1. Những mâu thuẩn cơ bản của thời đại hiện nay
Để giảng dạy nội dung này GV có thể vận dụng quy luật mâu thuẫn của PBCDV để phân tích các mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay.
Từ những tính chất và đặc điểm trên của thời đại được biểu hiện qua những mâu thuẫn sau: có 4 mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Đây là mâu thuẫn nổi bật và xuyên suốt trong thời kỳ quá độ và mang tính toàn cầu. Nó sẽ kết thúc khi tất cả nhân loại đi đến cộng sản chủ nghĩa.
+ Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động
Biểu hiện rộng rãi trên bề mặt xã hội: giai cấp tư sản >< giai cấp công nhân
Nguyên nhân: bất bình đẳng về lợi ích kinh tế, do bản chất bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc
Biểu hiện: các nước chậm phát triển bị lệ thuộc > < các nước tư bản đế quốc.
Sự cách biệt giữa những nước giàu có và những nước nghèo ⇒ trở thành mâu thuẩn nổi bật trong thời đại hiện nay.
+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau Hình thành tam giác kinh tế:
Mỹ
Nhật Tây Âu - Chúng thống nhất: liên minh trong việc chống CNXH
- Nguyên nhân mâu thuẫn: - Giành giật nhau về thị trường kinh tế - Tranh giành thuộc địa để khai thác
- Giành giật ưu thế về quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị ⇒ để can thiệp vào các nước nhỏ bé nhằm giành quyền lợi.
- Mưu toan khống chế các nước tư bản mới thành lập để làm chủ thế giới.
* Những mâu thuẫn cơ bản đó vẫn tiếp tục phát triển, nó nói lên tính chất và đặc điểm của thời đại, biểu hiện nội dung trực tiếp của thời đại, phản ảnh tính chất phức tạp, quanh co của sự vận động lịch sử trên con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội.
2. Những đặc điểm và xu thế chủ yếu của thời đại hiện nay
a. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn hiện nay
Để giảng dạy nội dung này, GV có thể vận dụng cặp phạm trù cái chung - cái riêng, bản chất - hiện tượng. Trong đó “cái chung” của thời đại hiện nay là các đặc điểm của thời đại - quá độ lên chủ nghĩa xã hội; “cái riêng” là các quốc gia lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội; “bản chất” của thời
đại là phấn đấu một xã hội không có áp bức, bóc lột; “hiện tượng” là những biểu hiện phong phú, đa dạng ở những thời điểm khác nhau, ở mỗi quốc gia dân tộc khác nhau. Cụ thể có thể triển khai như sau:
+ Cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp đang diễn ra gay gắt. Giữa các dân tộc vì hoà bình, tiến bộ xã hội >< Chủ nghĩa đế quốc đang muốn duy trì trật tự thế giới hiện tại.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem lại nhiều thay đổi. - Lực lượng sản xuất phát triển
- Các nước đi sau có cơ hội vận dụng và phát triển - Quốc tế hoá nền kinh tế - xã hội
Nhưng cũng là một thử thách to lớn đối với các nước chậm phát triển. + Sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi
+ Những vấn đề có tính toàn cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác giải quyết của tất cả các nước:
- Môi trường - Dân số - Bệnh tật - Đói nghèo
b. Xu thế của thời đại hiện nay
- Phát triển kinh tế trên cơ sở hoà bình, ổn định và hợp tác trở thành đòi hỏi cấp thiết của các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
- Các quốc gia có xu hướng liên kết thành khu vực để tạo điều kiện phát triển vững mạnh.
- Các dân tộc đều mong muốn có một cuộc sống hoà bình, ổn định nên có ý thức trong việc đấu tranh chống lại sự can thiệp của nước ngoài, giành độc lập tự chủ.
- Sự kiện trì đấu tranh của các nước xã hội chủ nghĩa và các Đảng cộng sản nhằm hình thành một nền hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đang được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới.
Các đặc điểm và xu thế trên đã làm nảy sinh tính đa phương, đa dạng trong quan hệ quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước.
3. Củng cố, luyện tập
- Cho HS nhắc lại một số nội dung cơ bản đã học. Liên hệ thực tiễn hiện nay của nước ta.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Vận dụng tri thức của PBCDV vào việc phân tích cơ sở phân chia thời đại?
2. Thời đại là gì? Phân tích nội dung cơ bản của thời đại ngày nay. 3. Quan niệm về thời đại ngày nay gắn với những nội dung của nó. 4. Trình bày những vấn đề nổi bậc của thời đại trong điều kiện hiện nay và xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế? Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này?
4. Hoạt động tiếp nối: Đọc trước bài 10: Chủ nghĩa tư bản
THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 2Bài 17 Bài 17
Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta A. Mục đích, yêu cầu
- Làm rõ tầm quan trọng và ý nghĩa đường lối, chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng.
- Những nội dung cơ bản đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng. - Liên hệ thực tiễn phát triển quan hệ đối ngoại hiện nay, từ đó xác định nhận thức và hành động của mình.
B. Nội dung bài giảng