- Các trƣờng hợp ủy quyền bán đấu giá: Tài sản bảo đảm do Vietinbank
2.1.3. Nhận xét, đánh giá về thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của Vietinbank Đống Đa
vay của Vietinbank Đống Đa
Mặc dù danh mục các tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật rất phong phú và đang dạng nhƣng trên thực tế danh mục các tài sản bảo đảm các NHTM trong đó có Vietinbank Đống Đa nhận chủ yếu là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, tài sản hình thành từ vốn vay, máy móc thiết bị, quyền tài sản... Đây là các loại tài sản đƣợc sử dụng phổ biến. Phần lớn đây là các tài sản có giá trị lớn, dễ dàng quản lý và hao mòn thấp. Tuy nhiên trong quá trình xử lý các tài sản này lại không hề đơn giản, thậm chí mỗi loại tài sản bảo đảm khi xử lý tại gặp phải một số khó khăn nhất định dẫn đến việc kéo dài thời gian thu hồi nợ của ngân hàng. Cụ thể là:
- Khó khăn đối với tài sản bảo đảm, điều kiện nhận làm tài sản bảo đảm.
Mặc dù pháp luật quy định rất rõ các loại tài sản bảo đảm, các điều kiện đƣợc nhận làm tài sản bảo đảm và đối với một số tài sản nhất định (nhƣ bất động sản, tàu bay, tàu biển, phƣơng tiện giao thông vận tải...) thì phải xác lập rõ ràng quyền sở hữu, đồng thời khi tiến hành thực hiện việc bảo đảm thì phải có nghĩa vụ tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong vấn đề đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên trong thực tế mặc dù Vietinbank Đống Đa đã tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện đối với tài sản thì trong nhiều trƣờng hợp vẫn gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Đơn cử nhƣ vụ tranh chấp với bà Nguyễn Thị Mai, ở Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Mặc dù đã thực hiện việc thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định nhƣng trong quá trình thi hành án lại phát hiện ra trùng với bản án hình sự khác, dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ kéo dài hơn 8 năm hay vụ tranh chấp tài sản giữa Vietinbank Đống Đa với Công ty Xuất nhập khẩu Hạ Long trong việc tài sản bị thế chấp trùng nhƣng không đƣợc triệu tập tham gia với tƣ cách ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, dẫn đến quyền lợi của ngân hàng bị vi phạm.
- Khó khăn trong việc nhận tài sản thế chấp.
Thực trạng pháp luật về nhận bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm ở nƣớc ta đã chứng minh rằng, các quy định về nhận tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm đang bị nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và làm ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của các ngân hàng. Cụ thể: Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, tổ chức kinh tế (bao gồm cả tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê) đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại TCTD đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của Pháp luật (điểm d khoản 2 Điều 110). Trong khi đó, theo quy định tại Điều 61 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Nhà ở thì tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tƣơng lai của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đƣợc quyền thế chấp nhà ở tại TCTD để vay vốn. Với hai hệ thống Luật tuy quy định khác nhau nhƣng lại đều liên quan đến tài sản bảo đảm. Trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ, ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm thì sẽ việc giải quyết xung đột giữa ngân hàng nhận bảo đảm của chủ đầu tƣ và ngân hàng nhận bảo đảm của tổ chức, cá nhân mua nhà hình thành trong tƣơng lai nhƣ thế nào đang là vấn đề cần hƣớng dẫn cụ thể.
- Khó khăn trong việc xử lý tài sản tài sản thế chấp là tài sản của bên
bảo lãnh/ bên thứ ba, quyền đòi nợ, tài sản hình thành từ vốn vay.
Đối với tài sản thế chấp là tài sản của bên Bảo lãnh: Theo quy định của BLDS năm 2005 quy định:
Bảo lãnh là việc ngƣời thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên đƣợc bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên đƣợc bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình [31, Điều 361]. Trƣớc hết phải hiểu rằng, theo điều luật nói trên thì, đối tƣợng của bảo lãnh là sự cam kết bằng uy tín, bằng lòng tin của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tài sản bảo đảm chỉ xuất hiện kèm theo uy tín, lòng tin, do đó, bảo lãnh mang cả đặc tính" bảo lãnh đối nhân" và "bảo lãnh đối vật". Khi bên bảo lãnh dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ thì có nghĩa rằng, bên bảo lãnh đã đƣa tài sản của mình để thế chấp hoặc cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh (khách hàng vay) đối với bên nhận bảo lãnh (TCTD). Tài sản của bên bảo lãnh chỉ bị xử lý khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh không thực hiện các cam kết đã thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh. Điều 369 BLDS năm 2005 quy định: "Trong trƣờng hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đƣợc bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đƣa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh" [31]. Nhƣ vậy, pháp luật cho phép các ngân hàng khi nhận bảo lãnh cũng đƣợc quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải đƣa tài sản cho ngân hàng xử lý khi không thực hiện đúng cam kết. Tuy nhiên, sự quy định chung chung nhƣ vậy gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản của bên bảo lãnh. Trƣờng hợp bên bảo lãnh không giao tài sản cho bên nhận bảo lãnh nhƣ cam kết, thì ngân hàng phải làm gì, có quyền đề nghị các cơ quan nào hỗ trợ bên bảo lãnh phải giao tài sản bảo lãnh? Bên nhận bảo lãnh có thể đƣợc coi là chủ nợ có tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật phá sản hay không.
