Sử dụng phối kết hợp một cách khoa học và nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy

Một phần của tài liệu Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biênh chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sin (Trang 96 - 100)

IV. Nhiệm vụ trước mắt của công tác đối ngoại (Học sinh đọc và nêu)

E. Củng cố và dặn dò

2.2.2. Sử dụng phối kết hợp một cách khoa học và nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy

giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại nhằm tạo hứng thú trong quá trình nhận thức của học sinh

Phương pháp giảng dạy môn Chính trị rất phong phú và đa dạng. Các phương pháp truyền thống bao gồm: Phương pháp thuyết trình (giảng giải, diễn giảng, vấn đáp), phương pháp trực quan, đàm thoại... lâu nay được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông đến các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Bên cạnh các phương pháp truyền thống còn có các phương pháp dạy học hiện đại, bao gồm: hoạt động nhóm, điều tra thực tiễn, giải

quyết vấn đề, dự án, đóng vai, hướng dẫn nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, phương pháp động não, phương pháp tự học... Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt mạnh và hạn chế riêng phù hợp với từng loại bài riêng, từng đơn vị kiến thức của bài học. Vì vậy không nên quá lạm dụng, đề cao hoặc coi nhẹ, phủ định hoàn toàn một phương pháp dạy học nào. Điều quan trọng là phải lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học một cách khoa học và hợp lý để tạo hứng thú học tập cho HS.

Thực tế giảng dạy môn Chính trị ở các trường TCCN hiện nay cho thấy, phương pháp giảng bài của GV chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống, đặc biệt là phương pháp thuyết trình. Phương pháp thuyết trình, chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời giảng của GV và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của HS. Giáo viên nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp thông báo thông tin tri thưc đến HS. Học sinh tiếp nhận những thông tin đó một cách thụ động. Phương pháp này chỉ cho phép HS đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội, không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của họ. Hoạt động nhận thức của HS chỉ dừng lại ở mức thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện. Đây là nhược điểm lớn nhất của phương pháp thuyết trình nói riêng, phương pháp dạy học truyền thống nói chung. Tuy nhiên, phương pháp này có những ưu điểm như: “truyền đạt có hiệu quả những nội dung lý luận tương đối khó, trừu tượng, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh không dễ dàng tìm hiểu được” [3; 87]. Cho phép GV trình bày một mô hình mẫu của tư duy logic về cách đề cập và lý giải một vấn đề khoa học, về cách dùng ngôn ngữ để diễn đạt những nội dung tri thức phức tạp, trừu tượng một cách rõ ràng, chính xác và súc tích, từ đó giúp HS phát triển trí tuệ, hình thành phương pháp tư duy khoa học. Ngoài ra, phương pháp thuyết trình trong giảng dạy bộ môn Chính trị còn “cho phép GV tiếp xúc trực tiếp với HS, truyền cho các em những tư tưởng, tình cảm lành mạnh, cao đẹp, thông qua đó niềm tin và hoài

bão được nâng lên” [3; 89], thực hiện được nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng của môn học, giúp HS vận dụng khá tốt những nội dung cơ bản của PBCDV trong việc nâng cao phương pháp nhận thức khoa học.

Do những nhược điểm của phương pháp truyền thống mà thời gian gần đây nhiều GV đã chủ động tìm tòi và vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, như: hoạt động nhóm, điều tra thực tiễn, dự án, đóng vai, hướng dẫn nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, phương pháp động não, phương pháp tự học, đặc biệt là phương pháp hoạt động nhóm và phương pháp nêu vấn đề. Thực chất của các phương pháp này là GV giao các câu hỏi có vấn đề hoặc dùng lời nói hướng HS vào tình huống có vấn đề tạo ra những điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra lại vấn đề đã giải quyết để đi tới kết luận. Phương pháp này có ưu điểm phát huy tính năng động, tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức. Mâu thuẫn giữa cái biết và cái chưa biết là nguồn gốc của sự phát triển nhận thức, kích thích HS tìm tòi, phát hiện cái mới trong quá trình học tập. Do đó, trong quá trình giảng dạy cần tạo ra những mâu thuẫn nhận thức. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra phải sát với nội dung bài giảng và mang tính vừa sức để HS có thể giải quyết được. Quá trình nêu và giải quyết vấn đề phải đi từ đơn giản đến phức tạp dưới sự hướng dẫn của GV và sự cố gắng nỗ lực của HS.

