Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 31 - 35)

vay của ngân hàng thương mại

Phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm là cách thức, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm thanh toán nợ cho ngân hàng.

Về nguyên tắc, tài sản bảo đảm đƣợc xử lý theo phƣơng thức đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm. Trong trƣờng hợp các bên không xử lý đƣợc theo các phƣơng thức đã thỏa thuận thì ngân hàng có quyền chủ động lựa chọn một số phƣơng thức để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì có một số phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm sau:

(i) Phương thức bán tài sản bảo đảm: Theo phƣơng thức này, ngân

hàng hoặc bên bảo đảm hoặc các bên phối hợp để bán tài sản trực tiếp cho ngƣời mua hoặc ủy quyền cho bên thứ ba bán tài sản cho ngƣời mua. Đây là phƣơng thức phổ biến và đƣợc sử dụng khá rộng rãi đối với các NHTM xử lý tài sản bảo đảm. Theo phƣơng thức này khách hàng có thể tự bán tài sản bảo đảm hoặc cùng phối hợp với bên ngân hàng để cùng bán tài sản bảo đảm hoặc để ngân hàng bán tài sản bảo đảm thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản bảo đảm. Trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm là bán đấu giá tài sản thì việc bán đấu giá đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận về việc bán tài sản không thông qua phƣơng thức bán đấu giá tài sản thì việc bán tài sản bảo đảm đƣợc thực hiện theo các quy định về bán tài sản trong BLDS và quy định sau đây: Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá bán tài sản bảo đảm; Bên nhận bảo đảm phải thanh toán cho bên bảo đảm số tiền chênh lệch giữa giá bán tài sản bảo đảm với giá trị của nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.

(ii) Phương thức nhận chính tài sản bảo đảm thể thay thế cho nghĩa

vụ trả nợ: Phƣơng thức này cho phép bên Ngân hàng có quyền trực tiếp nhận

tài sản bảo đảm để thay thế cho các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay. Điều này có nghĩa là sau khi xác định giá trị của tài sản sẽ xử lý, trừ đi các phần nợ

gốc và lãi, các chi phí khác của các khoản tín dụng của khách hàng ngân hàng sẽ nhận chính tài sản thế chấp đó theo quy định của pháp luật. Đƣơng nhiên nếu giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thu hồi nợ cho ngân hàng thì Bên vay có trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nợ còn thiếu, và ngƣợc lại, nếu sau khi trừ đi các khoản nợ, các khoản chi phí xử lý tài sản bảo đảm còn thừa thì ngân hàng có trách nhiệm phải thanh toán lại số thừa này cho chủ tài sản bảo đảm. Khoản 18 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 quy định nhƣ sau:

Trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì việc nhận chính tài sản bảo đảm đƣợc thực hiện nhƣ sau: Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị của tài sản bảo đảm; Trong trƣờng hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ đƣợc bảo đảm thì bên nhận tài sản bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác; Bên nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ phải xuất trình văn bản chứng minh quyền đƣợc xử lý tài sản bảo đảm và kết quả xử lý tài sản bảo đảm cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm [7].

(iii) Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ

người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ: Quy định của pháp luật

cho phép bên bảo đảm đƣợc phép thế chấp các tài sản của mình trong đó có quyền đòi nợ. Do vậy trong trƣờng hợp bên bảo đảm không thực hiện đƣợc nghĩa vụ nợ khi đến hạn thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên thứ ba có nghĩa vụ nợ phải thanh toán các khoản tiền hoặc đƣa các tài sản bảo đảm khác vào để thực hiện thay nghĩa vụ cho Bên bảo đảm, trên cơ sở phải xuất

trình đƣợc bằng chứng chứng minh cho bên có nghĩa vụ trả nợ đƣợc quyền đòi nợ. Điều 66 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:

Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu ngƣời thứ ba là ngƣời có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho ngƣời đƣợc ủy quyền. Trong trƣờng hợp ngƣời có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền đƣợc đòi nợ. Trong trƣờng hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là ngƣời có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm đƣợc bù trừ khoản tiền đó [4].

(iv) Phƣơng thức nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên nhận bảo đảm: Phƣơng thức này cho phép Ngân hàng đƣợc nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên bảo đảm theo các thủ tục và quy định của pháp luật. Trên thực tế, khi các khoản nợ của khách hàng đến hạn mà chƣa thanh toán, thì ngân hàng có quyền thu nợ từ các khoản tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng, hoặc thu tiền từ tài khoản tiền vay của khách hàng khi có tiền chuyển đến.

Các phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm trên đây đã mở rộng quyền chủ động của các TCTD trong việc thu hồi nợ, tạo điều kiện cho các TCTD đƣợc vận dụng một cách linh hoạt các cơ chế chính sách của nhà nƣớc để áp dụng cho phù hợp với từng đặc thù của từng loại khách hàng cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận và lựa chọn các phƣơng thức nêu trên để xử lý tài sản bảo đảm. Thông thƣờng, bán tài sản là phƣơng thức phổ biến nhất, tuy nhiên nó không phải là phƣơng thức tối ƣu trong mọi trƣờng hợp. Chính vì vậy, việc pháp luật quy định nhiều phƣơng thức khác nhau nhằm mở ra nhiều cánh cửa để hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng có thể dễ dàng, thuận tiện và linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 31 - 35)