Đối với việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ: Theo quy định của BLDS năm 2005 thì Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho ngƣời thế quyền theo thỏa thuận, trừ những trƣờng hợp pháp luật quy định không đƣợc chuyển giao hoặc quyền
yêu cầu cấp dƣỡng, yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; Đồng thời khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho ngƣời thế quyền thì ngƣời thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Ngƣời chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nhƣ vậy tại quy định chung của pháp luật mới chỉ quy định một cách chung nhất về việc chuyển giao quyền yêu cầu của bên có quyền mà chƣa có quy định cụ thể chi tiết về quyền đòi nợ. Tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn việc thế chấp bằng quyền đòi nợ tại các điều 22, 59 và 66. Theo đó Bên có quyền đòi nợ đƣợc thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu [4].
Tuy vậy, các quy định này chƣa đề cập hết các khía cạnh của loại hình giao dịch bảo đảm có đối tƣợng là quyền đòi nợ và phải áp dụng các quy định chung của BLDS. Mặt khác, ngay tại quy định này nhà làm luật cũng không chỉ rõ các thông tin phải cung cấp cho việc thế chấp quyền đòi nợ là những thông tin gì, ai là ngƣời cung cấp thông tin (bên nhận thế chấp hay bên thế chấp). Việc quy định thiếu rõ ràng về vấn đề này rất khó có thể truy cứu trách nhiệm khi việc thông báo này không đƣợc thực hiện. Đây cũng là một trong các vƣớng mắc trong quá trình các ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm là quyền tài sản, quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng kinh tế. Trên thực tế tại Vietinbank Đống Đa cũng đã từng nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ làm tài sản thế chấp, đây là các khoản phải thu mà các Chủ đầu tƣ phải trả cho nhà thầu xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng đã ký
kết, chính nhà thầu xây dựng lại vi phạm các nghĩa vụ cam kết dẫn đến việc không đƣợc thanh toán các khoản phải thu mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ phạt phát sinh. Trong trƣờng hợp này quyền đòi nợ là các khoản phải thu mặc dù đã đƣợc nhà thầu thế chấp nhƣ lại không có ý nghĩa nhiều trong việc ngân hàng thu hồi nợ.
Đối với việc xử lý tài sản bảo đảm là các tài sản hình thành từ vốn vay: Vietinbank cũng gặp không ít khó khăn khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm: Nguyên nhân chủ yếu là các tài sản này sau khi đƣợc thế chấp, bên vay đã đƣa vào sử dụng tại các công trình trong cả nƣớc, do vậy khi phải xử lý thu hồi thì tài sản đã giảm giá trị rất nhiều, thậm chí bị các chủ nợ khác của khách hàng thu giữ để đảm bảo cho các nghĩa vụ thanh toán khác, mặc dù trên phƣơng diện pháp lý các tài sản này đều đƣợc bên vay thế chấp và làm đầy đủ thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm với ngân hàng. Cụ thể nhƣ tài sản thế chấp của Công ty Xây dựng công trình giao thông 881 để vay vốn trung dài hạn tại Vietinbank Đống Đa 17 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay dài hạn Công ty là 23 phƣơng tiện máy móc thiết bị công trình, đã đƣợc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Cuối năm 2008, do Công ty không thực hiện đúng cam kết nên toàn bộ các khoản nợ của Công ty trở thành nợ quá hạn và Ngân hàng đã khởi kiện ra tòa án nhân dân thành phố Hà nội trong đó yêu cầu Tòa kê biên phát mại tài sản để thu hồi nợ, tuy vậy yêu cầu này trên thực tế là rất khó thực hiện. Vì theo quy định của pháp luật tố tụng thì thủ tục đi thẩm định tại chỗ là một thủ tục bắt buộc trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử, nhƣng ngân hàng cũng nhƣ các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể đến thẩm định tại chỗ tận 23 điểm đặt tài sản trong cả nƣớc để xác minh về tài sản, chƣa kể đến có nhiều tài sản còn bị các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thu giữ để khấu trừ công nợ với lý do Công ty Xây dựng công trình giao thông 881 đang nợ tiền mua nguyên vật liệu công trình.
