Tại Quyết định 208/QĐ-HĐQT-NHCT35 của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ngày 08/2/2010 về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng quy định: khi xác lập quan hệ tín dụng với khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức), tùy theo quy mô, độ tín nhiệm, phƣơng án kinh doanh và tài sản bảo đảm mà Vietinbank cấp cho khách hàng một giới hạn tín dụng nhất định, trên cơ sở đó ngân hàng sẽ tiến hành cho vay, phát hành bảo lãnh hoặc mở L/C.
Về điều kiện cấp tín dụng. Để đƣợc cấp giới hạn tín dụng, trƣớc hết
khách hàng phải đáp ứng các điều kiện tín dụng sau:
- Điều kiện tín dụng chung: Đối với khách hàng là cá nhân: Phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, không bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Đối với khách hàng là tổ chức thì tổ chức phải đƣợc thành lập hợp pháp, ngƣời đại diện của tổ chức phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, không bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Điều kiện tín dụng cụ thể: Cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản khách hàng phải đảm bảo các điều kiện sau:
Đối với khách hàng là tổ chức thì đƣợc Vietinbank hoặc các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp đánh giá hạng tín dụng BB trở lên; có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý đến thời điểm đƣợc Vietinbank Đống Đa cấp tín dụng, bao gồm: Báo cáo tài chính của năm kề trƣớc đó thể hiện: Hệ số tự tài trợ tối thiểu 15%; hệ số thanh toán ngắn hạn 0,8%; kết quả kinh doanh không có lỗ lũy kế; Phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi; có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản của khách hàng/hoặc của bên thứ ba, hoặc của bên bảo lãnh theo quy định [17].
Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thì ngoài việc đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng chung thì phải có phƣơng án kinh doanh khả thi và đƣợc Vietinbank hoặc các tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín đánh giá về mức độ tín nhiệm tối thiểu là BB trở lên.
Đối với các khoản cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, Vietinbank đã xây dựng một hệ thống các quy định nội bộ nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật trong vấn đề tài sản bảo đảm, đồng thời đây là cẩm nang nghề nghiệp quan trọng giúp cho việc xử lý tín dụng trong hệ thống ngân hàng đƣợc thông suốt. Theo Quyết định 1168/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 11/11/2011 ban hành Quy trình về bảo đảm tiền vay thì Vietinbank áp dụng các biện pháp bảo đảm sau:
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng hoặc bên thứ ba. - Bảo lãnh của bên thứ ba;
- Ký quỹ của khách hàng.
Đối với các trƣờng hợp đã đƣợc Vietinbank cấp giới hạn tín dụng không có tài sản bảo đảm thì Vietinbank có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc thu hồi nợ trƣớc hạn nếu trong quá trình thực hiện khách hàng vi phạm cam kết hoặc tình hình tài chính có các dấu hiệu suy giảm.
Về nguyên tắc nhận tài sản bảo đảm. Vietinbank chỉ nhận tài sản của
khách hàng, bên thứ ba làm tài sản bảo đảm nếu:
(1)Vietinbank quản lý, giám sát và xử lý đƣợc tài sản bảo đảm: Đối với tài sản là của các nhân, tổ chức nƣớc ngoài tại Việt Nam thì Vietinbank chỉ nhận các tài sản hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Đối với tài sản bảo đảm đang đƣợc bên thế chấp cho thuê thì Vietinbank chỉ nhận nếu xử lý đƣợc tài sản đó; Đối với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tƣơng lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu đối với từng phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm thì Vietinbank có quyền đối với từng phần hoặc toàn bộ tài sản đó.
(2)Đối với đất đƣợc phép thế chấp theo quy định của pháp luật: Vietinbank nhận thế chấp cả đất và tài sản gắn liền với đất. Nếu khi thế chấp chƣa có tài sản thế chấp thì Vietinbank có thể nhận thế chấp riêng quyền sử dụng đất, đồng thời bên bảo đảm phải cam kết rằng toàn bộ tài sản hình thành trong tƣơng lai trên đất đều thuộc tài sản thế chấp cho Vietinbank; Đối với tài sản trên đất đủ điều kiện làm tài sản thế chấp nhƣng đất không đƣợc nhận thế chấp theo quy định của pháp luật, thì Vietinbank đƣợc nhận tài sản trên đất làm tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật nếu tài sản trên đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm. Vietinbank thỏa thuận với khách hàng về việc giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhƣ các tài sản bảo đảm khác nhƣng không hoạch toán giá trị ngoại bảng
(3)Sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà số tiền thu đƣợc không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục phải thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
Về các loại tài sản bảo đảm mà ngân hàng công thương nhận làm tài
sản bảo đảm. Theo quy định nội bộ về cho vay có bảo đảm, các loại tài sản
bảo đảm có thể đƣợc ngân hàng công thƣơng chấp nhận bao gồm: (1)Ngoại tệ bằng tiền mặt;
(2)Các tài sản có tính thanh khoản cao đƣợc Tổng giám đốc ngân hàng công thƣơng công bố từng thời kỳ.
(3)Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với các tài sản gắn liền với đất. (4)Quyền sử dụng đất đƣợc phép nhận thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai.
(5)Tàu biển, tàu bay theo quy định của pháp luật. (6)Máy móc, thiết bị, kim khí quý đá quý.
(8) Một số loại tài sản phải đƣợc sự đồng ý của Tổng giám đốc nhƣ: Cổ phiếu, máy móc thiết bị công trình, quyền tài sản phát sinh từ quyền đòi nợ... [18].
Về điều kiện đối với tài sản bảo đảm. Theo quy định nội bộ về cho vay
có bảo đảm, các loại tài sản bảo đảm tại ngân hàng công thƣơng phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng;
- Tài sản không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm; - Tài sản không bị pháp luật cấm giao dịch;
- Tài sản tính hao mòn vô hình do sự tiến bộ của khoa học công nghệ; dễ chuyển nhƣợng khi phải xử lý tài sản;
- Đối với các tài sản mà pháp luật buộc phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm cho tài sản trong suốt thời gian ký hợp đồng bảo đảm.