Quan niệm về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 27 - 28)

vay của ngân hàng thương mại

Trên phƣơng diện lý thuyết, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thƣờng bắt nguồn từ nguyên nhân chính là do ngƣời vay không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Để thu hồi đƣợc nợ vay, các NHTM buộc phải xử lý tài sản bảo đảm theo các phƣơng thức đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Một cách tổng quát, có thể quan niệm về xử lý tài sản bảo đảm nhƣ sau:

Xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM là hành vi pháp lý của NHTM, theo đó NHTM - với tư cách là bên nhận bảo đảm, tiến hành áp dụng các biện pháp cần thiết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để bán tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ cho mình, khi đến hạn mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay cả gốc và lãi.

Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của NHTM có những đặc điểm chính sau đây:

Thứ nhất, chủ thể tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay luôn luôn là

NHTM, với cách là bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm. Đặc điểm này cho thấy rằng để có thể thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay một cách hợp pháp thì NHTM phải chứng minh đƣợc mình có tƣ cách là chủ nợ có bảo đảm.

Thứ hai, cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chính là hợp

đồng bảo đảm tiền vay đã đƣợc các bên ký kết, cùng với các quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Giữa hai cơ sở pháp lý này (hợp đồng bảo đảm tiền vay và pháp luật về bảo đảm tiền vay) thì nguyên tắc chung là ƣu tiên xử lý tài sản bảo

đảm theo hợp đồng, nếu các thỏa thuận trong hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong trƣờng hợp hợp đồng bảo đảm tiền vay không quy định thì mới áp dụng các phƣơng thức xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chỉ có thể đƣợc thực hiện

khi bên nhận bảo đảm (NHTM) có bằng chứng xác thực về việc bên vay đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng đã ký.

Thực tế cho thấy, tùy theo từng loại tài sản bảo đảm khác nhau mà NHTM có cách thức xử lý tài sản bảo đảm khác nhau. Chẳng hạn nhƣ: bán tài sản để thu hồi nợ; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho khoản nợ; bán nợ thông qua việc bán khoản nợ cho bên thứ ba để thu nợ… Đây là một quá trình phức tạp với nhiều chủ thể khác nhau tham gia, bao gồm: Ngân hàng, khách hàng, các bên liên quan và kể cả các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, trong đó ngân hàng đóng vai trò là trung tâm. Mục đích cơ bản và quan trọng nhất của việc xử lý nợ chính là thu hồi vốn về cho ngân hàng, trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của khách hàng, bình đẳng, trọng quyền và lợi ích của các bên tham gia. Tuy vậy, việc thu hồi vốn cho ngân hàng thông qua việc xử lý nợ không phải là điều đơn giản, nhất là khi khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Chính vì thế, hoạt động cho vay của NHTM thƣờng có độ rủi ro cao và ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế. Đây cũng là lý do mà Pháp luật có các quy định rất chặt chẽ về nguyên tắc, quy trình xử lý tài sản bảo đảm, thông qua đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho bên chủ nợ (bên nhận bảo đảm) và con nợ (bên bảo đảm).

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 27 - 28)