Đánh giá thực tiễn áp dụng các phương thức xử lý tài sản tại Vietinbank Đống Đa

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 80 - 83)

- Các trƣờng hợp ủy quyền bán đấu giá: Tài sản bảo đảm do Vietinbank

2.1.2.3.Đánh giá thực tiễn áp dụng các phương thức xử lý tài sản tại Vietinbank Đống Đa

tại Vietinbank Đống Đa

Mặc dù Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng nhƣ quy định của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam có quy định nhiều phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm nhƣng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, phƣơng thức bán tài sản và nhận bảo đảm bằng các khoản tiền hoặc tài sản khác từ ngƣời thứ ba là hai phƣơng chủ yếu đƣợc Vietinbank Đống Đa áp dụng. Cụ thể là:

- Phương thức bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Khi thực hiện

phƣơng thức này Vietinbank thƣờng ƣu tiên cho khách hàng tự lựa chọn khách mua, tự chào giá tài sản trên cơ sở phải đảm bảo giá bán phải đủ thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Trƣờng hợp giá trị tài sản thời điểm xử lý thực tế bị giảm sút và không đủ để thanh toán nợ gốc, lãi cho ngân hàng thì tùy từng trƣờng hợp Ngân hàng vẫn đồng ý cho bán tài sản bảo đảm nhƣng phần còn nợ khách hàng vẫn tiếp tục có nghĩa vụ phải thanh toán. Việc áp dụng phƣơng thức này không chỉ làm giảm chi phí phát sinh về việc xử lý tài sản, rút ngắn thời gian phát mại, tạo điều kiện cho khách hàng trong việc xử lý tài sản mà còn giảm bớt thủ tục phức tạp cho ngân hàng theo quy định của pháp luật, của TCTD khi ngân hàng bán tài sản, nhƣ: phải đăng thông báo trên phƣơng tiện báo chí ba số liên tiếp, phải thực hiện việc bán đấu giá tài sản(nếu là bất động sản), thuê trung tâm thẩm định giá để xác định giá tài sản, phải thành lập Hội đồng xử lý tài sản bảo đảm... Tuy vậy, phƣơng thức này đôi khi lại rất khó thực hiện vì khách hàng vay có thể kéo dài thời gian trả nợ, không hợp tác trong việc bán tài sản, thậm chí còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản, chây ỳ trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng.

Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của Công ty In công nghiệp Thắng Lợi:

Năm 2010, Công ty In Công nghiệp Thắng Lợi, trụ sở hoạt động tại số 233 Bà Triệu - Hà Nội vay của Vietinbank Đống Đa 3 tỷ đồng để thực hiện việc kinh doanh in ấn theo đăng ký kinh doanh. Tài sản bảo đảm cho khoản

vay là tài sản thế chấp của bên thứ ba (tài sản của chủ doanh nghiệp). Năm 2011, Công ty không trả đƣợc nợ do vậy ngân hàng đã tiến hành làm các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của bên thứ ba để thu hồi nợ. Trong quá trình làm việc, chủ tài sản đã thống nhất với ngân hàng giá bán khởi điểm, phƣơng thức thanh toán, thời gian giao tài sản... Tuy nhiên khi ngân hàng đã tiến hành thành công thủ tục bán đấu giá tài sản, tìm đƣợc khách mua tài sản với giá hai bên đã thỏa thuận thì chủ tài sản lại đổi ý, không chịu giao tài sản theo các cam kết đã thỏa thuận trƣớc đó.

Theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu đối với bất động sản thì chủ sở hữu tài sản phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán với ngƣời mua tài sản. Nhƣ vậy kể cả trong trƣờng hợp ngân hàng có hoặc bên thứ ba (trung tâm bán đấu giá) có thực hiện việc bán đấu giá thành công tài sản cần xử lý mà bên bảo đảm không hợp tác trong vấn đề chuyển giao quyền sở hữu, sang tên giấy tờ sổ đỏ thì việc xử lý của ngân hàng trƣớc đó cũng không đạt hiệu quả. Trong trƣờng hợp này, Vietinbank Đống Đa buộc phải tiến hành thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp kinh doanh thƣơng mại theo quy định của pháp luật.

