Hậu quả pháp lý của việc xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 35 - 36)

động cho vay của ngân hàng thƣơng mại

Nợ quá hạn, nợ khó đòi luôn là thách thức và là tồn tại khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mặc dù các ngân hàng đã không ngừng nỗ lực giảm thiểu rủi ro cho các khoản nợ bằng việc gia tăng các tài sản bảo đảm để bảo đảm cho các khoản nợ xong trên thực tế vẫn luôn phải đối mặt với một khối lƣợng lớn nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng bị chôn sâu trong tài sản bảo đảm. Vì vậy việc xử lý tài sản bảo đảm thực sự có ý nghĩa quan trọng trong công tác thu hồi nợ của các ngân hàng. Việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ đƣợc thực hiện khi có sự vi phạm các cam kết đã thỏa thuận trƣớc đó của khách hàng hoặc của bên thứ ba, do vậy sau khi xử lý tài sản bảo đảm nó sẽ làm phát sinh một số hậu quả pháp lý nhất định. Cụ thể là:

Đối với khách hàng, việc xử lý tài sản bảo đảm là hạn chế quyền sở hữu

của bên bảo đảm, bên thứ ba đối với tài sản bảo đảm. Thông qua các phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm ở trên, khi khoản vay bị quá hạn, bên bảo đảm sẽ không còn chủ động đƣợc trong việc thanh toán khoản nợ cho ngân hàng mà thay vào đó ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, và trong trƣờng hợp này, có khả năng quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm sẽ đƣợc chuyển dịch cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khác.

Đối với các ngân hàng, việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ khiến

các ngân hàng thu hồi đƣợc vốn tồn đọng, khơi thông đƣợc nguồn vốn, tái tạo sức sinh lời của đồng vốn thông qua việc sử dụng đồng vốn đó để tiếp tục cho vay, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Việc phát mại đƣợc tài sản bảo đảm sẽ giúp ngân hàng tận thu đƣợc phần gốc, lãi, giảm đƣợc các chi phí do việc cho vay không thu hồi đƣợc vốn. Theo quy định của pháp luật hiện nay về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể phụ thuộc vào từng nhóm nợ (chƣa kể trích lập dự phòng chung 0,75% cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4);

đối với khoản nợ nhóm 2: trích lập dự phòng là 5%; đối với khoản nợ nhóm 3: trích lập dự phòng là 20%; Nợ nhóm 4 là 50%; nợ nhóm 5 là 100%) [13].

Nhƣ vậy, khoản nợ càng kéo dài sẽ càng làm cho tỷ lệ trích lập dự phòng của các ngân hàng tăng lên, điều này tỷ lệ nghịch với khả năng thu hồi nợ và làm ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của các ngân hàng. Mặt khác, việc xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ giúp cho các ngân hàng giảm chi phí phát sinh do phải bảo quản, bảo dƣỡng các tài sản trong khi các tài sản này ngừng hoạt động để đƣa vào diện xử lý để thu hồi nợ. Đối với các ngân hàng mà khối tài sản thế chấp, cầm cố lớn do nhiều khách hàng không trả đƣợc nợ, việc bán tài sản sẽ giúp ngân hàng thu hồi đƣợc nợ, tạo nguồn vốn quay vòng để tạo ra lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)