Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định một tài sản đảm bảo thực hiện cho nhiều khoản vay và bảo đảm bằng nhiều tài sản cho một

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 86 - 88)

- Các trƣờng hợp ủy quyền bán đấu giá: Tài sản bảo đảm do Vietinbank

2.1.2.5. Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định một tài sản đảm bảo thực hiện cho nhiều khoản vay và bảo đảm bằng nhiều tài sản cho một

thực hiện cho nhiều khoản vay và bảo đảm bằng nhiều tài sản cho một khoản vay tại Vietinbank Đống Đa

Về trường hợp một tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay:

Mặc dù pháp luật cho phép một tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ nếu giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ đƣợc bảo đảm (trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác) và trƣớc khi tiến hành thủ tục xử lý tài sản, ngƣời xử lý tài sản bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho các bên cùng nhận tài sản khác biết về việc xử lý tài sản bảo đảm [4]. Tuy nhiên trên thực tế áp dụng tại Vietinbank Đống Đa, để đảm bảo quyền chủ động cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm, Vietinbank Đống Đa không đồng ý nhận thế chấp/cầm cố tài sản đã đƣợc dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ tại các TCTD khác, trừ trƣờng hợp tài sản dùng để bảo đảm đó có giá trị lớn, mang lại lợi ích rõ ràng, chắc chắn, dễ xử lý thì có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại cùng một chi nhánh hoặc đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại các Chi nhánh ngân hàng công thƣơng cùng tài trợ vốn.

Về trường hợp nhiều tài sản bảo đảm cho một khoản vay:

Trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tiêu chí tài sản bảo đảm là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc cho vay hay không, mức đầu tƣ bao nhiêu, điều kiện giải ngân, thu nợ nhƣ thế nào… Trong thực tế áp dụng

tại Vietinbank Đống Đa, khi cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, nếu một tài sản đảm bảo đã đủ để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng không yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm khác, tuy nhiên trƣờng hợp tài sản bảo đảm không đủ để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, ngƣời vay phải bổ sung thêm tài sản bảo đảm khác để đủ bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ. Các tài sản bảo đảm này có thể là: Sổ thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, các quyền đòi nợ của khách hàng hoặc của bên thứ ba hoặc là các bất động sản, máy móc thiết bị, xe ô tô... Điều 347 BLDS năm 2005 quy định về trƣờng hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự, cụ thể: "Trong trƣờng hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản đƣợc xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ" [31]. Trên thực tế, khi thẩm định tổng thể các tài sản bảo đảm để xác định cho nghĩa vụ dân sự đƣợc bảo đảm, Vietinbank Đống Đa thƣờng định giá sát với giá thị trƣờng hoặc thấp hơn giá thị trƣờng nhân với tỷ lệ (%) cho vay theo quy định của Ngân hàng công thƣơng từng thời kỳ, do vậy trong trƣờng hợp phải tiến hành xử lý các tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và một phần nợ lãi cho ngân hàng. Trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, Vietinbank Đống Đa thƣờng lựa chọn tài sản bảo đảm có giá trị nhất, dễ xử lý nhất trong số các tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ phải thực hiện để tiến hành xử lý thu hồi nợ.

Có thể thấy rằng trong thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, Vietinbank Đống Đa đã tuân thủ đúng các quy định đúng các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam về các vấn đề: điều kiện đối với tài sản bảo đảm, vấn đề bảo đảm bằng một tài sản cho nhiều nghĩa vụ và bảo đảm bằng nhiều tài sản cho một nghĩa vụ, nguyên tắc, phƣơng thức, trình tự thủ tục xử lý tài sản bảo đảm... Đây là cơ sở để Vietinbank Đống Đa có thể thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)