- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao
3. Chậm trễ trong quá trình truyền tin
Khi chấp nhận đến trễ do bên nhận đề nghị gửi trễ, đương nhiên chấp nhận này sẽ không có hiệu lực, trừ khi bên đề nghị có quy định khác. Nếu bên nhận đề nghịđã trả lời đúng hạn, mà lời chấp nhận được truyền đến bên đề nghị trễ do có trục trặc xảy ra trong quá trình truyền tin, thì tình huống sẽ khác. Trong trường hợp như vậy, bên nhận đề nghị có quyền tin rằng sự chấp nhận của mình đã đến đúng hạn và có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị phản đối ngay lập tức khi nhận
được chấp nhận đó. Điều kiện duy nhất được nêu trong Khoản (2) là các văn bản hoặc thư từ về
việc chấp nhận phải chứng minh được rằng nó đã được gửi đi đúng hạn và bên đề nghịđã nhận
được chấp nhận trong thời hạn quy định nếu không có trục trặc gì xảy ra trong quá trình truyền tin.
Ví dụ
2. Tương tự như trường hợp 1, chỉ khác là B biết rằng thời hạn để chuyển một bức thư
thường chỉ mất ba ngày, và đã gửi thư chấp nhận vào ngày 25 tháng 3. Do có cuộc đình công của các nhân viên bưu điện ở nước A, tuy bức thư đã được đóng dấu bưu điện trên phong bì, nhưng chỉđến tay A vào ngày 3 tháng 4. Mặc dù đã trễ, chấp nhận của B vẫn có giá trị, trừ khi A từ chối ngay lập tức khi nhận được chấp nhận này.
Điều 2.10
(Rút lại lời chấp nhận)
Một chấp nhận có thểđược rút lại nếu như việc rút lại này được truyền đạt đến bên đề nghị trước hoặc cùng lúc với thời điểm mà lời chấp nhận trở nên có hiệu lực.
BÌNH LUẬN
Việc rút lại lời chấp nhận được quy định theo cùng một nguyên tắc như trong Điều 2.3 về
việc rút lại đề nghị, nghĩa là người chấp nhận có thể thay đổi ý định và rút lại lời chấp nhận, miễn là việc rút lại này được truyền đạt đến bên đề nghị trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận.
Cần lưu ý rằng trong khi bên đề nghị bị ràng buộc vào đề nghị và không thể thay đổi ý định của mình, một bên nhận đề nghịđã chấp nhận đề nghịđó (xem Điều 2.4(1)), bên nhận đề nghị mất quyền tự do lựa chọn của mình ở thời điểm chậm trễ hơn, nghĩa là khi thông báo chấp nhận được truyền đạt đến bên đề nghị.
Điều 2.10 tương ứng với điều 22 của CISG.
Điều 2.11
(Sửa đổi lời chấp nhận)
1. Khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết nhưng kèm theo các điều kiện mới hoặc những điều khoản bổ sung, hạn chế và sửa đổi, nó sẽđược coi như là sự từ chối đề nghị và là một đề nghị mới.
2. Dù vậy, nếu các điều kiện mới hoặc những hạn chế và sửa đổi nói trên không ảnh hưởng nhiều đến các điều khoản trong đề nghị giao kết, sự trả lời nói trên được xem là sự