Bên bị khó khăn có quyền yêu cầu đàm phán lại.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 88)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

1.Bên bị khó khăn có quyền yêu cầu đàm phán lại.

Do hoàn cảnh khó khăn dẫn đến sự thay đổi cơ bản về sự quân bình của hợp đồng, khoản (1) của Điều 6.2.3 ngay từđầu cho phép bên bị khó khăn yêu cầu đối tác đàm phán lại các điều khoản ban đầu của hợp đồng, với mục đích sửa đổi những điều khoản này để phù hợp với hoàn cảnh đã thay đổi.

Ví dụ:

1. A, một công ty xây dựng tại nước X, giao kết hợp đồng chọn gói với B, một cơ quan chính phủđể xây dựng nhà xưởng tại nước Y. Phần lớn các máy móc tinh vi đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do sự mất giá không lường trước được vềđồng tiền của nước Y, đồng LIA (được dùng làm

đơn vị thanh toán trong hợp đồng), giá thành của các máy móc này tăng lên hơn 50%. A có quyền yêu cầu B thương lượng lại điều khoản về giá cả ban đầu để phù hợp với hoàn cảnh thay đổi.

Yêu cầu về các cuộc thương lượng lại không thểđược chấp nhận, khi hợp đồng có quy định

điều khoản trượt giá (ví dụđiều khoản quy định về chỉ số biến động của giá cả, nếu xảy ra các sự

kiện nhất định).

Ví dụ:

2. Cùng ví dụ 1, chỉ khác là hợp đồng bao gồm một điều khoản về chỉ số trượt giá liên quan

đến chi phí vật liệu và nhân công. A không được quyền yêu cầu một cuộc thương lượng lại với giá. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, các bên có thể yêu cầu thương lượng lại nếu điều khoản trượt giá trong hợp đồng không dự liệu hết các hoàn cảnh thực tế.

Ví dụ

3. Cùng ví dụ 2, chỉ khác là có sự gia tăng đáng kể trong chi phí của A do việc thực hiện các qui định về an toàn vệ sinh lao động mới tại nước Y. A có quyền yêu cầu B thương lượng lại giá ban đầu của hợp đồng cho thích hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 88)