C. PHÂN CấP QUảN Lí
9. Quản lý côngtác giảng viên
A. Các văn bản pháp quy liên quan quản lý công tác giảng viên
-Qui định 1712/ĐH của Bộ ĐH và THCN ngày 18-12-1978 về chế độ làm việc của Cán bộ giảng dạy đại học.
-Thông t− 08/TT-TCCB của Bộ ĐH và THCN ngày 5-4-1979 h−ớng dẫn thực hiện một số điểm cơ bản trong qui định về chế độ làm việc của CBGD đại học.
-Thông t− số 47/TT-BĐH ngày 11-11-1981 của Bộ ĐH và THCN h−ớng dẫn thực hiện một số điểm sửa đổi và bổ sung về chế độ làm việc của CBGD đại học.
-Thông t− số 07/TT-CB của Bộ ĐH và THCN và dạy nghề ngày 01-4-1980 h−ớng dẫn chế độ làm việc của CBGD TDTT các tr−ờng đại học.
-Công văn 202/TDTT của Bộ GD&ĐT ngày 8-1-1991 h−ớng dẫn thực hiện một số chế độ đối với giáo viên TDTT.
-Thông t− 17/TT/LB liên bộ LĐTBXH-Tài chính-GD và ĐT ngày 27-7-1995 h−ớng dẫn chế độ trả l−ơng dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép của ngành Giáo dục và Đào tạo.
-Quyết định 44/1999/QĐ-BGD và ĐT về thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính.
-Công văn 12583/GDQP ngày 14-11-2001 của Bộ GD và ĐT về việc thực hiện chế độ bồi d−ỡng đối với giáo viên GDQP.
-Nghị quyết TƯ 2 (khoá VI ) và Nghị quyết TƯ 6 (khoá IX ) về GDĐT và KHCN
-Luật giáo dục.
-Quyết định 47/2001/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt “Qui hoạch mạng l−ới tr−ờng đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010”
Quyết định 153/2003/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ tr−ờng đại học”.
B.H−ớng dẫn thực hiện và khuyến nghị: 1.xây dựng đội ngũ giảng viên.
1.1. Vai trò của cán bộ giảng dạy trong đào tạo
Theo luật giáo dục thì:” Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại
học gọi là giảng viên” ( điều 61 ) và “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất l−ợng giáo dục” ( điều 14).
Về xây dựng đội ngũ giảng viên, trong “Qui hoạch mạng l−ới tr−ờng đại học...” có ghi: “ Bộ GDĐT và các tr−ờng cần khẩn tr−ơng xây dựng kế hoạch phát
triển đội ngũ, đào tạo và bồi d−ỡng nâng cao trình độ giảng viên đáp ứng nhu cầu phát triển tr−ớc mắt và lâu dài”.
Đối với tr−ờng đại học thì đội ngũ giảng viên là những“máy cái”, quyết định chất l−ợng đào tạo của nhà tr−ờng. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về
số l−ợng, mạnh về chất l−ợng là việc làm vô cùng hệ trọng, quyết định sự tồn vong
của nhà tr−ờng. Đặc điểm của qui hoạch đội ngũ giáo viên phải là qui họach dài
hạn. Bởi vì, để có đ−ợc một giáo viên đứng lớp vững vàng, có chất l−ợng không
phải là việc làm một sớm một chiều mà ít nhất cũng mất 5-10 năm.
1.2. Thực trạng đội ngũ Cán bộ giảng dạy hiện nay trong các tr−ờng đại học
Theo nhận định của NQTƯ 2 thì đội ngũ CBGD trong các tr−ờng đại học n−ớc ta hiện nay vừa thiếu, vừa yếu. Phần lớn giảng viên đ−ợc tuyển dụng trong thời kỳ bao cấp. Một số đ−ợc đào tạo bài bản ở Liên xô cũ và các n−ớc Đông Âu. Số còn lại do điều kiện kinh tế khó khăn, giao l−u quốc tế hạn chế nên không có điều kiện tự bồi d−ỡng kiến thức để v−ơn lên và chuyên tâm tập trung cho nghề nghịêp. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, ngành GDĐH n−ớc ta để kéo dài tình trạng nhiều năm không có biên chế tuyển CBGD. Dẫn đến hậu quả hiện nay trong các tr−ờng đại học đội ngũ giảng viên đang đứng tr−ớc thực trạng hẫng hụt nghiêm
trong: Về độ tuổi hầu nh− phân thành 2 cực (thế hệ chờ h−u và thế hệ mới tuyển
dụng). Thế hệ chờ h−u không còn thời gian và ý chí v−ơn lên, còn thế hệ mới tuyển dụng thì ch−a kịp tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm. Do đó có thể thấy rằng đội ngũ giảng viên hiện nay ở các tr−ờng là không đáp ứng đ−ợc yêu cầu hoà nhập khu vực. Còn tình trạng hẫng hụt thì có lẽ còn kéo dài khoảng m−ơi năm nữa mới khắc phục đ−ợc và sẽ ảnh h−ởng không nhỏ đến chất l−ợng đào tạo.