- Phương thức nhận bảo đảm bằng các khoản tiền hoặc tài sản khác

từ người thứ ba: Phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm đƣợc Vietinbank Đống

Đa áp dụng chủ yếu đối với các khoản nợ cho vay không có tài sản áp dụng biện pháp bảo đảm bổ sung. Điều 66 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định:

Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu ngƣời thứ ba là ngƣời có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền. Trong trƣờng hợp ngƣời có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền đƣợc đòi nợ. Trong trƣờng hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là ngƣời có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm đƣợc bù trừ khoản tiền đó [4].

Trên thực tế biện pháp bảo đảm nhận thế chấp quyền đòi nợ ít đƣợc Vietinbank Đống Đa áp dụng nhƣ một biện pháp chính thức khi cấp tín dụng cho khách hàng mà chỉ đƣợc xem là biện pháp bổ sung khi khách hàng không còn các tài sản khác có giá trị thanh khoản cao hơn để đảm bảo. Bởi lẽ tài sản là quyền đòi nợ này trên thực tế việc xử lý tƣơng đối phức tạp, chƣa kể đến nhiều trƣờng hợp ngƣời thứ ba - là ngƣời có nghĩa vụ trả nợ tình hình tài chính yếu kém, khả năng thanh toán bị suy giảm nên không thanh toán cho ngân hàng quyền đòi nợ đã đƣợc chủ nợ của họ chuyển giao trƣớc đó.

Ví dụ điển hình tại Vietinbank Đống Đa là vụ tranh chấp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Cavizo Mining trong đó tài sản bảo đảm đều là quyền đòi nợ:

Năm 2008, Vietinbank Đống Đa có ký hợp đồng tín dụng với Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Cavizo Mining (Công ty có tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập với Công ty mẹ - Công ty Cavizo Viet Nam). Giới hạn tín dụng ngân hàng công thƣơng chi nhánh Đống Đa cấp cho Công ty là 25 tỷ đồng, trong đó giới hạn cho vay là: 15 tỷ đồng; giới hạn bảo lãnh là 10 tỷ đồng. Mục đích sử dụng tiền vay: Để thực hiện các dự án thi công xây lắp công trình cấp nƣớc Bản Lâm xã Chiềng San huyện Mƣờng La - tỉnh Sơn la (với vai trò là thầu phụ). Để thực hiện dự án cấp nƣớc sinh hoạt Bản Lâm - xã Chiềng San - huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La, sau khi trúng thầu Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Cavizo Việt Nam (Công ty mẹ với vai trò là nhà thầu chính) đã ký Hợp đồng kinh tế với chủ đầu tƣ là Ban quản lý dự án huyện Mƣờng La - tỉnh Sơn La, sau đó giao lại một phần công việc đã trúng thầu cho Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Cavizo Mining thực hiện. Tài sản bảo đảm cho khoản vay là thế chấp quyền đòi nợ từ hợp đồng kinh tế giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Cavizo Mining với Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Cavizo Việt Nam. Tháng 4/2010 do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Cavizo Mining không thực hiện nghĩa vụ

thanh toán đúng hạn theo quy định nên khoản nợ của Công ty bị chuyển nợ quá hạn và bị phân loại vào nợ nhóm tƣơng ứng.

Theo quy định của pháp luật cũng nhƣ quy định trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay mà các bên đã ký kết: Khi khách hàng vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tài sản bảo đảm cần xử lý ở đây chính là Quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng kinh tế giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Cavizo Mining (khách hàng vay) và công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Cavizo Việt Nam với giá trị các khoản phải thu lên đến 20 tỷ đồng. Trên thực tế, sau nhiều lần làm việc với Công ty Cavizo Minging không đạt hiệu quả, Vietinbank Đống Đa với tƣ cách là ngƣời nhận bảo đảm quyền đòi nợ các khoản phải thu giữa Cavizo Mining và Cavizo Việt Nam đã nhiều lần làm việc với Công ty Cavizo Việt Nam yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán trên, nhƣng Cavizo Việt Nam đều viện mọi lý do để không thanh toán khoản nợ 20 tỷ nêu trên. Thậm chí đến thời điểm đề nghị thanh toán, Công ty Cavizo Việt Nam còn đang mất khả năng thanh toán và bị các chủ nợ khác đề nghị thực hiện việc phá sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 80 - 83)