Thiếu tư cách chủ thể hoặc thiếu thẩm quyền

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 43 - 44)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

2.Thiếu tư cách chủ thể hoặc thiếu thẩm quyền

Khoản (2) của Điều 3.3 liên quan đến trường hợp một bên, hứa sẽ chuyển giao tài sản, không có quyền định đoại về tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Một số hệ thống luật pháp trên thế giới qui định một hợp đồng buôn bán được giao kết trong trường hợp này là bị vô hiệu. Tuy vậy, kể cả khi không thể thực hiện được ngay từđầu hoặc thậm chí có thể có những lý do đầy tính thuyết phục, Khoản (2) của Điều này vẫn coi những hợp đồng đó có hiệu lực. Thật vậy, các bên có thể và thường có được tư cách chủ thể, hoặc có quyền định đoạt về tài sản đó sau khi giao kết hợp đồng. Nếu việc này không xảy ra, thì những qui tắc về việc vi phạm hợp đồng sẽđược áp dụng.

Trường hợp thiếu quyền định đoạt cần được phân biệt với trường hợp thiếu năng lực hành vi. Trường hợp thiếu năng lực hành vi liên quan đến việc một người không có khả năng nhận thức hoặc làm chủ hành vi của mình làm ảnh hưởng đến một số hợp đồng không thể giao kết được, điều này nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của PICC. Xem Điều3.1(a).

Điều 3.4

(Nhầm lẫn)

Nhầm lẫn một giả thiết sai lầm liên quan đến sự việc hoặc luật lệ tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng.

BÌNH LUẬN

1. Nhầm lẫn về sự việc và nhầm lẫn về luật pháp.

Điều 3.4 coi nhầm lẫn về sự việc và nhầm lẫn về luật pháp là như nhau.Việc đánh đồng hiệu quả pháp lý của hai loại nhầm lẫn này dường như là có lý, vì các hệ thống luật pháp hiện đại ngày càng trở nên phức tạp.Trong các giao dịch thương mại quốc tế, vấn đề này gây nhiều khó khăn cho những giao dịch mà các bên trong hợp đồng chưa quen thuộc với các hệ thông luật pháp của nước mình.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 43 - 44)