tài sản bảo đảm cho một khoản vay tại Ngân hàng
• Vấn đề một tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay:
Điều 324 BLDS năm 2005 quy định: "Một tài sản có thể đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" [31]. Nhƣ vậy, theo quy định của BLDS, bên có nghĩa vụ hoặc bên thứ ba cầm cố, thế chấp có thể sử dụng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu giá trị của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ. Các bên có quyền thỏa thuận về giá trị tài sản bảo đảm, giá trị này phải lớn hơn so với tổng giá trị các khoản nợ. Các bên đƣợc thỏa thuận về việc dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ tại một hoặc nhiều TCTD, với một hoặc nhiều chủ đầu tƣ khác. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lựa chọn nhận tiếp hay từ chối nhận tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm kế tiếp, pháp luật quy định bên bảo đảm phải có trách nhiệm thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác biết về việc tài sản bảo đảm đó đã đƣợc thế chấp tại một TCTD khác. Điều 324, khoản 2 BLDS năm 2005 quy định: "Trong trƣờng hợp một tài sản đƣợc bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải đƣợc lập thành văn bản" [31]. Pháp luật cũng quy định rõ nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm nếu đây là tài sản để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự, cụ thể:
Trong trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì việc xử lý tài sản bảo đảm đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận đƣợc thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật [12].
Theo quy tắc thông thƣờng, khi đến hạn khách hàng không trả đƣợc nợ, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ đƣợc bảo đảm bằng một tài sản, khi phải xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ đến hạn thì pháp luật cho phép các khoản nợ khác chƣa đến hạn cũng đƣợc coi là đến hạn và cùng xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho các bên trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các chủ thể có liên quan đến tài sản, pháp luật cho phép các chủ nợ khác nếu vẫn muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đang có và không ảnh hƣởng đến việc xử lý tài sản kia bằng cách bên bảo đảm cùng bổ sung thêm tài sản bảo đảm để bảo đảm cho việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ đó vẫn đƣợc thực hiện đúng thời gian nhƣ đã thỏa thuận trƣớc đó. Khoản 3, Điều 324 BLDS năm 2005 quy định:
Trong trƣờng hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chƣa đến hạn đều đƣợc coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều đƣợc tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Trong trƣờng hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chƣa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chƣa đến hạn [31].
Khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, pháp luật cũng yêu cầu ngƣời xử lý tài sản bảo đảm phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ đƣợc lƣu giữ lại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nhƣ vậy, nếu một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nhƣng tại cùng một TCTD thì khả năng giải quyết sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, vấn đề xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ tại nhiều TCTD khác nhau. Bởi theo quy định hiện nay khi xử lý tài sản bảo đảm chung, ngƣời xử lý tài sản bảo đảm phải thông báo việc xử lý cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ đƣợc lƣu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tuy vậy có nhiều trƣờng hợp địa chỉ của một trong các bên nhận bảo đảm sau đã thay đổi so với địa chỉ đƣợc lƣu tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm do vậy trong trƣờng hợp không tìm thấy địa chỉ của một trong các bên cùng nhận tài sản bảo đảm thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ rất khó thực hiện đƣợc, điều này làm kéo dài thời gian xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Đây cũng là điều vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.
Sự ra đời của Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã giải quyết đƣợc phần nào vƣớng mắc về việc thông báo trong trƣờng hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, cụ thể: Điểm 16 sửa đổi khoản 1 điều 61 nhƣ sau:
Trƣớc khi xử lý tài sản bảo đảm, ngƣời xử lý tài sản phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ các bên bảo đảm cung cấp hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm [7].
Nhƣ vậy, trƣờng hợp bên xử lý tài sản bảo đảm không tìm thấy địa chỉ của các bên nhận tài sản bảo đảm khác thì sẽ thực hiện việc thông báo theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với tài sản bảo đảm có nguy có bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì ngƣời xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
• Vấn đề bảo đảm cho một khoản vay bằng nhiều tài sản:
Nhƣ đã đề cập ở trên, trong quan hệ tín dụng, ngoại trừ một số trƣờng hợp đặc biệt thỏa mãn các điều kiện nhất định đƣợc TCTD cho vay không có tài sản bảo đảm thì tiêu chí tài sản bảo đảm là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc ngân hàng có cho vay hay không, mức đầu tƣ bao nhiêu, điều kiện giải ngân, thu nợ nhƣ thế nào… Trên thực tế có thể phát sinh các trƣờng hợp một tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ trả nợ, hoặc một tài sản để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, song cũng có trƣờng hợp ngƣời vay phải sử dụng nhiều tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ. Điều 347 BLDS năm 2005 quy định về trƣờng hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự, cụ thể: "Trong trƣờng hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản đƣợc xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ" [31]. Trên thực tế, các ngân hàng thƣờng căn cứ vào giá trị định giá tài sản bảo đảm để tính toán ra mức cấp giới hạn tín dụng nhất định cho khách hàng, trƣờng hợp một tài sản của khách hàng không đủ để đảm bảo cho mức cấp giới hạn tín dụng đó, ngân hàng thƣờng yêu cầu khách hàng bổ sung các tài sản bảo đảm có giá trị khác để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Các tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này có thể là bất động sản, hoặc máy móc thiết bị, phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ… Tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng mà một tài sản bảo đảm có thể dùng để bảo đảm cho một phần nghĩa vụ hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Song trên thực tế để đảm bảo cho việc thu hồi nợ đƣợc thuận tiện, tránh thất thoát tài sản, trong quá trình ký kết các hợp đồng bảo đảm, các NHTM thƣờng yêu cầu khách hàng đảm bảo mỗi tài sản đƣợc xác định để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Đồng thời trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, các ngân hàng thƣờng lựa chọn tài sản bảo đảm có giá trị nhất, dễ xử lý nhất trong số các tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ phải thực hiện để tiến hành xử lý thu hồi nợ. Đƣơng nhiên, để thực hiện việc này,
các ngân hàng cũng tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, quy định nội bộ về việc xử lý tài sản bảo đảm.