giảm cầu nhập khẩu hàng hoá tại nước nhập khẩu. Điều này sẽ làm giảm số lượng xuất khẩu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu quốc gia. Từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giảm. Do vậy, có thể thấy, bên cạnh những yếu tố khách quan như biến động của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến lãi suất cũng như tỷ giá hối đoái thì khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu đóng vai trò không thể thiếu trong việc kích thích sự phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong việc hỗ trợ xuất khẩu của mọi quốc gia.
Sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính cũng là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu mỗi quốc gia. Ngày nay, sự phát triển của các thị trường tài chính đã giúp các công ty phòng ngừa được hầu hết các rủi ro trong thương mại quốc tế, đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Thị trường tài chính và các định chế tài chính ngày càng khẳng định được vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát huy được hết vai trò của mình trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Sự ổn định của tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố vĩ mô quan trọng với
hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nói riêng. Ngày nay, mức độ rủi ro tỷ giá đã tăng lên thậm chí còn nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng thương mại và đầu tư quốc tế. Điều này xảy ra là vì sự biến động của tỷ giá ngày càng trở nên khó kiểm soát với cường độ ngày càng mạnh hơn. Biến động tỷ
http://svnckh.com.vn 22
giá quá lớn sẽ gây ra những thiệt hại về chênh lệch tỷ giá cho các nhà xuất khẩu. Rủi ro thay đổi tỷ giá mà những nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải đối mặt là rủi ro cơ bản nhất trong thương mại quốc tế mà thương mại nội địa không có. Bởi vậy, một trong các rủi ro chủ yếu được bảo hiểm cho các nhà xuất khẩu là rủi ro tỷ giá.
Cầu hàng hóa, dịch vụ nước ngoài có tác động trực tiếp đến nhu cầu nhập
khẩu hàng hóa. Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cao về hàng hóa nhập khẩu, lượng hợp đồng với doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh, dẫn đến nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng tăng mạnh. Đây là nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Tình hình kinh tế vĩ mô đang trong điều kiện thịnh vượng hay suy thoái
cũng tác động đến độ rủi ro của nhà nhập khẩu. Trong điều kiện kinh tế suy thoái, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có nguy cơ phá sản cao hơn nhiều so với khi trong điều kiện kinh tế thịnh vượng. Nhà xuất khẩu nên đánh giá kỹ tình hình kinh tế của nước đối tác cũng như của nền kinh tế thế giới, và doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng cần có sự xem xét các hợp đồng bảo hiểm cẩn thận trước khi chấp nhận hợp đồng, nhằm phòng ngừa mất mát do đền bù thiệt hại.
Lãi suất nội địa của nước nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hay hạn
chế nguồn tiền doanh nghiệp nhập khẩu có thể tiếp cận, ảnh hưởng đến năng lực tài chính của bên nhập khẩu và rủi ro không trả được tiền hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chính trị của nước nhập khẩu như
chiến tranh, cấm vận hay tranh chấp giữa các đảng phái trong nước cũng được coi là những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Những rủi ro chính trị xảy ra bất ngờ này đều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu. Các nhà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ phải đền bù khi rủi ro vỡ nợ xảy ra do các nguyên nhân chính trị này.
2.2. Nhân tố vi mô
Nhân tố vi mô tác động đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có thể coi là những yếu tố liên quan đến bản thân người cung cấp dịch vụ và đối tượng sử dụng dịch vụ này.
http://svnckh.com.vn 23
Về phía khách hàng sử dụng, tức là các doanh nghiệp xuất khẩu, yếu tố tác
động đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gồm có năng lực tài chính cũng như năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp đó. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một hình thức phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Hoạt động này yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải có đủ năng lực tài chính để đảm bảo chi trả tiền bồi thường cho công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong tình huống xấu xảy ra đồng thời có khả năng trả mức phí dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được đánh giá là cao hơn so với các loại hình bảo hiểm khác khi sử dụng dịch vụ này. Các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa khó có khả năng tham gia dịch vụ này do nguồn vốn có hạn. Bên cạnh đó, nhận thức và tầm nhìn của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Những doanh nghiệp xuất khẩu có tầm nhìn chiến lược muốn đảm bảo sự ổn định và bền vững của các hoạt động xuất khẩu sẽ đánh giá rất cao và sẵn sàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu này.
Từ phía các nhà cung cấp dịch vụ, các yếu tố về kỹ năng quản lý, tiềm lực về
vốn và các chiến lược phát triển thị trường là những yếu tố vi mô tác động đến nguồn cung của sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Về kỹ năng quản lý, các công ty bảo hiểm cần có năng lực kinh doanh tốt, mạng lưới, mối quan hệ để thẩm định khách hàng nước ngoài cũng như các đối tác tái bảo hiểm. Mặt khác, để cung cấp được dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng mạo hiểm tham gia những hợp đồng có giá trị tiềm ẩn nhiều rủi ro, công ty bảo hiểm phải đủ năng lực tài chính để đảm bảo bảo hiểm được những đơn hàng giá trị lớn, có độ rủi ro cao. Chỉ những doanh nghiệp bảo hiểm đủ khả năng về tài chính và có mạng lưới quan hệ rộng mới đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Nói cách khác, tiềm lực vốn đủ mạnh cũng với kỹ năng quản lý chính là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới cung bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Ngoài ra, không thể phủ nhận vai trò của các chiến lược phát triển thị trường trong việc giúp chính công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm hạn chế rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm, đặc biệt phải kể đến vai trò quan trọng của việc đủ khả
http://svnckh.com.vn 24
năng thẩm định khách hàng nước ngoài và tìm được đối tác tái bảo hiểm. Các chiến lược này sẽ quyết định vai trò sống còn của các công ty bảo hiểm trong nền kinh tế nói chung cũng như việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng tham gia vào hoạt động ngoại thương của quốc gia nói riêng.
Như vậy, các yếu tố vi mô liên quan trực tiếp đến bên cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ vừa tác động trực tiếp đến cung và cầu của bản thân thị trường dịch vụ này, vừa quyết định mức độ phát triển và tính chuyên nghiệp của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một quốc gia.