Tr−ớc mắt, để khắc phục tình trạng hẫng hụt này, các tr−ờng cần nghiên cứu các giải pháp tận dụng số CBGD có năng lực đã đến tuổi nghỉ h−u bằng cách kí hợp đồng mời giảng cho những môn học còn thiếu ng−ời đảm nhận. Mặc khác cần tránh nôn nóng tuyển ng−ời hàng loạt dẫn đến tình trạng CBGD lại về h−u đồng loạt trong t−ơng lai.
1.3. Xác định số l−ợng đội ngũ giáo viên
Việc xác định số l−ợng đội ngũ giáo viên nằm trong việc xây dựng qui mô đào tạo của nhà tr−ờng. Trong “Qui hoạch mạng l−ới tr−ờng đại học,...” mục “Về đội ngũ giảng viên “ đã ghi rõ: Có kế hoạch, cơ chế thích hợp để tăng nhanh số
l−ợng và nâng cao chất l−ợng đội ngũ giảng viên ở các tr−ờng đaị học và cao đẳng,
phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo:
- Từ 5-10 SV/1GV đối với các ngành đào tạo năng khiếu - Từ 10-15 SV/GV đối với các ngành KHKT-CN
- Từ 20-25 SV/GV với các ngành KHXH-NV và Kinh tế- QTKD.
Các tr−ờng dựa vào tiêu chuẩn này để xác định số l−ợng CBGD cần thiết tuỳ theo vận dụng của từng tr−ờng. Tuy nhiên, nh− trên đã trình bày, để đảm bảo sự phát triển lâu dài, liên tục của nhà tr−ờng, trong số l−ợng, phải chú ý sự phân bố
đồng đều về độ tuổi kế tục giữa các thế hệ. Theo chúng tôi, với 1 bộ môn qui mô
khoảng 10 Cán bộ giảng dạy thì cứ cách 3-4 năm tuyển 1 giảng viên (vì thời gian công tác của 1 Cán bộ giảng dạy kéo dài khoảng 35 năm).
Ngoài đội ngũ cơ hữu, nh− luật giáo dục và điều lệ tr−ờng đại học đã qui định, các tr−ờng cần hoàn thiện qui hoạch đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, kiêm giảng để gắn nhà tr−ờng với hoạt động thực tiễn của xã hội. Đối với các tr−ờng Y- D−ợc thì đội ngũ cán bộ kiêm giảng ở các cơ sở thực tế của tr−ờng sẽ góp phần không nhỏ vào chất l−ợng đào tạo, nhất là vấn đề rèn luyện tay nghề cho SV. Tuy nhiên, hiện nay quyền lợi, chế độ với cán bộ kiêm giảng cũng ch−a đ−ợc qui định rõ ràng và thống nhất, do đó mỗi tr−ờng vận dụng một khác.
1.4.Về xác định chất l−ợng đội ngũ giáo viên.
NQTƯ 6 (khoá IX ) ghi rõ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục một cách toàn diện”.
Điều 61 luật giáo dục qui định 4 tiêu chuẩn của nhà giáo nh− sau: - Phẩm chất đạo đức t− t−ởng tốt
- Đạt trình độ chuẩn đ−ợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ - Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp
- Lý lịch bản thân rõ ràng.
