Bất khả kháng và các quy ước hợp đồng

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 98 - 99)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

4. Bất khả kháng và các quy ước hợp đồng

Trong khoản (1) Điều 7.1.7, trong trường hợp bất khả kháng được định nghĩa một cách tổng quát. Thực tế, các hợp đồng thương mại quốc tế thường bao gồm nhiều điều khoản phức tạp liên quan đến trường hợp này. Do đó các bên có thể sửa đổi nội dung điều này cho phù hợp với từng giao dịch cụ thể.

Mục 2: Quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng Điều 7.2.1

(Thực hiện nghĩa vụ thanh toán)

Khi một bên có nghĩa vụ thanh toán nhưng không thực hiện, thì bên kia có quyền yêu cầu thanh toán.

BÌNH LUẬN

Điều 7.2.1 phản ánh một nguyên tắc được chấp nhận phổ biến là khi giới hạn thanh toán thì chủ nợ có quyền đòi nợ và, nếu yêu cầu này không được đáp ứng, thì chủ nợ sẽ áp dụng biện pháp chế tài bằng cách khởi kiện trước toà. Thuật ngữ "yêu cầu" được dùng trong Điều 7.2.1 bao gồm cả

việc yêu cầu thanh toán của một bên đối với bên kia và biện pháp cưỡng chế thực hiện nghĩa vụđó theo phán quyết của toà án.

Điều 7.2.1 không đề cập đến đồng tiền thanh toán. Để xác định đồng tiền mà nghĩa vụ thanh toán đến hạn phải thực hiện, xem Điều 6.1.9, Điều 6.1.10 và Điều 7.4.12.

Trong một số trường hợp ngoại lệ, quyền yêu cầu thanh toán đối với hàng hoá hoặc dịch vụ

có thểđược miễn trừ. Đó là khi bên mua không nhận hàng cũng như không thanh toán tiền, thì theo tập quán bên bán hàng phải bán lại hàng hoá cho bên thứ ba. Về việc áp dụng các tập quán, xem

Điều 1.8.

Điều 7.2.2

(Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc)

Khi một bên có nghĩa vụ thực hiện một công việc nhưng không thực hiện, bên kia có thể yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện, trừ khi:

a. Không thể thực hiện nghĩa vụđó trên thực tế hay theo qui định của pháp luật;

b. Việc thực hiện hoặc bắt buộc thực hiện gây ra nhiều chi phí bất hợp lý;

c. Bên có quyền có thể nhận được việc thực hiện một cách hợp lý từ các nguồn khác;

d. Việc thực hiện mang tính tuyệt đối cá nhân;hay

e. Bên có quyền không yêu cầu thực hiện công việc trong một thời hạn hợp lý, mặc dù họ biết hoặc phải biết về việc không thực hiện.

BÌNH LUẬN

1.Quyền yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ thực hiện một công việc

Thông thường theo những nguyên tắc chung về tính ràng buộc của hợp đồng (xem Điều 1.3), bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện không chỉ về nghĩa vụ thanh toán, mà còn nghĩa vụ thực hiện một công việc. Điều này được các nước theo hệ thống luật dân sự chấp nhận nhưng ở các nước theo hệ thống luật Anglo – Saxon, bên có quyền chỉ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện công việc trong một số trường hợp đặc biệt.

Tương tự các qui định của CISG (Điều 46), Điều 7.2.2 qui định các bên có yêu cầu bên kia thực hiện một nghĩa vụ cụ thể, trong một sốđiều kiện nhất định.

Qui định này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các hợp đồng cung cấp dịch vụ. Khác với nghĩa vụ giao nhận, đôi khi nghĩa vụ phải thực hiện hay không được thực hiện một công việc chỉ

duy nhất bên có nghĩa vụ thực hiện được. Khi đó, biện pháp cưỡng chế là biện pháp duy nhất để

khiến một bên không có ý định thực hiện phải thực hiện công việc đó theo hợp đồng đã thoả thuận.

2.Lựa chọn biện pháp xử lý

Trong khi CISG qui định rằng "toà án không nhất thiết phải ra quyết định cưỡng chế buộc một bên thực hiện nghĩa vụ, trừ khi họ có quyền làm như vậy trong một hợp đồng mua bán tương tự tại nước họ nếu hợp đồng này không được Công ước điều chỉnh" (Điều 28), theo PICC, yêu cầu thực hiện một nghĩa vụ cụ thể là bắt buộc, nghĩa là toà án cần phải buộc phải ra quyết định buộc thực hiện nghĩa vụ, trừ những trường hợp ngoại lệ trong Điều 7.2.2 được áp dụng.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thuơng mại quốc tế (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)