- Phương pháp nhận thức khoa học
1.4. Thực trạng vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh
việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh
Môn Chính trị nói chung, tri thức của PBCDV ở trường trung cấp chuyên nghiệp nói riêng, có chức năng giáo dục thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh, giáo dục các em trở thành những công dân xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, môn học có vị trí hàng đầu trong việc định hướng và phát triển nhân cách của học sinh, làm điều kiện, tiền đề cho việc tiếp nhận tri thức của các chuyên ngành, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu của giáo dục chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc dạy và học môn Chính trị nói chung, vận dụng nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho HS nói riêng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm.
Dạy học môn Chính trị nói chung, vận dụng tri thức của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho HS nói riêng đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi cao trong quá trình “dạy chữ và dạy người”. Nội dung tri thức PBCDV đòi hỏi tính khoa học, tính đảng, tính thực tiễn, giáo dục niềm tin chân lý và sự vận dụng những kiến thức để giải thích các vấn đề của xã hội, các nội dung của các bộ môn khoa học khác, vậy nên nếu học sinh không nắm được kiến thức khoa học của PBCDV, không có được thế giới quan, phương pháp luận khoa học thì sẽ gặp khó khăn trong nhận thức, trong niềm tin, lý tưởng, mục tiêu học tập cũng như hoài bão của tuổi trẻ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, việc giảng dạy “... không đơn giản chỉ truyền đạt tốt nội dung những nguyên lý, quy luật là đủ, mà phải nắm được tinh thần, lập trường, quan điểm, phương pháp của nó, từ đó gắn với thực tiễn, giải đáp được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn” [2; 86]. Đồng thời phải vận dụng những nguyên lý, quy luật, phạm trù của PBCDV vào việc truyền thụ
các kiến thức khác thuộc môn học Chính trị để từ đó hình thành và phát triển tư duy khoa học cho HS.
Trong công tác giảng dạy và học tập môn Chính trị, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định như chấm dứt được tình trạng thầy đọc, trò ghi, học sinh đã có khả năng ghi chép tóm tắt bài giảng của thầy. Một số giảng viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh. Hình thức kiểm tra, đánh giá đã có những thay đổi rõ rệt, đánh giá chính xác hơn kiến thức của học sinh, hạn chế được phần lớn hiện tượng quay cóp trong thi cử. Đồng thời, tài liệu phục vụ cho việc học tập môn Chính trị đã được quan tâm, chú ý. Chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng đã được nâng lên một bước. Điều kiện vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy cũng đã được cải thiện đáng kể. Các hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh về môn Chính trị có nét khởi sắc và mang diện mạo mới về nội dung và hình thức tổ chức. Thời gian qua đội ngũ giáo viên dạy môn Chính trị ở trường trung cấp chuyên nghiệp đã không ngừng nâng cao nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của xã hội, của ngành, của nhà trường và của học sinh. Tuy nhiên hiệu quả thu được chưa cao, thể hiện qua một số khía cạnh cơ bản sau đây.
- Quan niệm của giáo viên về vị trí, vai trò, ý nghĩa của môn hoc vẫn còn lạc hậu và chưa đầy đủ. Một số giáo viên cho rằng môn Chính trị là môn học bắt buộc nhằm hoàn thành mục tiêu chương trình giáo dục của bậc trung cấp chuyên nghiệp, họ chưa hiểu hết ý nghĩa, vai trò to lớn của khoa học này là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận để từ đó HS có phương pháp nhận thức khoa hoc, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu tri thức của các khoa học khác và vận dụng vào thực tiễn. Theo điều tra 28 giáo viên dạy môn Chính trị ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Nghệ An, được biết:
ý kiến %
Theo anh (chị), môn Chính trị là một môn học như thế nào?
- Là môn học rất cần thiết, quan trọng, bổ ích 25/28 89 % - Là môn phụ, dạy để đảm bảo chương trình 3/28 11 %
- Là môn học không thiết thực 0/28 0 %
- Vấn đề đầu tư cho việc giảng dạy của giáo viên; Theo điều tra 28 giáo viên dạy môn Chính trị ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Nghệ An, được biết:
Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời Tổng hợp ý kiến
Tỉ lệ %
Anh (chị), đã đầu tư cho môn Chính trị là như thế nào?
- Dành nhiều thời gian, công sức chuẩn bị bài, tài liệu giáo trình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
15/28 53 %
- Dành vừa đủ thời gian, công sức chuẩn bị bài, tài liệu giáo trình, thỉnh thoảng trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
10/28 36 %
- Dành ít thời gian cho môn học, thời gian còn lại là để giải quyết các công việc khác, không cần thiết phải trau dồi chuyên môn.
