Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 28 - 31)

vay của ngân hàng thương mại

Xử lý tài sản bảo đảm là một trong các cách thức giúp ngân hàng thu hồi nợ khi khách hàng không thực hiện việc thanh toán nợ nhƣ đã cam kết.

Thông qua đó nó đã tạo ra một cơ sở pháp lý an toàn cho ngân hàng nhƣng vẫn bảo đảm quyền và lợi ích cho các chủ thể khác khi tham gia giao dịch có liên quan đến tài sản bảo đảm bị xử lý. Về nguyên tắc, việc xử lý tài sản bảo đảm trƣớc tiên đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của các bên, đƣợc ghi nhận ngay từ thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận trong quá trình các bên tiến hành đàm phán và thực hiện hợp đồng. Thậm chí trong quá trình các bên cùng nhau giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền thì Nhà nƣớc vẫn ƣu tiên và tạo mọi điều kiện cho các bên đƣợc tự do thỏa thuận. Trƣờng hợp các bên không thỏa thuận đƣợc hoặc không có thỏa thuận thì mới xử lý theo quy định của pháp luật.

(i) Nguyên tắc thỏa thuận: Đây là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt các

quy định của pháp luật dân sự nói chung cũng nhƣ các luật chuyên ngành nói riêng. Do bản chất của quan hệ bảo đảm tiền vay là giao dịch trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng nên nguyên tắc thỏa thuận của TCTD với khách hàng cần đƣợc coi là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất. Đây cũng là nguyên tắc thông suốt quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các bên chủ thể có thể thỏa thuận về phƣơng thức xử lý tài sản, về ngƣời xử lý tài sản bảo đảm… Đây vừa thể hiện nguyện vọng của các bên đƣợc tự do thỏa thuận, tự xử lý tài sản bảo đảm một cách có lợi nhất, vừa giúp việc xử lý tài sản bảo đảm đƣợc xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả và giải quyết triệt để các mâu thuẫn của các bên. Đồng thời khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, ngƣời xử lý tài sản bảo đảm căn cứ nội dung đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm.

Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: "Trong trƣờng hợp tài sản dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật" [4].

(ii) Nguyên tắc bảo đảm công khai, khách quan, kịp thời và nhanh chóng: Trong nền kinh tế thị trƣờng, các chủ thể kinh doanh muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải tận dụng tối đa mọi nguồn lực, đón bắt cơ hội kinh doanh, trong đó phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và khách quan trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Nguyên tắc này vừa là bảo vệ lợi ích cho bên bảo đảm có tài sản bị đƣa ra xử lý đồng thời bảo đảm sự cân bằng giữa quyền của TCTD và bên bảo đảm. Các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm rõ ràng, minh bạch sẽ giúp cho các bên nhanh chóng xử lý đƣợc tài sản bảo đảm, tận dụng tối đa thời gian và tiền bạc của khách hàng cũng nhƣ ngân hàng thu hồi nợ. Chi phí xử lý tài sản đƣợc thanh toán từ tài sản bảo đảm tiền vay nên nó ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền lợi của các bên. Giảm chi phí là giảm bớt những tiêu tốn không cần thiết. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc nguyên tắc này đòi hỏi phải có một quy trình hợp lý và có sự hạch toán rõ ràng đối với tài sản bảo đảm cần xử lý. Đồng thời pháp luật cũng quy định rõ việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm. Do đó khi tiến hành hoạt động này ngân hàng không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế.

(iii) Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia: Việc

đảm bảo quyền thu hồi nợ hợp pháp của TCTD là mục tiêu mà pháp luật bảo vệ, đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng đƣợc pháp luật ghi nhận và đƣợc cụ thể hóa tại các quy trình, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm, thủ tục thanh toán tài sản bảo đảm. Do đặc thù của hoạt động tín dụng phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể tham gia khác nhau nên khi xử lý tài sản bảo đảm thƣờng cũng tƣơng đối phức tạp. Việc xử lý tài sản bảo đảm vừa phải đảm bảo việc thu hồi vốn về cho TCTD song vẫn phải đảm bảo các quyền và lợi ích nhất định cho khách hàng vay và bên thứ ba (nếu có). Do vậy đảm bảo quyền và lợi ích của các bên là một nguyên tắc cơ bản khi xử lý tài sản bảo đảm. Khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm các chủ thể tham gia gồm có: Ngân hàng, khách hàng, ngƣời thứ ba có tài sản bảo đảm đứng ra thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cho ngƣời

vay, các cá nhân, tổ chức khác có liên quan (nếu có)… Việc bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tham gia thể hiện ở chỗ: Về mặt nguyên tắc TCTD có thể xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, xong nếu sau khi xử lý tài sản bảo đảm, nếu thừa TCTD phải có trách nhiệm trả lại cho bên vay hoặc bên có tài sản bảo đảm; ƣu tiên quyền mua, quyền bán, quyền chào giá cho bên có tài sản trên cơ sở thu đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng; Xác định giá trị tài sản bảo đảm phù hợp và sát với giá thị trƣờng, không để ngƣời có tài sản bảo đảm quá thiệt khi xử lý tài sản bảo đảm. Đối với ngƣời mua, khi thực hiện thành công giao dịch với bên nhận bảo đảm cũng sẽ đƣợc chuyển giao các tài sản cũng nhƣ các quyền đối với tài sản nhƣ bên nhận bảo đảm. Đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở thì tổ chức, cá nhân mua tài sản bảo đảm hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm phải thuộc đối tƣợng đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; trƣờng hợp tổ chức, cá nhân không thuộc đối tƣợng đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì chỉ đƣợc hƣởng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị nhà ở.

Tóm lại, do xuất phát từ các đặc thù của hoạt động tín dụng, nên việc cho vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay sẽ có những đặc điểm riêng biệt nhƣ đã phân tích ở trên. Các tính chất, đặc điểm này đặt ra yêu cầu về việc xây dựng đƣợc cơ chế điều chỉnh, cơ chế hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, vừa đảm bảo nguyên tắc cơ bản chung của giao dịch bảo đảm, vừa phù hợp với đặc điểm riêng của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 28 - 31)