Sự vô hiệu thường có hiệu lực hồi tố

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 53 - 54)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

1.Sự vô hiệu thường có hiệu lực hồi tố

2. Khi hợp đồng vô hiệu, thì một bên có quyền yêu cầu bên kia phải hoàn trả lại cho mình những gì mình đã cung cấp trên cơ sở hợp đồng hoặc theo phần hợp đồng nay đã bị mình những gì mình đã cung cấp trên cơ sở hợp đồng hoặc theo phần hợp đồng nay đã bị vô hiệu, nếu như họ cũng hoàn trả bên kia những gì họđã nhận trên cơ sở hợp đồng hoặc điều khoản nay đã bị vô hiệu; nếu không hoàn trảđược bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền theo giá trị tương đương mà mình đã nhận, tuỳ từng trường hợp cụ thể.

BÌNH LUẬN

1. Sự vô hiệu thường có hiệu lực hồi tố17

Khoản (1) của Điều 3.17 quy định rằng sự vô hiệu có hiệu lực hồi tố. Nói các khác, hợp đồng sẽđược xem như là chưa bao giờ tồn tại. Trong trường hợp vô hiệu từng phần theo Điều 3.16, quy tắc này chỉ áp dụng cho phần bị vô hiệu của hợp đồng.

Tuy nhiên, có những điều khoản riêng trong hợp đồng có thể vẫn được tồn tại, thậm chí trong những trường hợp bị vô hiệu toàn bộ. Những điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, về

nơi giải quyết tranh chấp và luật áp dụng được xem là khác với những điều khoản khác trong hợp

đồng và vẫn có thểđược coi là còn hiệu lực, bất luận hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ hay từng phần. Tuy vậy, việc những điều khoản đó còn hiệu lực hay không là tuỳ theo luật pháp của từng nước quy

định.

2. Hoàn trả

Theo Khoản (2) của Điều 3.17, bất cứ bên nào trong hợp đồng cũng có thể yêu cầu bên kia hoàn trả lại những gì đã cung cấp theo hợp đồng hoặc theo phần hợp đồng hiện đã bị vô hiệu. Điều kiện duy nhất cho việc hoàn trả là mỗi bên phải hoàn trả lại mọi thứ mà mình đã nhận theo hợp

đồng hoặc theo phần hợp đồng đã bị vô hiệu. Nếu như việc hoàn trả này không thể thực hiện, điển hình là trong những trường hợp cung cấp các dịch vụ, thì mỗi bên phải hoàn trả bằng giá trị tương

đương mà mình đã nhận, trừ trường hợp việc bên này nhận được việc thực hiện các công việc, theo đó không mang lại một giá trị nào cho họ.

Ví d

A uỷ quyền cho B trang trí nội thất một nhà hàng. B bắt đầu tiến hành công việc. Sau khi A phát hiện rằng B không phải là nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp đã từng trang trí nội thất tương tự cho một số nhà hàng khác. A tuyên bố vô hiệu hợp đồng do nhầm lẫn về chủ thể. Vì việc trang trí nội thất cho nhà hàng tính đến thời điểm đó không thể hoàn lại được và cũng không có giá trị nào

đối với A, B không có quyền đòi A thanh toán cho công việc mình đã thực hiện.

Điều 3.18

(Bồi thường thiệt hại)

Bất kể hợp đồng có bị vô hiệu hay không, bên biết hoặc phải biết về nguyên nhân gây ra vô hiệu phải bồi thường những thiệt hại gây ra cho bên kia, cho tới khi vị trí của bên đó bằng với vị trí ban đầu trước khi giao kết hợp đồng.

BÌNH LUẬN

1. Bồi thường thiệt hại khi nguyên nhân gây ra vô hiệu được một bên biết đến

Điều 3.18 quy định rằng một bên biết hoặc phải biết nguyên nhân của việc vô hiệu hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia. Quyền đòi bồi thường thiệt hại phát sinh bất kể hợp đồng đó có bị vô hiệu hay không.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 53 - 54)