Hình thức, thời gian đào tạo và cơ sở đào tạo.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn quản lý dược (Trang 25 - 29)

4.1. Đào tạo BSNTBV thực hiện theo Điều 5, 6 của Quy chế đào tạo BSNTBV.

4.2. Đào tạo CK I: thực hiện theo Điều 4, 5 của Quy chế 1636.

Riêng hình thức đào tạo chứng chỉ có thể đ−ợc tổ chức tại các địa ph−ơng nh−ng phải đảm bảo các điều kiện sau đây và đ−ợc Bộ Y tế thẩm định, cho phép đào tạo.

+ Có đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy/học: phòng học, phòng thí nghiệm, ph−ơng tiện giảng dạy, giáo trình và tài liệu các môn chuyên ngành, các môn chung, các môn cơ sở và hỗ trợ.

+ Có cơ sở thực hành cho các môn tin học, các môn cơ sở có trang thiết bị của phòng thực hành, thực tập t−ơng ứng với phòng thực hành, thực tập của cơ sở đ−ợc giao nhiệm vụ đào tạo CK I.

+ Bệnh viện hoặc cơ sở thực hành có đủ các khoa phòng chuyên môn, đủ số gi−ờng bệnh ít nhất 10 gi−ờng bệnh chuyên khoa/01 học viên, đủ trang thiết bị, đ−ợc cơ sở đào tạo đề nghị là cơ sở thực hành và đ−ợc Bộ Y tế công nhận .

4.3. Đào tạo CK II: thực hiện theo Điều 4, 5 của Quy chế 1637.

4.4. Tiêu chuẩn giảng viên:

Giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm hoặc thỉnh giảng-gọi chung là giảng viên phải có một trong các chức danh hoặc học vị sau: giáo s−, phó giáo s−, tiến sĩ hoặc CK II (Riêng giảng viên là tiến sĩ, CK II đào tạo BSNTBV, CK II phải có đủ 5 năm thâm niên kể từ khi tốt nghiệp), giảng viên các môn Ngoại ngữ, Khoa học cơ bản ít nhất phải là giảng viên chính trở lên. Các tiêu chuẩn khác thực hiện theo các Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 32 của Quy chế đào tạo sau đại học đ−ợc ban hành theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 08/6/2000 của Bộ Giáo dục & Đào tạo (gọi tắt là Quy chế đào tạo sau đại học).

Hiệu tr−ởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận giảng viên kiêm nhiệm; giảng viên thỉnh giảng có sự chấp thuận bằng văn bản và ghi rõ chủ đề hoặc bài giảng đảm nhiệm.

5. Thi tuyển.

5.1. Chỉ tiêu tuyển sinh.

Sau khi có chỉ tiêu kế hoạch, Hiệu tr−ởng căn cứ vào năng lực và nhu cầu đào tạo để phân bổ chỉ tiêu cho từng chuyên ngành, báo cáo Bộ Y tế và công bố cho thí sinh, cho các cơ sở khác theo thông báo tuyển sinh.

5.2. Tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của các Hội đồng và các Ban trong công tác tuyển sinh đối với mỗi bậc học thực hiện theo Điều 7, 10 của Quy chế đào tạo BSNTBV, Điều 6 của Quy chế 1636 đối với CK I , Điều 6 của Quy chế 1637 đối với CK II và các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15 tại Quy chế Tuyển sinh sau đại học đ−ợc 17

ban hành theo Quyết định số 02/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/01/2001 (đ−ợc gọi tắt là Quy chế tuyển sinh sau đại học).

5.3. Đề thi

5.3.1. Thi tuyển BSNTBV: Các môn thi tuyển gồm: Toán, Ngoại ngữ, Môn Y học cơ sở và môn chuyên ngành. Môn Y học cơ sở thi môn Sinh lý đối với thí sinh thi tuyển các chuyên ngành hệ Nội, thi Giải phẫu đối với thí sinh thi tuyển các chuyên ngành hệ Ngoại.

Mức độ đề thi

- Môn Toán, Ngoại ngữ không thấp hơn mức độ thi tuyển cao học. - Môn chuyên ngành

+ Các chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Nhi: nội dung đề thi bao gồm các môn thuộc chuyên ngành t−ơng ứng của ch−ơng trình đại học.

+ Chuyên ngành Nội, Ngoại, Sản: nội dung đề thi bao gồm các môn học/học phần thuộc chuyên ngành t−ơng ứng của ch−ơng trình đào tạo Bác sĩ đa khoa.

+ Các chuyên ngành khác (ngoài các chuyên ngành kể trên; Ví dụ: Tâm thần, Thần kinh, Ung th−, Chẩn đoán hình ảnh, Da liễu.v.v.) nội dung đề thi ngoài môn chuyên ngành còn bao gồm môn Nội hoặc môn Ngoại (cho các chuyên ngành hệ nội hoặc hệ ngoại), tỉ lệ các môn chuyên ngành này không ít hơn 50% khối l−ợng đề thi.

