IV. Nhiệm vụ trước mắt của công tác đối ngoại (Học sinh đọc và nêu)
E. Củng cố và dặn dò
2.2.3. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong khi vận dụng những nội dung cơ bản của Phép biện chứng duy vật vào
khi vận dụng những nội dung cơ bản của Phép biện chứng duy vật vào bài giảng
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy tất yếu phải quán triệt yêu cầu phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học là tạo mọi điều kiện để cho người đọc - “cái đối tượng”, “cái trung tâm” - phát triển trí tuệ, trí thông minh của mình. Muốn vậy, cần chuyển giảng dạy theo hướng lấy GV là trung tâm sang lấy người học làm trung tâm, còn GV đóng vai trò là người tổ chức quá trình dạy học. Đặt người học ở trung tâm của hệ thống giáo dục là làm cho người học tự hiểu mình hơn, tự khẳng định mình, hiểu môi trường giáo dục và môi trường lao động và có khả năng tự lựa chọn. Dạy học Chính trị lấy người học làm trung tâm nhằm mục đích tích cực hóa quá trình dạy học, phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực tự lực, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực biết đặt và giải quyết vấn đề.
Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học trong dạy học môn Chính trị có tác dụng khơi dậy, phát huy tiềm năng trí tuệ của HS. Tiềm năng của HS nói chung là vô cùng, vô tận và hết sức đa dạng, phong phú vì thế cần biết cách khai thác bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển nó. Để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, giảng viên phải chịu khó tìm tòi suy nghĩ, biết đặt ra những câu hỏi hấp dẫn, tạo ra những tình huống có vấn đề và một không khí học tập sôi nổi, cuốn hút, thoải mái. Giáo viên cần tạo dựng cho HS sự say mê, lòng ham học hỏi và phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Cần dạy cho HS không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học tập, trong đó cốt lõi là phương pháp tự học. Mục đích dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà điều quan trọng hơn là rèn luyện cho người học cách học, cách tổ chức và thực hiện hoạt động học tập một cách hiệu quả.
Cần nhận thức thêm rằng, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng là một việc quan trọng trong giáo dục ở các cấp học, bậc học, ngành học, đặc biệt là các cấp học từ trung cấp cho đến cao đẳng, đại học. Khi nói đến chất
lượng giáo dục cũng như sự vận dụng các nội dung cơ bản của PBCDV vào giải quyết các vấn đề khoa học không thể không nói đến học sinh - đối tượng và đồng thời là chủ thể nhận thức. Việc tự nghiên cứu và phân tích những tài liệu lý luận và thực tiễn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển một cách tự giác phương pháp tư duy khoa học của người học, thông qua lao đông học tập, góp phần hình thành niềm tin, tư tưởng qua quá trình tư duy độc lập.
Việc tự học có hệ thống của HS trong quá trình học tập môn học Chính trị, dần dần hình thành ở họ những kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh các hiện tượng, các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Góp phần phát triển những phẩm chất của cá nhân như tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, ý chí sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là biểu hiện cụ thể của năng lực tự giác của học sinh.
Từ việc có được ý thức tự học, trong quá trình tiến hành học, sinh viên dần dần nhận ra lợi ích của tự học, chất lượng học tập được nâng dần lên. Yếu tố tâm lý này sẽ là cơ sở làm nảy sinh nhu cầu và thói quen. Có nhu cầu tự học, thói quen tự học thì việc sinh viên tiến hành các kỹ năng tự học lại dễ dàng hơn, hiệu quả học lại tiếp tục phát triển.
Và khi có kỹ năng tự học, người học sẽ thực hiện có hiệu quả việc tự học. Khi đó, quá trình học tập - nghiên cứu ở trường sẽ mang đến cho người học niềm vui nhận thức, niềm vui của sự tiếp nhận cái mới làm giàu thêm vốn tri thức của bản thân. Vì thế, nếu tự động học tập được xem là tiền đề và là kết quả của thái độ tích cực học tập thì kỹ năng tự học chính là điều kiện quan trọng giúp người học biến mục đích tự học thành hiện thực.
Tính chủ động của HS trong việc tự giáo dục và rèn luyện không phải là cái gì có sẵn, nó chỉ có thể hình thành phát triển thông qua quá trình giáo dục, sự đấu trnh, rèn luyện trong quá trình học tập của các em, đặc biệt là sau khi được trang bị các nguyên lý cơ bản của PBCDV thông qua môn học
Chính trị, giúp các em vận dụng được kiến thức của môn học vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Vì vậy, cần tăng cường giáo dục ý thức tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Bởi, tự học có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình học tập, tích luỹ kiến thức của học sinh. Nhưng thực tế cũng cho thấy rằng không phải HS nào cũng thấy được giá trị, ý nghĩa của việc tự học. Đa phần HS trong lớp thụ động tiếp thu những ý kiến cơ bản từ GV, chủ yếu là lắng nghe và ghi chép những gì mà GV cung cấp, không có thói quen tự học, tự nghiên cứu sách vở, giáo trình, tài liệu tham khảo để nắm kỹ hiểu sâu và mở rộng kiến thức. Thậm chí còn có những HS lười biếng, ỷ lại, học tập đối phó. Vì vậy, việc tăng cường giáo dục ý thức tự học, tự nghiên cứu của HS là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy môn Chính trị nói chung, quá trình vận dụng những nội dung của PBCDV nói riêng. Muốn triển khai việc làm này, trước hết cần giáo dục cho HS thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tự học, vai trò trung tâm của HS, từng bước tạo những điều kiện thuận lợi và hướng dẫn các em các kỹ năng tự học, hướng dẫn họ làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, đánh giá kết quả và biểu dương kịp thời những thành tích của các em do việc tự học mang lại.