Xác định giá thông qua việc tham khảo các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 67 - 69)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

4. Xác định giá thông qua việc tham khảo các nhân tố bên ngoà

Trong một số trường hợp, giá cảđược xác định bằng cách tham khảo các yếu tố bên ngoài,

điển hình là một số chỉ sốđược phát hành, hoặc các bản chào giá trên thị trường hàng hoá. Khi các yếu tố tham khảo không còn tồn tại hay không thể có được, Khoản (4) qui định rằng các yếu tố

tương đương gần nhất sẽđược xem như là yếu tố thay thếđểđịnh giá.

Ví d

3. Giá thành của một hợp đồng xây dựng có liên quan đến nhiều chỉ số bao gồm "chỉ số

chính thức về những chi phí trong lĩnh vực xây dựng", do chính quyền địa phương phát hành thường kỳ. Nhiều yếu tố cấu thành giá hãy còn được tính toán, khi chỉ số chính thức này bị ngưng phát hành. Tuy nhiên, khi liên đoàn xây dựng hay một hiệp hội thương mại tư nhân quyết định bắt

đầu công bố một chỉ số tương tựđể thay thế cho chỉ số chính thức trên, thì khi này chỉ số mới được xem như là chỉ số thay thế.

Điều 5.8

(Hợp đồng vô thời hạn)

Một hợp đồng vô thời hạn có thể bị chấm dứt bởi bất kỳ bên nào, bằng cách thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý.

BÌNH LUẬN

Thời gian của hợp đồng thường được quy định rõ ràng bằng một điều khoản, hoặc nó có thể được xác định từ bản chất và mục đích hợp đồng (ví dụ hợp đồng cung cấp đào tạo chuyên môn về

kỹ thuật để hỗ trợ cho việc thực hiện các công việc chuyên môn thường kết thúc khi công việc đó kết thúc). Tuy nhiên, có những trường hợp khi thời hạn này không được xác định mà cũng không thể xác định, các bên cũng có thể quy định rằng hợp đồng được hoàn thành trong một thời hạn chưa xác định.

Điều 5.8 qui định rằng, trong các trường hợp như thế, một bên có thể chấm dứt mối quan hệ

hợp đồng, bằng cách đưa ra thông báo trước cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Việc xem xét thế nào là thời hạn hợp lý là tuỳ vào từng trường hợp, chẳng hạn như thời gian mà các bên đã và

đang hợp tác, tầm quan trọng của các dự án đầu tư có liên quan của họ trong mối quan hệ làm ăn, thời gian cần thiết để tìm các đối tác mới...

Qui định này có thểđược hiểu như là một giải pháp "lấp chỗ trống". Khi các bên không qui

định thời hạn cho hợp đồng. Nhìn chung, nó cũng liên quan tới nguyên tắc được công nhận rộng rãi, là các hợp đồng không thể ràng buộc các bên một cách vĩnh viễn, và họ có thể lựa chọn lối thoát ra khỏi những hợp đồng như thế, với điều kiện họ không báo trước cho nhau một thời hạn hợp lý.

Trường hợp này khác với trường hợp khó khăn sẽđược trình bày trong Điều 6.2.1 - Điều 6.2.323. Hoàn cảnh khó khăn yêu cầu phải có một sự thay đổi cơ bản về sự cân bằng của hợp đồng và nhằm dẫn đến việc thương lượng lại. Qui định trong Điều 5.8 này không yêu cầu phải có bất kỳ điều kiện đặc biệt nào. Trên nguyên tắc, một bên không thểđơn phương huỷ bỏ hợp đồng trừ khi thời hạn của hợp đồng được xác định và tính chất của hợp đồng cho phép như vậy.

Ví d

A đồng ý phân phối sản phẩm của B tại quốc gia X. Hợp đồng được ký kết với một thời hạn không xác định. Một bên có thểđơn phương huỷ bỏ hợp đồng này, với điều kiện là bên này phải cung cấp cho bên kia một thông báo trước đó một thời hạn hợp lý.

CHƯƠNG VI: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Mục 1: Những quy định chung về thực hiện hợp đồng Điều 6.1.1

(Thời gian thực hiện)

Mỗi bên trong hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ của mình:

b. Nếu một thời hạn nhất định được đưa ra cho việc thực hiện hợp đồng, là bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó, trừ trường hợp hoàn cảnh yêu cầu một trong các bên được chọn thời gian thực hiện;

c. Trong tất cả các trường hợp khác, là trong thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được giao kết.

