Đối với các cơ quan ban ngành khác (cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, Trung tâm bán đấu giá)

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 107 - 108)

- Các trƣờng hợp ủy quyền bán đấu giá: Tài sản bảo đảm do Vietinbank

2.2.2.3. Đối với các cơ quan ban ngành khác (cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, Trung tâm bán đấu giá)

dịch bảo đảm, Trung tâm bán đấu giá)

Để quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký giao dịch bảo đảm, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong cả nƣớc về giao dịch bảo đảm giúp truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp thông tin kịp thời về tài sản bảo đảm. Tránh trƣờng hợp khách hàng lợi dụng các sơ sở của pháp luật để có các hành vi gian lận. Cần có cơ chế giải quyết minh bạch về thông tin trên giấy tờ sở hữu tài sản, tránh tình trạng mập mờ về xác định sở hữu riêng, chung đối với tài sản trên giấy tờ sở hữu.

Khi xử lý tài sản bảo đảm qua Trung tâm bán đấu giá: Cần đơn giản hóa việc ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm bán đấu giá; Cho phép ngân hàng đƣợc quyền ký hợp đồng ủy quyền với Trung tâm bán đấu giá để phát mại tài sản mà không cần có sự đồng ý của bên đi vay. Hiện nay theo quy định của Nghị định 17/2010/NĐ-CP về Bán đấu giá thì "Hợp đồng bán đấu giá tài sản đƣợc ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và ngƣời có tài sản bán đấu giá hoặc ngƣời đại diện của ngƣời đó" [5, Điều 24]. Đồng thời phải đơn giản hóa thủ tục phát mại khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án: Ngân hàng đƣợc quyền trực tiếp ký hợp đồng ủy quyền bán tài sản tại Trung tâm đấu giá với giá khởi điểm do ngân hàng ấn định, không phải thông qua Cơ quan thi hành án nhƣ hiện nay.

Trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, một mình ngân hàng không thể tiến hành thủ tục hay khâu phát mại tài sản đƣợc, mà phải nhờ đến sự hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Hiện nay, việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều vƣớng mắc mà một trong những nguyên nhân đấy là chính là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Do vậy để đảm bảo việc thu hồi nợ có hiệu quá, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhƣ Công an, chính quyền địa phƣơng nơi có tài sản cần có sự hỗ trợ Ngân hàng trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. ThS. Luật (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)