Lý luận cũng như thực tiễn dạy học Chính trị chỉ ra rằng, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có phương pháp nào là toàn năng, do đó trong giảng dạy Chính trị cần coi trọng các phương pháp hiện đại, nhưng không được xem nhẹ hay phủ nhận hoàn toàn phương pháp truyền thống; tùy vào từng nội dung, từng đối tượng và từng điều kiện cụ thể để xác định nên lựa chọn phương pháp nào, chú trọng phương pháp nào; vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy học.

Theo chúng tôi, trong giảng dạy Chính trị (bằng hình thức dạy học trên lớp), GV có thể vận dụng phương pháp kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với nêu vấn đề và đối thoại. Cách dạy này tạo thành một quy trình khép kín giữa người dạy và người học giúp HS vừa có thể nắm bắt một cách cơ bản nội dung các vấn đề cần truyền đạt ở trên lớp, vừa trao đổi ngay những vấn đề mà GV đặt ra và giải đáp những câu hỏi của HS, vừa đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề, rồi cùng họ giải quyết tình huống. Sự đối thoại, tranh luận giữa HS với nhau giúp họ hiểu sâu sắc hơn về bài giảng và từng bước vận dụng lý luận chính trị vào chuyên ngành và thực tiễn xã hội. Đối với những vấn đề khó, cần có thời gian, cần đọc thêm tài liệu và tìm hiểu thực tế, thì giảng viên gợi mở định hướng cho học sinh tự giải quyết lấy vấn đề. Phương pháp này tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới người học, bắt buộc người học phải động não, phải nỗ lực cao; giúp người học rèn luyện tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong nhận thức. Phương pháp này cũng giúp người học rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vận dụng tri thức PBCDV để giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn.

Kết hợp sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp đòi hỏi GV không chỉ tập trung vào những nội dung cơ bản, gắn với các hoạt động thực tiễn, định hướng cho HS tự nghiên cứu giáo trình, các tài liệu tham khảo và tự cập nhật, bổ sung các thông tin liên quan, mà còn sử dụng các sơ đồ mô hình hoá kiến thức, các đề án đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn Chính trị. Tăng cường các hình thức đối thoại, thảo luận, phát huy tính độc lập suy nghĩ của HS để họ nhận thức đúng, chính xác các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, liên hệ giữa các môn học trên cơ sở định hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Tăng cường tổ chức hội thảo môn học, thảo luận những nội dung trong các Nghị quyết Đại hội của Đảng để vận dụng vào giảng dạy, học tập môn Chính trị. Tham quan các di tích lịch sử

cách mạng, tổ chức nghiên cứu và báo cáo khoa học nhân các ngày kỷ niệm lịch sử của đất nước. Chủ động đưa các yêu cầu tìm hiểu lý luận, quan điểm đường lối của Đảng vào các hoạt động thực tế, thực tập chuyên môn nghiệp vụ, đẩy mạnh các hoạt động của Đoàn, của Hội sinh viên, các phong trào rèn luyện phấn đấu tu dưỡng vào Đảng, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, trong nhà trường và địa phương.

Việc thường xuyên sử dụng các phương pháp tích cực và biết kết hợp với các phương pháp truyền thống sẽ đạt hiệu quả cao trong việc vận dụng các nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật vào giảng day bộ môn Chính trị góp phần nâng cao phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh sinh viên. Theo phương pháp dạy học này, cần tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo, học sinh phải chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự tìm hiểu, khám phá tri thức; Tích cực chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự vận dụng những nội dung của PBCDV để giải quyết nhiệm vụ học tập, thực tiễn cuộc sống.

Như vậy, phương pháp kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại trong giảng dạy môn Chính trị sẽ phát huy được những ưu điểm và hạn khắc phục những nhược điểm của từng phương pháp; khơi dậy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học; giúp người học vừa nắm vững nội dung các nguyên lý, quy luật, vừa rèn luyện năng lực lý luận và phương pháp luận của bộ môn chính trị vào nghiên cứu chuyên ngành cũng như phân tích các vấn đề thực tiễn. Hơn nữa, sự kết hợp các phương pháp nêu trên sẽ phát huy vai trò giảng dạy Chính trị trong việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biênh chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sin (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w