3/28 11 %
Như vậy, từ chỗ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của môn học, bên cạnh các giáo viên tâm huyết với nghề vẫn còn không ít giáo viên
chưa thực sự quan tâm, đầu tư cho môn học. Vẫn còn tỷ lệ (36%) khá cao giáo viên khi được hỏi về mức độ đầu tư cho môn học đã khẳng định chỉ dành thời gian và công sức vừa đủ cho môn học. Đặc biệt, vẫn có một số giáo viên thờ ơ với chuyên môn của mình, coi đó chỉ là công việc phụ, họ dành nhiều thời gian cho các công việc khác trong đó có cả việc làm ngoài giờ để tăng thêm thu nhập.
- Việc vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV. Theo kết quả điều tra việc vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV trong khi giảng dạy các tri thức thuộc các lĩnh vực khác ngoài PBCDV của 28 GV ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An cho thấy.
Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời Tổng hợp ý kiến
Tỉ lệ %
Khi giảng dạy các bài không thuộc tri thức của PBCDV, các anh (chị)đã vận dụng nội dung của PBCDV như thế nào?
- Vận dụng thường xuyên. 0/28 0 %
- Vận dụng khi có nội dung liên quan 05/28 18 %
- Thỉnh thoảng vận dụng 14/28 50 %
- Chỉ truyền thụ tri thức có sẵn trong bài học 09/28 32%
Theo số liệu ở bảng điều tra cho thấy trong tổng số 28 giáo viên được hỏi không có giáo viên nào thường xuyên vận dụng những nội dung của PBCDV vào dạy các bài thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Ðảng, có 50% giáo viên thỉnh thoảng vận dụng. Ðặc biệt, vẫn còn tỷ lệ khá cao 32,% giáo
viên chỉ truyền thụ tri thức có sẵn trong bài học, không hề vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV vào bài dạy của mình.
- Việc vận dụng các phương pháp trong dạy học Chính trị. Theo kết quả điều tra việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Chính trị của 28 GV ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An.
TT Phương pháp dạy học Không sử dụng (tỉ lệ) Ít sử dụng Sử dụng thường xuyên 1 Phương pháp thuyết trình 0/28: 0% 11/28: 39% 17/28: 61% 2 Phương pháp vấn đáp 0/28: 0% 16/28: 56% 12/28: 44% 3 Phương pháp giải quyết vấn đề 0/28: 0% 19/28: 68% 09/28: 32% 4 Phương pháp thảo luận nhóm 01/28: 3% 14/28: 50% 13/28: 47% 5 Phương pháp tình huống 01/28: 3% 15/28: 53% 12/28: 44% 6 Phương pháp đóng vai 02/28: 7% 19/28: 68% 07/28: 25% 7 Dạy học bằng dụng cụ trực quan 02/28: 7% 17/28: 61% 09/28: 32% 8 Tổ chức trò chơi 12/28: 44% 14/28: 50% 02/28: 7%
Qua bảng số liệu cho thấy 61% số GV được điều tra vẫn thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình - một phương pháp dạy học hầu như không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Phương pháp dạy học đơn giản, dễ sử dụng như vấn đáp thì số GV sử dụng thường xuyên chỉ có: 44%. Các phương pháp dạy học tích cực, được HS hưởng ứng thích thú chưa được GV sử dụng nhiều. Có 50% GV ít sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, 61% GV ít sử dụng dụng cụ trực quan trong dạy học và có 7% GV thường xuyên sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi. Như vây, đa phần giáo viên chỉ sử dụng một và phương pháp quen thuộc, ít tìm tòi sử dụng
phối kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau trong một bài giảng, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực. Bởi vậy, các giờ dạy học chưa tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của HS, phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình, ít có đồ dùng dạy học, một số GV sử dụng giáo án điện tử và các phương tiện, thiết bị hiện đại vào dạy ở một vài tiết học, tuy nhiên đa số lại chuyển từ “đọc chép” sang “chiếu chép”.
- Về đảm bảo nguyên tắc tính khoa học và liên hệ thực tiễn. Đa phần giáo viên được hỏi đều khẳng định với lượng kiến thức trừu tượng, khổng lồ do đó không có nhiều thời gian để liên hệ thực tiễn, thay vào đó giáo viên “đơn giản hóa”, “đời thường hóa” kiến thức để học sinh dễ hiểu bài.
TT Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời Tổng hợp ý kiến Tỉ lệ %
1
Khi giảng dạy nội dung PBCDV, Anh (chi) đã liên hệ thực tiễn như thế nào?
- Liên hệ thực tiễn thường xuyên 08/28 29 %
- Chỉ liên hệ khi cần thiết 11/28 39 %
- ít liên hệ 09/28 32%
2
Để đảm bảo tính khoa học và tính đảng khi giảng dạy nội dung PBCDV, Anh (chi) làm như thế nào?