Đây thực sự là khó khăn rất lớn không chỉ với riêng Vietinbank Đống Đa mà còn là khó khăn chung đối với các NHTM khi cho vay đối với các
Công ty xây dựng, có tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị công trình và cũng chƣa có văn bản pháp luật hƣớng dẫn hƣớng xử lý cụ thể về vấn đề này. Hiện tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cũng đã chỉ đạo các Chi nhánh không nhận tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị công trình khi cấp tín dụng trừ trƣờng hợp đƣợc Tổng giám đốc chấp thuận bằng văn bản hoặc Chi nhánh áp dụng nhƣ một biện pháp bảo đảm bổ sung.
Bên cạnh đó, Vietinbank trong đó có Vietinbank Đống Đa là doanh nghiệp cổ phần dạng đặc biệt, nên ngoài thực hiện việc kinh doanh theo chức năng, còn phải thực hiện các chủ trƣơng kinh tế trong từng thời kỳ, đảm bảo vốn cho nền kinh tế trong đó có góp phần bảo đảm cho các doanh nghiệp, tập đoàn do Nhà nƣớc thành lập hoặc Nhà nƣớc có cổ phần chi phối, đƣơng nhiên tại thời điểm vay các doanh nghiệp này phải đáp ứng đƣợc một số các yêu cầu nhất định nhƣ đã trình bày ở các nội dung đã nói ở trên. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc khả năng suy thoái, biến động giá cả và các nguyên nhân khách quan, chủ quan khác ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Vinashin và các đơn vị thành viên của Vinashin là một trong những minh chứng điển hình của việc không thể xử lý nợ thu hồi vốn. Mặc dù Vietinbank Đống Đa là một trong các TCTD đầu tiên kiện đối với đơn vị thành viên của Tổng công ty Vinashin vi phạm hợp đồng tín dụng (Công ty Cơ khí điện - điện tử Tàu thủy), nhƣ cho đến thời điểm hiện tại mặc dù đã có bản án có hiệu lực thi hành nhƣng khả năng để ngân hàng thu hồi nợ gần nhƣ không có. Đây chính là nguyên nhân làm ách tắc các mạch máu lƣu thông trong nền kinh tế, là nguyên nhân chính làm ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Vietinbank Đống Đa trong những năm qua.
- Khó khăn trong áp dụng nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm là quyền
sử dụng đất đã thế chấp.
Điều 721 BLDS năm 2005 quy định:
Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp đƣợc xử lý theo thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc nếu không xử lý đƣợc theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án [31].
Đây là quy định rất khó thực hiện, bởi lẽ khi đã phải dùng đến biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, trừ các trƣờng hợp khách hàng hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm thì phần lớn chủ tài sản đều không thiện chí với ngân hàng trong việc xử lý tài sản theo thỏa thuận. Nhƣ vậy, Ngân hàng buộc phải tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa án để thu hồi nợ. Thực tế, thủ tục tiến hành vụ án dân sự của Việt Nam thƣờng dài, trải qua nhiều công đoạn, tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc của Ngân hàng, chƣa phù hợp với thực tiễn giao lƣu dân sự, không đảm bảo nhu cầu thu hồi vốn nhanh chóng cho Ngân hàng. Ngoài ra bản thân quy định trên cũng chứa đựng mâu thuẫn, một mặt ghi nhận cho các bên đƣợc quyền tự do thỏa thuận về cách thức, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm; mặt khác lại gián tiếp công nhận cho bên thế chấp quyền phủ nhận các thỏa thuận đó và buộc ngân hàng phải theo đuổi một vụ kiện nhiều phức tạp, tốn kém. Đặc biệt từ khi Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung có hiệu lực thì việc xử lý án kinh doanh thƣơng mại tại các Tòa quận/huyện lại càng gặp khó khăn nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ đặc thù của án ngân hàng, kinh doanh thƣơng mại, đòi hỏi phải có một đội ngũ những ngƣời thi hành tố tụng phải am hiểu, chuyên sâu về lĩnh vực