- Môn chuyên ngành có thể kết hợp cả hai hình thức thi viết và vấn đáp. - Thời gian làm bài cho môn Toán, môn cơ sở và chuyên ngành là 180 phút. Thời gian làm bài của môn ngoại ngữ 120 phút, dạng thức ra đề thực hiện theo quy định tại phụ lục 1 Quy chế tuyển sinh sau đại học.

5.3.2. Thi tuyển CK I, CK II: Thực hiện theo Điều 6 của Quy chế 1636, 1637. Thời gian làm bài cho mỗi môn thi tối thiểu 120 phút, tối đa 180 phút. Chủ tịch Hội đồng thi tuyển sinh CK I, CK II quyết định thời gian làm bài cho mỗi môn thi và chịu trách nhiệm về nội dung đề thi của cơ sở mình.

Riêng đề thi Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) thời gian làm bài là 120 phút, dạng thức ra đề thực hiện theo quy định tại phụ lục 1 Quy chế tuyển sinh sau đại học.

Miễn thi môn ngoại ngữ cho các học viên đã tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở n−ớc ngoài (đã học tập/thi tốt nghiệp/bảo vệ luận văn, luận án bằng một trong ngoại ngữ sau: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức), hoặc có chứng chỉ IELTS, TOEFL quốc tế đạt 6,0 điểm, 550 điểm trở lên trong thời hạn một năm kể từ ngày dự thi lấy chứng chỉ đến ngày dự thi tuyển CK II.

5.3.3. Nội dung đề thi : Nội dung đề thi ngoại ngữ bao gồm cả phần chuyên ngành. Nội dung các môn thi khác: Phải đảm bảo các kiến thức cơ bản đã đ−ợc học ở trình độ đại học đối với thi tuyển BSNTBV, CK I; các kiến thức cơ bản đã đ−ợc học ở ch−ơng trình CK I đối với thi tuyển CK II. Có tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Không ra đề chỉ tập trung vào một phần của ch−ơng trình. Lời văn, chữ, số phải rõ ràng. Tránh sai sót; phân loại, đánh giá đ−ợc năng lực của thí sinh. Phù hợp thời gian làm bài.

5.3.4. Đối với đề thi theo câu hỏi trắc nghiệm: Phải có ngân hàng đề thi bao phủ toàn bộ ch−ơng trình đào tạo của môn thi, đo l−ờng đ−ợc đúng mục tiêu học tập và đạt từ 10 đến 15 câu hỏi cho 1 tiết đã đ−ợc học ở trình độ đại học đối với thi tuyển BSNTBV, CK I hoặc ch−ơng trình CK I đối với thi tuyển CK II. Sau mỗi năm, ngân hàng câu hỏi nên sửa chữa nội dung và hình thức.

Cần đảm bảo các nguyên tắc sau về kết cấu câu hỏi của đề thi trắc nghiệm: - Ngân hàng câu hỏi đủ lớn và đảm bảo chất l−ợng; chính xác và mỗi câu chỉ có một đáp án đúng.

- Phân bố nội dung thi trong toàn bộ nội dung học tập và tránh bỏ sót các mục tiêu học tập.

- Bố cục, thời gian làm bài của một đề thi trắc nghiệm.

- Có phần mền quản lý ngân hàng câu hỏi và xử lý nhanh chóng khi ra đề thi để có sự phân bố các loại câu hỏi thích hợp, đảm bảo chính xác và bí mật.

Bộ câu hỏi tr−ớc khi đ−ợc Hiệu tr−ởng phê duyệt để sử dụng vào các kỳ thi chính thức, phải đ−ợc thông qua bộ môn và có thử nghiệm tr−ớc.

5.3.5. Quy trình ra đề thi, quy trình in và phân phối đề thi áp dụng Điều 18, 19 của Quy chế tuyển sinh sau đại học.

5.4. Công tác tổ chức kỳ thi.

- Số báo danh và danh sách thí sinh dự thi đ−ợc thành lập căn cứ vào tên của thí sinh theo vần A, B, C... theo từng chuyên ngành thí sinh dự thi. Chậm nhất 7 ngày tr−ớc ngày thi, các cơ sở đào tạo phải gửi giấy báo thi và công bố công khai danh sách thí sinh dự thi.

- Phòng thi áp dụng nh− Khoản 3, Điều 16 tại Quy chế tuyển sinh sau đại học.

- Các công tác khác thực hiện theo các Điều 20, 21, 22, 23 của Quy chế tuyển sinh sau đại học.

Cơ sở đào tạo báo cáo kế hoạch thi tuyển và các văn bản liên quan đến kỳ thi về Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo chậm nhất tr−ớc ngày thi 15 ngày.

5.5. Công tác chấm thi, chấm lại và thẩm tra việc chấm lại (phúc khảo)

Thực hiện các Điều 25, 26, 27, 28, 29 của Quy chế tuyển sinh sau đại học.

5.6. Việc khen th−ởng và xử lí vi phạm về công tác tuyển sinh thực hiện theo

Ch−ơng V của Quy chế tuyển sinh sau đại học.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn quản lý dược (Trang 25 - 29)