Hoàn thiện các quy định về thủ tục và phương thức xử lý tài sản, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 102 - 104)

- Các trƣờng hợp ủy quyền bán đấu giá: Tài sản bảo đảm do Vietinbank

2.2.1.3.Hoàn thiện các quy định về thủ tục và phương thức xử lý tài sản, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

sản, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Về vấn đề đăng ký xử lý tài sản bảo đảm:

Hiện tại thủ tục về đăng ký xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật tƣơng đối dài và tƣơng đối phức tạp, đặc biệt là đối với tài sản bảo đảm là bất động sản do có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Do vậy, giúp các TCTD có thể nhanh chóng xử lý đƣợc tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc cấp phép các tổ

chức bán đấu giá tài sản là điều hết sức cần thiết hoặc cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ cho các TCTD.

Về phương thức xử lý tài sản bảo đảm:

Đây là vấn đề mấu chốt để bảo đảm tính công khai, khách quan của việc xử lý tài sản bảo đảm. Để hoàn thiện phƣơng thức xử lý tài sản, cần xác định rõ ngay tại BLDS và trong các văn bản hƣớng dẫn thi hành việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo thỏa thuận của các bên; trong trƣờng hợp tài sản bảo đảm không xử lý đƣợc theo thỏa thuận, TCTD sẽ thực hiện quyền xử lý. Một vấn đề rất quan trọng là phải xác định khái niệm "Xử lý tài sản theo thỏa thuận" rộng hơn so với pháp luật hiện hành. Thỏa thuận ở đây không chỉ trong hợp đồng tín dụng hay hợp đồng bảo đảm, mà còn phải bao gồm những cam kết mà các bên đạt đƣợc tại thời điểm ký kết hợp đồng, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hoặc tại các thời điểm khác. Các thỏa thuận đã đƣợc ghi nhận trong hợp đồng cần đƣợc pháp luật tôn trọng, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Trƣờng hợp bên bảo đảm không thực hiện các thỏa thuận đã đƣợc ghi nhận nhƣ từ chối thực hiện nghĩa vụ, sẽ không làm ảnh hƣởng đến giá trị pháp lý của các thỏa thuận xử lý tài sản trƣớc đó [33, tr. 399-400].

Cần có sự quy định thống nhất phƣơng thức xử lý đối với tất cả các loại tài sản. Thực trạng pháp luật xử lý tài sản bảo đảm ở nƣớc ta quy định còn nhiều điểm chồng chéo. Một số loại tài sản có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng nhƣ việc xử lý quyền sử dụng đất: Luật Đất đai 2003 quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trƣờng hợp không có thỏa thuận về phƣơng thức xử lý đƣợc bán đấu giá. Trong khi đó, BLDS 2005 quy định nếu không thỏa thuận về phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Hiện tại, thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra Tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thông thƣờng phải kéo dài do vậy hiệu quả thu hồi nợ qua phƣơng thức này thƣờng thấp. Hay một số loại tài sản có hệ thống

văn bản pháp luật điều chỉnh riêng nhƣ việc xử lý quyền sử dụng đất nhƣng một số loại tài sản khác lại bị hạn chế về quyền chuyển nhƣợng nhƣ: tài sản nhập khẩu miễn thuế của các doanh nghiệp đƣợc ƣu đãi đầu tƣ, tài sản hạn chế phạm vi quyền chuyển nhƣợng...

Về thứ tự ưu tiên thanh toán:

Hiện nay, trong vấn đề ƣu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, quyền của TCTD chƣa thực sự đƣợc bảo đảm. Do vậy, việc tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quyền ƣu tiên thanh toán của TCTD cũng nhƣ lợi ích của bên bảo đảm cần đƣợc sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhƣ: Cần quy định rõ các loại "chi phí"từ việc xử lý tài sản trong trƣờng hợp TCTD, bên thứ ba xử lý tài sản. Chi phí này cần đƣợc quy định cụ thể và chỉ nên bao gồm chi phí quảng cáo, bán tài sản, chi phí quản lý tài sản, chi phí định giá, lệ phí công chứng, thuế chuyển quyền sở hữu... và các chi phí cần thiết cho việc mua, bán, chuyển giao tài sản. Nên bỏ các chi phí thuế và các khoản phí nộp ngân sách Nhà nƣớc ra khỏi chi phí xử lý tài sản. Bởi lẽ nghĩa vụ nộp thuế, phí cho Ngân sách Nhà nƣớc là nghĩa vụ của Doanh nghiệp chịu thuế, và không liên quan đến TCTD khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 102 - 104)