- Ưu tiên cho tính khoa học, không cần quan
tâm đến tính đảng. 06/28 21 %
- Ưu tiên tính đảng, do đó có lúc cần “uốn nắn”
tri thức để phục vụ mục đích chính trị. 07/28 25 % - Phải đảm bảo cả tính khoa học và tính đảng 15/28 54 %
Khi giảng dạy nội dung PBCDV, Anh (chi) thực hành như thế nào?
- Thường xuyên liên hệ và thực hành 09/28 32% - Thỉnh thoảng liên hệ và thực hành 11/28 39%
- Ít liên hệ và thực hành 08/28 29%
4 Khi giảng dạy nội dung PBCDV, Anh (chi) vận dụng tri thức liên môn như thế nào?
- Không vận dụng 02/28 7 %
- Thỉnh thoảng vận dụng, liên hệ 15/28 53 % - Thường xuyên vận dụng và liên hệ 11/28 39 % Từ thực trạng trên cho thấy việc giảng môn Chính trị nói chung, vận dụng nội dung PBCDV nói riêng của giáo viên ở trường TCCN đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm. Đa phần giáo viên đang sử dụng chủ yếu phương pháp dạy học truyền thống, ít liên hệ thực tiễn, chưa thường xuyên thực hành, ít vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV, ít vận dụng tri thức liên môn... Do đó, chưa phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong nhận thức tri thức bộ môn cũng như khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS. Chúng ta biết rằng, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống chỉnh thể liên hoàn những tri thức trên các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học. Các lĩnh vực này có mỗi quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau, trong đó tri thức của PBCDV là nền tảng để triển khai các nguyên lý khác. Trong thực tế giảng dạy những nội dung kinh tế chính trị; chủ nghĩa xã hội khoa học; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nói riêng, giáo viên ít yếu quan tâm đến việc vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV để phân tích làm rõ cơ sở thế giới và phương pháp luận của các tri thức này.
Từ thực trạng dạy học trên đây dẫn đến việc học của HS cũng hạn chế nhất định. Kết quả điều tra từ 600 sinh viên của các trường TCCN trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An cho thấy: khi chưa được trang bị tư duy biện chứng, có 50,62% số HS cho rằng, tư duy của họ lệ thuộc hoàn toàn vào các khoa học cụ thể; 35,53% HS thừa nhận còn nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách thụ động, máy móc và theo cảm tính; 59,74% HS thừa nhận tư duy của họ mới chỉ dừng lại ở trình độ mô tả, liệt kê, thiếu tính hệ thống và khái quát. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức và họạt động thực tiễn của học sinh.
Phần lớn học sinh không đọc tài liệu tham khảo, học chỉ cần “nói lại” những điều thầy đã nói, giáo trình viết, học thuộc lòng, thi hết học phần, niên luận… Mục đích học tập của HS mang nặng tính thi cử, trả nợ môn học. Điều này dẫn đến hậu quả là chất lượng học tập của HS thấp, khả năng nắm bắt kiến thức bài học không sâu, từ đó dẫn đến những nhận thức không đúng, mơ hồ về tri thức của PBCDV. Đặc biệt, tình trạng thờ ơ, chán học môn này rất phổ biến. Đa số HS chưa có ý thức cao với môn học, cho rằng đây là môn học phụ, dẫn đến thái độ ỷ lại, thụ động, thiếu tích cực. Học sinh hầu như không có phương pháp và hình thức học tập sáng tạo.
Kết luận chương 1:
Phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về phương pháp, nó có vai trò rất to lớn trong việc hình thành và phát huy phương pháp nhận thức khoa học cho HS. Mỗi quan điểm lý luận đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp và lý luận về phương pháp. Song quá trình giảng dạy môn Chính trị giáo viên chưa chú trọng làm nổi bật và phát huy vai trò đó. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc giảng dạy và học tập môn khoa học này vẫn còn những bất cập, hạn chế.
Trước tiên, cần nhận thấy rằng, đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp còn thiếu so với yêu cầu, dẫn đến tình trạng quá tải giờ dạy của giáo viên, thiếu thời gian đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiến triển chậm, hiệu quả chưa cao. Hiện nay, trong khi giảng dạy môn Chính trị, hầu hết giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống, diễn giảng, thuyết trình, độc thoại là chủ yếu. Cách thức giảng dạy còn thiên về lý luận, chưa tìm ra những phương thức hiệu quả giúp học sinh chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức và sử dụng những kiến thức lĩnh hội được để luận giải các vấn đề của cuộc sống.
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên chưa đặt ra yêu cầu cao đối với học sinh, chưa chú trọng mặt phương pháp luận. Việc tổ chức, hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức. Thầy chưa đánh thức được sự đam mê, khả năng tư duy của người học. Lý thuyết khô khan, giáo điều, ít gắn với thực tiễn, chưa soi rọi vào những vấn đề phức tạp của cuộc sống, ít vận dụng tri thức của PBCDV vào bài giảng. Điều đó làm