Quản lý ngân hàng câu hỏi 1 Ngân hàng câu hỏi thi viết tự luận:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn quản lý dược (Trang 71 - 73)

I. Một số định nghĩa, khái niệm về chất l−ợng đào tạo

3. Quản lý ngân hàng câu hỏi 1 Ngân hàng câu hỏi thi viết tự luận:

3.1. Ngân hàng câu hỏi thi viết tự luận:

Ngân hàng câu hỏi cho thi viết tự luận cần đạt đ−ợc các yêu cầu sau: a) Sát với mục tiêu học tập.

b) Phủ kín ch−ơng trình môn học/học phần. c) Câu hỏi chính xác, sáng ý hỏi.

Hiện nay đa số bộ môn không phát triển bộ câu hỏi dùng cho thi viết tự luận, đến gần ngày thi chủ khảo (hoặc ng−ời đ−ợc chủ khảo uỷ quyền) mới soạn câu hỏi để làm đề.

Các tr−ờng cần có qui định bắt buộc các bộ môn phải có ngân hàng câu hỏi ngay cả khi sử dụng hình thức thi viết tự luận. Khi làm đề, chủ khảo (hoặc ng−ời đ−ợc chủ khảo uỷ quyền) chỉ việc chọn câu hỏi để tổ hợp đề.

Cần có sự đổi mới về câu hỏi thi viết tự luận. Ngoài các câu hỏi cắt ngang, nên có các câu hỏi “cắt dọc” - để trả lời những câu hỏi này thí sinh không thể “bệ” nguyên si cả mục, cả bài mà phải chọn lựa những ý sát hợp trong mỗi mục, mỗi bài. Nếu thí sinh “bệ” nguyên si thì nội dung cho mỗi câu sẽ thừa, nh−ng chắc chắn sẽ không đủ thời gian làm hết tất cả các câu.

Các câu hỏi gián tiếp và câu hỏi giới hạn độ dài đ−ợc phép trả lời cũng nên đ−ợc khuyến khích vì nó buộc sinh viên phải học hiểu, phải có khả năng chọn lựa kiển thức.

Ngân hàng câu hỏi cần đ−ợc sửa chữa nội dung và đổi mới hình thức sau mỗi năm học.

3.1. Ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm

Ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm cần phải đạt đ−ợc các yêu cầu sau: a) Các câu hỏi phải sát mục tiêu học tập, phải tập trung vào những kiến thức

cốt lõi, tránh hỏi những ý vụn vặt.

b) Số l−ợng câu hỏi đủ lớn, tối thiểu phải đạt 15 câu hỏi cho 1 tiết.

c) Tỷ lệ các loại câu hỏi t−ơng đối hợp lý. Theo khuyến cáo hiện nay ở một số tr−ờng, sự phân bố các loại câu hỏi theo tỷ lệ sau: < 25% câu hỏi đúng/sai; > 50% câu hỏi nhiều lựa chọn; < 25% câu hỏi ngỏ ngắn.

d) Câu hỏi chính xác sáng ý, mỗi câu chỉ có một đáp án đúng.

Cần khuyến khích các bộ môn phát triển các câu hỏi trắc nghiệm không chỉ l−ợng giá trí nhớ mà còn l−ợng giá cả mức độ hiểu và khả năng t− duy sử dụng kiến thức. Các câu hỏi tình huống (case-study) đáp ứng tốt mục đích này.

Bộ câu hỏi phải đ−ợc thông qua bộ môn và đ−ợc thử nghiệm tr−ớc khi sử dụng vào kỳ thi chính thức.

Sau mỗi kỳ thi cần xem xét sự phân bố điểm thi, cũng nên đánh giá mức độ dễ khó của một số câu hỏi mà cán bộ và sinh viên cho là quá dễ hoặc quá khó. Ngân hàng câu hỏi phải đ−ợc sửa chữa về nội dung và đổi mới về hình thức sau từng năm học.