“Qui họach mạng l−ới tr−ờng đại học...” qui định: “Về trình độ chuyên môn
có ít nhất 50% số giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và tiến sĩ”. Chỉ tiêu này có lẽ là thấp so với hệ thống tr−ờng Y-D−ợc, đặc biệt là trong những năm sắp tới (với các tr−ờng trọng điểm con số này phải là > 80% ). Hiện nay, các tr−ờng th−ờng tuyển CBGD trực tiếp từ thạc sĩ cho nên dễ đạt chỉ tiêu trên. Ngoài học vị, cũng cần qui
định tỉ lệ GS, PGS phải có trong đội ngũ CBGD (những bộ môn chuyên môn, cấp tr−ởng phải là GS, cấp phó là PGS ).
Điều 48 điều lệ tr−ờng đại học về tuyển chọn giảng viên qui định: “Tr−ờng
đại học −u tiên tuyển chọn các SV tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, giỏi, có phẩm chất tốt và những ng−ời có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn tốt bổ sung vào đội ngũ giảng viên”.
Nh− trên đã trình bày, chất l−ợng giáo viên quyết định chất l−ợng đào tạo của nhà tr−ờng. Do đó, đã là giáo viên thì phải tuyển chọn những ng−ời thực tài. Các tr−ờng đại học có thế mạnh trong tuyển chọn cán bộ: những ng−ời giỏi là do tr−ờng đào tạo ra, nhà tr−ờng hiểu họ rất rõ qua theo dõi trong 5-6 năm đào tạo trong tr−ờng và quyền tuyển chọn đầu tiên thuộc về nhà tr−ờng. Tuy nhiên, ngoài năng lực chuyên môn, còn cần chú ý đến yêu cầu s− phạm (ngoại hình, tiếng nói, chữ viết, năng lực diễn đạt, trình bày vấn đề,...) và lòng yêu nghề.
Để đảm bảo chất l−ợng của đội ngũ cần chú ý tuyển chọn và xây dựng lực l−ợng cán bộ đầu đàn, “máy cái của những máy cái”. Đó là đội ngũ Tr−ởng, phó các khoa, bộ môn, viện và phòng nghiên cứu trong nhà tr−ờng. Đội ngũ cán bộ này tạo ra ph−ơng h−ớng học thuật, tạo ra tr−ờng phái chuyên môn lôi cuốn cán bộ trẻ vào hoạt động giảng dạy- NCKH để tự nâng cao trình độ. Để tận dụng những cán bộ đầu đàn đã đến tuổi nghỉ h−u, một số tr−ờng đã đ−a ra những giải pháp kéo dài tuổi làm việc và quản lý một cách thích hợp.
Để tuyển chọn đ−ợc đội ngũ có chất l−ợng, các tr−ờng cần xây dựng qui trình tuyển dụng thích hợp, đặc tr−ng cho tuyển đối t−ợng CBGD. Hiện nay hình thức thi công chức mà nhà n−ớc qui định là không phù hợp với việc tuyển CBGD (chủ yếu là thi luật công chức, chỉ thích hợp cho tuyển viên chức hành chính).
Để thực sự thu hút đ−ợc nhân tài về các tr−ờng đại học nhà n−ớc cần thay đổi chế độ l−ơng và đãi ngộ. Hiện nay học vị, học hàm không đ−ợc xếp thang l−ơng. Một ng−ời có bằng tiến sĩ đ−ợc đào tạo thẳng từ đại học khi đ−ợc tuyển vào tr−ờng cũng xếp l−ơng khởi điểm nh− ng−ời vừa tốt nghiệp đại học. Một PGS hoặc GS tr−ởng bộ môn l−ơng có thể thấp hơn một nhân viên tốt nghiệp đại học trong đơn vị nếu ng−ời đó ra tr−ờng tr−ớc mình dăm ba năm. Chúng ta luôn nói đến coi trọng chất xám nh−ng những chính sách, chế độ cụ thể kìm hãm sức sáng tạo thì lại tồn tại bao nhiêu năm nay mà không đ−ợc xem xét, sửa đổi. Cho nên chất xám vẫn chảy ra khỏi các tr−ờng đại học vào các công ty n−ớc ngoài, công ty t− nhân trong khi họ không mất đồng vốn nào đầu t− cho đào tạo.
Một thực tế đáng quan ngại hiện nay trong ngành là một số tr−ờng đại học đ−ợc mở các ngành đào tạo mới trong khi đội ngũ CBGD ch−a đ−ợc chuẩn bị một cách t−ơng xứng với nhiệm vụ đào tạo đ−ợc giao và điều không tránh khỏi là chất l−ợng đào tạo sẽ khó lòng đảm bảo.