BÌNH LUẬN

Nhằm mục đích xác định thời điểm chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng, Điều 6.1.1 tương tự như Điều 33 CISG, phân biệt 3 trường hợp. Trường hợp đầu tiên là khi hợp đồng quy định thời điểm chính xác cho việc thực hiện, hoặc làm cho nó có thể xác định được. Hoặc nếu hợp đồng không qui

định cụ thể một thời điểm chính xác, mà chỉđưa ra thời hạn cho việc thực hiện, thì bên thực hiện có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn trên để thực hiện nghĩa vụ, trừ khi hoàn cảnh biểu hiện rằng bên kia có quyền được lựa chọn thời gian thực hiện. Sau cùng, trong tất cả các trường hợp khác, việc thực hiện phải được thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý.

Ví d

1. A nhận tư vấn cho B một kế hoạch mới về việc mua thiết bị máy tính và phần mềm, hai bên thoả thuận rằng chuyên gia của A sẽđến huấn luyện cho nhân viên của B "vào tháng 5". Trên nguyên tắc, A phải thông báo thời điểm chính xác của cuộc viếng thăm vào tháng 5 để bên B có thể đón tiếp. Hợp đồng có thể qui định thêm cho B quyền chọn ngày thích hợp, hoặc ví dụ như vấn đề

này được hiểu là tất cả nhân viên của B, kể cả những người thường vắng mặt trong các chuyến công tác, nên có mặt khi các chuyên gia của A đến. Xem Điều 6.1.1(b).

2. A, một nhà thầu xây dựng, đang gặp phải những khó khăn bất ngờ trong khi đào xới một

địa điểm, và rất cần các thiết bịđặc biệt để tiếp tục thực hiện công việc, mà hiện tại A không có. A gọi điện thoại cho B, một nhà thầu khác đang sẵn có các thiết bị này và B đồng ý cho A mượn. Tuy nhiên, B không có nói rằng khi nào thì thiết bịđó được chuyển tới cho A. Khi đó, việc thực hiện phải

được tiến hành "trong một khoảng thời hạn hợp lý". Vì công việc đã bị ngưng lại do có các khó khăn nêu trên, A có nhu cầu khẩn cấp nhận thiết bị và như thế "thời hạn hợp lý" sẽ có nghĩa là cần phải thực hiện gần như ngay lập tức. Xem thêm điều 6.1.1(c).

Điều 6.1.2

(Thực hiện một lần hoặc thực hiện làm nhiều lần)

Trong các trường hợp của Điều 6.1.1(b) hoặc (c), mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ ngay một lần, nếu việc thực hiện chỉ có thểđược thực hiện làm một lần và hợp đồng không quy định gì khác.

BÌNH LUẬN

Nghĩa vụ của một bên có thể là phải được thực hiện làm một lần (ví dụ việc giao một vật), hoặc có thể phải được thực hiện trong một thời hạn dài (ví dụ như xây dựng một công trình). Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà việc thực hiện không thểđược đáp ứng ngay trong một lần mà phải tiến hành làm nhiều lần (chẳng hạn như việc giao một khối lượng hàng hoá lớn). Điều 6.1.2

đề cập đến trường hợp khi không có điều khoản nào trong hợp đồng mô tả cách thực hiện hợp

đồng, hoặc điều đó không thể xác định được ngay trong hợp đồng. Trên nguyên tắc một công việc phải được thực hiện làm một lần, trừ những trường hợp hoàn cảnh cho phép hay các bên có thoả

thuận khác.

Ví d

1. A hứa giao 100 tấn than cho B "vào tháng 3". Việc giao 100 tấn làm nhiều lần có lẽ thuận lợi hơn và có thể dễ dàng được thực hiện đối với A, thí dụ giao 25 tấn mỗi tuần trong tháng. Tuy nhiên về nguyên tắc, theo Điều 6.1.2, A phải giao 100 tấn than trong một lần.

2. Tương tự như trong ví dụ 1, chỉ khác là B cần than dần dần để đáp ứng nhu cầu hoạt

động. Hơn nữa, B chỉ có các kho chứa giới hạn và không thểđối phó một lô hàng 100 tấn cùng một lúc, A biết nhu cầu đặc biệt của B. Khi này A nên giao hàng làm nhiều lần trong tháng 3, thay vì giao một lần.

(Thực hiện từng phần)

1. Người có quyền có thể từ chối đề nghị thực hiện nghĩa vụ theo từng phần khi thời hạn thực hiện đã đến, bất kểđề nghịđó có kèm đảm bảo sự tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hay không, trừ khi người có quyền không có lý do chính đáng trong việc yêu cầu các biện pháp bảo đảm.

2. Bên có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh mà người có quyền phải chi do thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp luật

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)