4. Quản lý đề thi

4.1. Ng−ời có thẩm quyền ra đề thi

Tr−ởng bộ môn trực tiếp ra đề thi kết thúc môn học/học phần hoặc uỷ quyền cho một cán bộ đã trực tiếp tham gia giảng dạy học phần đó soạn thảo và đ−ợc tr−ởng bộ môn duyệt lại. Khi ch−a có ngân hàng câu hỏi, Tr−ởng bộ môn nên yêu cầu cán bộ trực tiếp tham gia giảng dạy môn học/học phần giới thiệu các câu hỏi về phần mình đã giảng làm cơ sở cho việc tạo đề.

4.2. Kiểm tra nội dung đề thi

4.2.1. Tự kiểm tra của ngời ra đề thi:

a) Kiểm tra từng câu hỏi:

- Câu hỏi có đúng ch−ơng trình dạy-học, đúng nội dung h−ớng dẫn ôn thi không?

- Câu hỏi có sáng ý không, liệu tất cả thí sinh có hiểu đúng đ−ợc ý muốn hỏi không? (Về nguyên tắc, thí sinh yếu kém cũng có quyền hiểu đúng câu hỏi, chỉ có điều họ không trả lời đ−ợc hoặc trả lời sai).

b) Kiểm tra tổng thể:

- Sự phân bố câu hỏi cho các học trình/các ch−ơng đã thoả đáng ch−a? - Tỷ lệ các câu hỏi về mục tiêu học tập cốt lõi đã thoả đáng ch−a?

4.2.2. Kiểm tra của Ban giám hiệu, Lãnh đạo khoa, Phòng đào tạo:

Kiểm tra 2 điểm chính sau:

a) Nh− ý đầu của mục a) trong mục 4.2.1.

b) Kiểm tra “hồi cứu” đề dự bị (khi thấy cần thiết): Có đ−ợc chuẩn bị nghiêm túc không? Nội dung có trùng với đề chính thức không?

4.3. Bảo đảm tính bí mật của đề thi:

4.3.1. Đề thi viết tự luận:

Nên giao cho ng−ời ra đề cả nhiệm vụ nhân đề, đủ cho các phòng thi. Trong tr−ờng hợp này cá nhân ng−ời ra đề phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bảo đảm tính bí mật của đề thi.

Khi đã có ngân hàng câu hỏi hoàn chỉnh, việc tạo đề có thể tiến hành ngay tr−ớc giờ thi bằng cách tổ chức bắt thăm ngẫu nhiên các câu hỏi. Nếu học phần bao gồm một số học trình/ch−ơng mục lớn thì tiến hành bắt thăm câu hỏi riêng từng học trình/ch−ơng mục để đề thi có sự phân bố câu hỏi hợp lý. Bộ câu hỏi nếu đã đủ điều kiện công khai hoá thì có thể đ−ợc nhân tr−ớc cho tất cả các phòng thi, sát giờ thi chỉ tiến hành bắt thăm câu hỏi thi mà không phải nhân đề. Theo cách này, đề thi đ−ợc đảm bảo bí mật tuyệt đối đến phút cuối cùng với tất cả mọi ng−ời. Cần l−u ý, phải yêu cầu các cán bộ coi thi kiểm tra thật chuẩn xác số thứ tự các câu hỏi bắt thăm đ−ợc!

4.3.2 Đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm th−ờng nhiều trang, phải nhân đủ cho từng thí sinh, để chủ động lại phải nhân sớm, vì vậy việc bảo mật khó khăn hơn, qui trình nhân đề và bảo quản đề phải hết sức nghiêm ngặt. Tại những tr−ờng có nhiều bộ môn sử dụng ph−ơng pháp thi trắc nghiệm, nên có phòng dành riêng cho việc nhân đề với đầy đủ các trang bị kỹ thuật cần thiết. Phải xây dựng qui trình nhân đề và qui định những ng−ời tham gia nhân đề.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn quản lý dược (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)